Hướng dẫn cách xử lý, thi công móng nhà ngập nước KN113027

Quy trình thi công móng nhà được chủ đâu tư và đơn vị thi công thống nhất về: Bản vẽ thi công, công tác chuẩn bị, cho đến các bước thi công trực tiếp...Tuy nhiên, trong thực tế quá trình thi công thường xảy ra khá nhiều vấn đề bất cập hoặc phát sinh bất ngờ đòi hỏi biện pháp xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất. Một số rắc rối mà bạn có thể gặp phải trong quá trình thi công móng bao gồm: Đổ bê tông móng xong gặp trời mưa, gặp phải mạch nước ngầm khi đào hố móng,...

  •  
Những lưu ý khi xây nhà thờ họ
  •  
Dịch vụ thi công nhà ở trọn gói uy tín nhất hiện nay
  •  
Kinh nghiệm xây nhà ở đầy đủ cần thiết cho mọi người

Vấn đề mà thường xuyên các kỹ sư kết cấu của Kiến trúc Angcovat gặp và tư vấn cho khách hàng đó là việc gặp phải mạch nước ngầm khi thi công. Việc này xảy ra là do một vài nguyên nhân như nếu đáy móng thấp hơn mực nước ngầm thì hố móng sẽ bị ngập nước. Hoặc hố móng ngập nước do trong quá trình thi công gặp phải trời mưa quá lớn mà hệ thống tiêu- thoát nước không đáp ứng kịp, điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công. Khi gặp trường hợp này, người kỹ sư cần có những giải pháp thi công hợp lý nhất để có thể hoàn thành công tác móng mà vẫn phải đảm bảo chất lượng móng cũng như chất lượng của toàn bộ công trình sau này. Người chủ nhà cũng cần phải nắm được các cách giải quyết để theo dõi, giám sát và áp dụng nếu như xảy ra vào công trình nhà của mình. 

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ thu thập một số hình ảnh thi công thực tế và hướng dẫn bạn các xử lý, thi công móng nhà ngập nước một cách chi tiết và chính xác nhất!

Móng nhà ngập nước

Hình ảnh hố móng ngập nước


Cách xử lý 1: Phản hồi lại bản vẽ thiết kế móng

Trên thực tế, hầu hết hiện nay, khi thi công nhà ở, chủ đầu tư đều thuê đơn vị tư vấn thiết kế nhà ở, những lợi ích của việc chuẩn bị hồ sơ thiết kế trước khi xây dựng tất cả chúng ta đều không thể phủ nhận. Những người có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tế chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề bất cập xảy ra trong quy trình thi công. Chính vì thế, việc phản hồi lại thiết kế xem điều chỉnh có nâng cao đế móng lên được hay không?- Đó chính là cách làm đơn giản nhất để chủ đầu tư không phải suy nghĩ quá nhiều về những bất cập đang xảy đến như vậy. 

Với móng đơn + lớp móng nền không thay đổi bao nhiêu thì càng chôn sâu càng dễ lún vì đã tăng thêm tải trọng để đất đè lên móng. Nhiều trường hợp mình xử lí theo hướng giảm chiều sâu chôn móng trên mực nước ngầm là ổn.

Kỹ sư sẽ điều chỉnh bản vẽ thiết kế sao cho phù hợp với nền địa chất khi đó, việc thi công lại được tiến tiếp tục dựa theo những thông số chính xác trong thiết kế. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với cách xử lí này!

thi công móng nhà ngập nước

Hình ảnh: Hố móng cọc ngập nước


Cách xử lí thứ 2: Khi thi công móng ngập nước - nếu cách 1 các bạn đã áp dụng mà không được thì phải thực hiện cách thứ 2 như sau: 

Làm mương và hố thu thoát nước cho đế móng các mẫu biệt thự đẹp: đào rộng ra xung quanh đế móng mỗi bên tối thiểu 30cm rồi làm mương và 1 hố thu nước sâu hơn đế móng khoảng 20cm (tùy theo công suất máy bơm và lưu lượng nước ngầm chảy ra). Đưa họng hút của bơm vào hố thu bơm liên tục đến khi thi công móng xong lấp đất luôn. Cần đảm bảo cho móng không bị ngập khoảng hơn 2 giờ từ sau khi đổ bê tông móng. Cách này sẽ khiến nước không làm ướt đế móng mà chảy theo mương đi về hố thu và bị bơm hút hết nước không tràn lên bề mặt đế móng.

Tùy từng trường hợp cụ thể, xem xét mặt bằng bố trí móng, điều kiện thi công và quy mô công trình mà ta đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

Trong trường hợp nhiều móng cùng lúc thì ta có thể đào một cái hố lớn để thu nước từ các hố móng về, sau đó ta có thể gọt bớt lớp trên để hạn chế sạt lở đất vào móng.

Nếu bơm hút trực tiếp sẽ làm đất ở đáy móng và các bờ vách sạt lở, trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Để máy bơm hoạt động tốt và đất không chảy theo nước, nên đặt đầu vòi hút trong ống sành hoặc ống bê tông có đường kính từ 40 đến 60 cm. Trường hợp trong đất đào móng có lẫn nhiều cát hạt (vừa và nhỏ) nên rải dưới đáy hố tụ nước một lớp sỏi nhỏ nhằm ngăn chặn cát lọt vào làm tắc ống hút của máy bơm.

thi công móng nhà ngập nước

Hố móng đơn ngập nước sau khi thi công 


Cách 3: Xử lí móng nhà ngập nước

Đối với một số trường hợp ta có thể sử dụng bạt ngăn không cho nước ngầm thấm vào hố móng trước khi đổ bê tông, lắp đặt cốp pha rồi sau đó đổ bê tông như bình thường. Tuy nhiên cách này không phổ biến.

Kinh nghiệm thi công móng nhà ngập nước

Hố móng cọc ngập nước


Chú ý: Đặc biệt trong quá trình xử lý móng ngập nước, bạn nên lưu ý đến yếu tố an toàn, nhất là việc sử dụng các nguồn điện trong việc thi công.

Kết luận: Như vậy, với 3 cách hướng dẫn xử lý hố móng ngập nước nêu trên, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ bình tĩnh và xử lý chính xác nhất để tiếp tục tiến độ thi công ngôi nhà của gia đình mình!

Chúc bạn xử lý thành công!

Tham khảo thêm bài viết để tích lũy kinh nghiệm xây nhà của gia đình mình tại: Bản vẽ mẫu cổng và hàng rào (file cad)

Liên hệ để tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, nội thất: 0988 030 680

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ một số biện pháp xử lý khi thi công móng nhà ngập nước để chúng ta cùng trau dồi hơn kỹ năng và kinh nghiệm thực tế bằng cách bình luận ( comment) , tương tác bên dưới nhé!

Chân thành cảm ơn!

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận