Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam – những đặc trưng và sự khác nhau giữa các vùng miền TIN102268

Trong những phong cách kiến trúc truyền thống, chúng ta không thể bỏ qua những nét ấn tượng và ý nghĩa của kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam. Với vai trò tinh thần quan trọng và giá trị nhân văn sâu sắc, việc thiết kế và xây dựng nhà thờ họ được nhiều gia đình quan tâm. Với kinh nghiệm lâu năm về thiết kế các công trình truyền thống cũng như các biệt thự đẹp, chúng tôi tự tin mang đến sự hoàn hảo nhất cho các công trình kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam.

1. Nhà thờ họ là gì ? Ý nghĩa mang tính nhân văn của kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam

Nhà thờ họ (hay còn gọi là nhà từ đường) là những công trình kiến trúc dành riêng cho việc thờ cúng lễ bái Tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong người Việt tại khu đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

kiến trúc nhà thờ họ việt nam

Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam là một trong những kiểu kiến trúc truyền thống có ý nghĩa sâu sắc

Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ.

Trước hết, xây dựng kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam là một hành động hướng về cội nguồn. Chúng ta biết rằng hạt nhân của xã hội là gia đình. Một dòng họ có nhiều gia đình, nhiều dòng họ hợp thành xã hội. Một xã hội tốt đẹp bắt nguồn từ những gia đình tốt đẹp. Giáo dục trong dòng họ là một nhân tố cực kì quan trọng trong xã hội. 

Xem thêm: Kiến trúc cổ điển từ mẫu nhà phố kết hợp văn phòng 11 tầng 250m2 ở Hà Nội

đặc điểm kiến trúc nhà thờ họ việt nam

Đặc điểm kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam đơn giản nhưng nhiều nét ấn tượng

Việt Nam chúng ta có chừng hơn 2000 dòng họ, mỗi họ lại có nhiều nhánh họ, chỉ khác nhau một chữ đệm ở giữa. Sinh hoạt dòng họ trong Nhà thờ họ có tác dụng giáo dục cho con cháu về truyền thống của dòng họ trong việc xây dựng làng xóm, trong đấu tranh giữ nước, trong học tập, lao động sản xuất, khen ngợi, phê phán các cá nhân trong họ…Ngày nay con cháu của dòng họ đã phân tán khắp nơi, trong và ngoài nước. Cuộc sống đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, nếu không có phương pháp giáo dục truyền thống thì có nguy cơ mất gốc. Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam là nơi lưu giữ cội nguồn của dòng họ, có tác dụng tạo nên lòng tự hào cho con cháu, nhắc nhở họ hướng về cội ngồn và sống sao cho xứng đáng với tổ tiên.

Hàng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để nối lại các mối quan hệ lỏng lẻo tỏng dòng họ và mở rộng quan hệ họ hàng.

Là một loại hình kiến trúc truyền thống của người Việt có từ rất lâu, kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam mang những đặc điểm riêng của nó so với các loại hình kiến trúc khác.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà 3 tầng hiện đại đẹp

2. Những đặc trưng về kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam

Về hình thức kiến trúc, Nhà thờ họ khá gần gũi với kiến trúc nhà ở dân gian. Về công năng, Nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng để thờ cúng Tổ tiên. Đây là hai yếu tố chính tạo nên đặc trưng phong cách kiến trúc Nhà thờ họ.

Bên cạnh đó, Nhà thờ họ thuộc sở hữu tư nhân, thường do một dòng họ đứng lên xây dựng, vì vậy mà Nhà thờ họ mang tính cá thể cao chứ không mang nhiều tính cộng đồng như những công trình tĩn ngưỡng công cộng như đình, chùa.

a. Phân loại kiến trúc Nhà thờ họ theo thời gian

Về đặc điểm kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam theo thời gian, có thể phân thành 2 loại: Nhà thờ họ có niên đại sớm được xây từ lâu và Nhà thờ họ mới xây dựng trong vài chục năm trở lại đây. Tuy nhiên hiện nay hầu như không còn những Nhà thờ họ có niên đại sớm vì đã được cải tạo lại.

- Công trình Nhà thờ họ thời xưa chúng ta thấy chủ yếu là xây bằng những vật liệu rất đơn giản, tự nhiên như gỗ, đất đá, lợp lá…Và gần hơn nữa là lợp ngói, tuy nhiên những vật liệu đơn giản đó khi trải qua sự tàn phá lịch sử sẽ không thể trụ vững đến ngày nay hoặc đã được tôn tạo lại từ lâu. 

kiến trúc nhà thờ họ việt nam truyền thống

Kiến trúc nhà thờ họ thời xưa chủ yếu được làm bằng vật liệu tự nhiên, đơn giản

- Các mẫu kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam ngày nay thì hầu hết được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ do giá thành vửa rẻ vừa bền, rẻ hơn nhiều so với sử dụng gỗ truyền thống. Nhà thờ họ thường ít được đầu tư lớn (do sở hữu cá nhân của từng dòng họ) nên thường ến trúc đơn giản, nhỏ bé chứ không rộng lớn, hoành tráng như những công trình tín ngưỡng công cộng. Trong Nhà thờ họ, các ban thờ thường bố trí theo chiều ngang: Ban thờ vị tổ cao nhất bao giờ cũng được đặt tại gian chính giữa, ban thờ các vị tổ thấp hơn được bài trí đăng đối ở các gian hai bên.

b. Đặc điểm các kiểu kiến trúc Nhà thờ họ theo hình dáng

Thông thường một Nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với 2 mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái có thể lợp tranh, lá cọ hoặc ngói mĩ dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian. Nhà thờ mặt bằng chữ Nhất được xây dựng theo kiểu 1 ngôi nhà truyền thống 2 mái. Nhà thờ chữ Nhị là một ngôi nhà 2 gian song song với nhau, gian ngoài có thể là nơi tiếp khách hoặc nhà bái đường, gian sau là nơi thờ tụng.

kiến trúc nhà thờ họ việt nam vùng bắc bộ

Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu chữ Nhất nằm ngang rất phổ biến ở các khu vực Bắc Bộ

Thiết kế kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu 4 mái, 8 mái: là công trình nhà thờ họ truyền thống phổ biến cho các tỉnh miền Bắc . Nhà 4 mái có 1 lớp mái thành 4 mặt có 2 mặt mái chữ A. Nhà 8 mái có 2 lớp mái chồng lên nhau như thế. 

kiến trúc nhà thờ họ việt nam bằng gỗ

Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu 8 mái thường khá đồ sộ vì có 2 lớp mái chồng lên nhau

Thiết kế nhà thờ mặt bằng chữ Quốc: là một công trình Nhà thờ họ xây dựng trên mặt bằng như hình chữ Quốc trong tiếng Hán, với kết cấu 4 khối, một khối cổng tam quan, nhà thờ ở giữa cùng với đó là 2 khối dải vũ 2 bên tổng thể tạo thành hình chữ quốc. Không gian dài khoảng 3 gian. Sân trong được thiết kế ngay lối vào trước.

Xem ngay: Các mẫu nhà 3 tầng 100m2 đẹp nhất hiện nay

kiến trúc nhà thờ họ việt nam chữ quốc

Xây dựng nhà thờ họ với mặt bằng hình chữ Quốc khép kín

Thiết kế nhà thờ họ mặt bằng chữ Công: Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu chữ Công hay còn gọi là nội công ngoại quốc có nhà chính điện và nhà mái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ.

kiến trúc nhà thờ họ việt nam chữ công

Thiết kế kiến trúc nhà thờ họ hình chữ Quốc giống hình dáng chữ I

Mẫu nhà thờ mặt bằng chữ Đinh: Nhà thờ chữ Đinh thiết kế giống như kiến trúc chùa chữ Đinh: có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.

Nhà thờ họ có Hậu cung: Là mẫu nhà thờ phổ biến được thiết kế gian thờ phụng riêng gọi là Hậu cung.

kiến trúc nhà thờ họ việt nam có hậu cung

Xây dựng nhà thờ họ có hậu cung

Nhà thờ họ kết hợp nhà ở: Với những công trình kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kết hợp nhà ở, việc thờ cúng tổ tiên được bố trí ở các gian giữa, chỗ để ở được bố trí 2 bên gian hồi. Tuy nhiên đúng theo truyền thống thì Nhà thờ họ thường được xây tách riêng khỏi nhà ở, có thể nằm trên một mảnh đất riêng biệt, có thể nằm trên khuôn viên đất ở của vị trưởng họ. Song dù thế nào đi nữa thì một nguyên tắc cơ bản luôn lôn phải tuân thủ trong bố cụ Nhà thờ họ là nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng điq ua chính giữa nhà thờ ).

kiến trúc nhà thờ họ việt nam kết hợp nhà ở

Công trình kiến trúc nhà thờ họ kết hợp nhà ở 

Nguyên tắc đăng đối này bao trùm trong toàn bộ mẫu thiết kế Nhà thờ họ: từ hình khối kiến trúc, trang trí trên kiến trúc, sắp xếp các ban thờ, bài trí nội thất đến bố trí sân vườn cảnh quan phía trước…

Tuy nhiên, do quy mô đầu tư nhỏ nên trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam thường đơn giản, khiêm tốn hơn so với các công trình kiến trúc tín ngưỡng khác của cộng đồng, đặc biệt là hầu như không có các trang trí bên ngoài công trình hoặc nếu có thì cũng được đơn giản hóa tới mức tối đa. Nếu như trên mái các đình, chùa thường có rồng, phượng, mặt nguyệt, các con giống… được làm cầu kỳ, tinh xảo thì trên nóc mái Nhà thờ họ cùng lắm chỉ có bức Đại tự, đầu kìm, đấu cơm, gạch hoa chanh và những chi tiết trang trí hết sức đơn giản.

c. Vì sao kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam không chạm rồng 5 móng ?

kiến trúc nhà thờ họ việt nam đơn giản

Cũng là kiểu kiến trúc truyền thống linh thiêng nhưng kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam không chạm rồng 5 móng

Trang trí Nhà thờ họ chủ yếu tập trung bên trong công trình và phân thành hai loại chính: Thứ nhất là trang trí trên các cấu kiện kiến trúc, thứ hai là trang trí trên các đồ vật nội thất. Trang trí trên cấu kiện kiến trúc là những trang trí cố định không thể tháo rỡ nên thường có cùng phong cách nghệ thuật ở thời kỳ xây dựng, còn các vật dụng nội thất thường có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian nên các trang trí trên mỗi vật dụng có phong cách khác nhau.

Trang trí trên cấu kiện kiến trúc xuất phát từ mục đích vừa làm đẹp vừa làm giảm sự thô mộc, nặng nề của cấu kiện gỗ, song tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà mức độ trang trí có thể nhiều, ít khác nhau ở từng Nhà thờ họ. Trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…). Mặc dù vậy, một số nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng trang trí hình rồng trên kiến trúc, nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu đi (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, lá hóa rồng, cá hóa rồng…). Sở dĩ có đặc điểm này là do các Nhà thờ họ truyền thống còn tồn tại đến nay chỉ có niên đại xây dựng từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, khi mà Nho giáo đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt. Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử.

Nhà thờ họ không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tất nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, do những biến động của lịch sử mà ảnh hưởng của Nho giáo trong cuộc sống xã hội ngày càng mờ nhạt đi, các chế định xã hội và cộng đồng cũng lỏng lẻo dần trước những trào lưu văn hóa và những nhu cầu mới. Việc xây dựng kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam vì thế cũng không còn tuân thủ chặt chẽ những quan niệm và ước định vốn có mà trở nên  ngày càng đa dạng hơn về quy mô và kiểu thức kiến trúc. Từ giai đoạn này đã xuất hiện những Nhà thờ họ có bố cục mặt bằng phức tạp (chữ Nhị, chữ Đinh, chữ Công, tứ thủy quy đường…) và cả những Nhà thờ họ với các góc đao cong vút.

Cho tới tận ngày nay, nhu cầu xây dựng Nhà thờ họ trong xã hội vẫn luôn tồn tại, song nhận thức về “cốt cách” của Nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó còn bị “nhiễu” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. Chính vì vậy đã xuất hiện không ít Nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung.

3. Sự khác nhau kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam giữa các vùng miền như thế nào ?

Nước ta có chừng hơn 2000 dòng họ phân bố khắp 3 miền. Do tập tục sinh hoạt 3 miền là khá khác nhau, do vậy ở mỗi miền phong túc thờ cúng tổ tiên cũng có đôi chút khác nhau.

Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ở miền Bắc: Ở các tỉnh miền Bắc ưa chuộng các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, quy định thống nhất về kích thước các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết kèo, cột, mái nhà hay các chi tiết trang trí: kìm nóc, đầu rộng.

kiến trúc nhà thờ họ việt nam kiểu 3 gian bắc bộ

Ở miền Bắc hầu hết tất cả tất cả các dòng tộc dù lớn hay nhỏ đều cố gắng xây dựng cho mình một ngôi nhà thờ.

- Kiến trúc nhà thờ họ miền Trung: Ở miền Trung đặc biệt là Nghệ An hay Hà Tĩnh các dòng họ lớn thường đầu tư xây dựng những công trình nhà thờ họ hết sức đồ sộ. Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ở miền Trung có thể là sự pha trộn của các công trình kiến trúc tâm linh như đình, chùa, phủ quan chúa ngày xưa…ngoài ra chú trọng nhiều đến khuôn viên tiểu cảnh.

kiến trúc nhà thờ họ việt nam vùng trung bộ

Công trình kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam ở miền Trung khá đồ sộ và quy mô lớn

- Kiến trúc nhà thờ họ miền Nam: Mật độ nhà thờ họ ở miền Nam xuất hiện ít hơn do đời sống văn hóa, tin ngưỡng có sự khác biệt. Với lối sống khá tự do và ít chú trọng đến những hủ tục mà các dòng họ ở miền Nam thường chú ý đến công trình nhà họ. Cũng có thể rất ít thấy nhà thờ dòng họ.

4. Giới thiệu một số mẫu thiết kế nhà thờ họ của đơn vị kiến trúc Angcovat

Mẫu 1: Tư vấn thiết kế nhà thờ họ với giá 700 triệu đồng

thiết kế kiến trúc nhà thờ họ việt nam

Công trình kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam với chi phí dự kiến 700 triệu đồng

Những thông số cụ thể về mẫu nhà thờ họ:

  • Mã số nhà thờ

BT130087

  • Số tầng

01

  • Chủ đầu tư
Chú Hà Ngọc Phi
  • Địa Chỉ
Trần Nhân Tông, Phường Thanh Sơn, Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận
  • Mặt tiền

11m

  • Chiều sâu

9.7m

  • Kích thước ô đất

600m2

  • Kiến trúc sư thiết kế

Kiến trúc sư Angcovat- Đặng Kim Chi

  • Năm thi công

2017

  • Kinh phí đầu tư dự kiến

Khoảng 700 triệu đồng

  • Thông số diện tích, Công năng

- Diện tích: 90m2/sàn

- Thông số:

Hậu cung ( Bàn thờ tổ), Bàn thờ vong, bàn thờ

Mái nhà thờ họ hình chữ Nhất nằm ngang, thường là hai mái trước và sau, xây theo kiểu tường thu hồi bít đốc thông thường. Quy mô của mẫu thiết kế nhà thờ gia đình này là 3 gian. Tổng diện tích cả sảnh là 90m2.

Thiết kế kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam được xây tách riêng biệt so với nhà ở bên ngoài. Hình dạng nhà thờ thường khá đơn giản, chính vì thế không đòi hỏi quá cao về diện tích đất xây dựng. Tuy nhiên, để ngôi nhà đẹp và phù hợp đối với không gian xung quanh thì việc bố trí xây dựng nhà để ở như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều đến yếu tố cảnh quan xung quanh ngôi nhà, hay sân vườn bao quanh.

Mẫu 2: Mẫu xây dựng nhà thờ họ đẹp kết hợp nhà ở 2 tầng hiện đại ở Quốc Oai

kiến trúc nhà thờ họ việt nam kết hợp nhà 2 tầng

Xây dựng công trình nhà thờ họ kết hợp nhà ở hiện nay khá phổ biến

Theo như bản thiết kế, mẫu xây dựng nhà thờ họ của ông Quý phối hợp giữa 2 vật liệu truyền thống và hiện đại là gỗ và gạch nung. Sự kết hợp giữa hai chất liệu này vừa đảm bảo cho thiết kế nhà thờ họ bền đẹp, chắc chắn lại vừa khiến cho việc xây dựng nhanh hơn cũng như chi phí giảm hơn so với việc xây dựng hơn nhiều lần so với việc xây nhà hoàn toàn bằng gỗ.

Với mẫu thiết kế kiến trúc nhà thợ họ Việt Nam ở Quốc Oai, toàn bộ hệ thống khung gỗ của nhà thờ họ được làm bằng gỗ xoan đào. Loại gỗ này cho chất lượng tốt, tuy nhẹ nhưng sau quá trình tẩm sấy kỹ thì gỗ có độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt, chống thấm, chống mốc, mối mọt tốt… giá thành lại tương đối dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, gỗ xoan lại có nhược điểm là dễ co ngót, cong vênh (đây cũng là nhược điểm của rất nhiều loại gỗ tự nhiên). Nếu gia đình có điều kiện thì dùng Gỗ Lim, Gỗ Dổi (Giôi, hay Dầu Gió) là tốt nhất, các loại gỗ này có độ cứng cao, khả năng chống mối mọt tốt.

Mẫu 3: Mẫu thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở 3 phòng ngủ diện tích 155m2

kiến trúc nhà thờ họ việt nam có nhà ở

Công trình nhà thờ họ có hậu cung 

Thông số về mẫu nhà thờ họ:

  • Mẫu biệt thự
BT130036
  • Số tầng
01
  • Chủ đầu tư
ông Phong
  • Địa chỉ
Nghệ An
  • Mặt tiền
15m
  • Chiều sâu
12m
  • Kích thước ô đất
32x25m=870m2
  • Kiến trúc sư thiết kế
Vương Văn Quân
  • Năm thi công
2016
  • Kinh phí đầu tư dự kiến
950 triệu
  • Thông số công năng, diện tích

Tổng diện tích: 155m2

1 Phòng khách, 3 phòng ngủ, 1 phòng bếp ăn, 3 vệ sinh , 1 phòng giặt đồ

Ngắm nhìn những mẫu biệt thự đep thông qua mẫu thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở của ông Phong – Nghệ An chắc chắn đã thuyết phục được những ai yêu thích kiểu kiến trúc nhà 3 gian truyền thống ngày xưa. Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ở Nghệ An mang đậm nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Mẫu nhà thờ kết hợp nhà ở được thiết kế ngay phía mặt tiền phía trước nhà chính. Ngôi nhà thờ với kết cấu trạm khảm khắc hình rồng phượng tượng trưng cho sự uy nghi, quyền lực của dòng tộc. không gian thoáng đãng mặt tiền rộng lớn với hệ thống cổng tường với những chắn song sắt thưa làm hàng rào vừa tạo được sự chắc chắn vừa đem lại sự thoáng mát, uy nghiêm cho không gian của nhà thờ.

Mẫu nhà thờ kết hợp nhà ở được xây đông bộ với hệ thống cửa bằng gỗ kích thước lớn mang nét đặc trưng của nhà thờ. Với những cột trụ tròn bằng gỗ làm cột để nâng đỡ phần mái của ngôi nhà thờ. phần mái được xây thu hồi và  được lợp bằng ngói đỏ Hạ Long.  Màu đỏ rất đẹp và nổi bật kết hợp cùng tone với màu gỗ tao cho ta cảm giác ấm cúng và màu đỏ rất rực rỡ và tươi tắn và màu đỏ được coi là màu tượng trưng đem lại sự may mắn cho gia chủ.

Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam không phải là kiểu kiến trúc mới mẻ hay có những nét đẹp đột phá, độc đáo nhưng đó là nguyện vọng, là điều mong muốn có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người dân Việt Nam vì đó là kiểu kiến trúc truyền thống mang đậm giá trị nhân văn. Có rất nhiều đơn vị thiết kế cũng như thi công Nhà thờ họ nhưng chúng tôi tin rằng không phải đơn vị nào cũng tự tin đáp ứng được mọi nhu cầu của chủ đầu tư như kiến trúc Angcovat.

Xem thêm: 11 mẫu thiết kế nhà không có bếp mà vấn tiện nghi và đẹp mắt

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận