Hướng dẫn cách xây tường chịu lực chi tiết nhất TIN508028

Dịp cuối năm cũng là lúc nhiều chủ đầu tư tìm kiếm các công ty thiết kế biệt thự đẹp để chuẩn bị bắt tay vào xây dựng công trình của gia đình mình. Đây cũng là thời điểm nhiều câu hỏi cần giải đáp kỹ thuật của khách hàng gửi về công ty kiến trúc ANG. Trong đó có nhiều yêu cầu về cách xây tường chịu lực như thế nào cho đúng và chính xác nhất.

Vì vậy ngày hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn về cách xây tường chịu lực từ những khái niệm cơ bản cho tới hướng dẫn chi tiết nhất.

1. Để biết cách xây tường chịu lực phải hiểu tường chịu lực là gì?

Tường là bộ phận quan trọng của ngôi nhà có chức năng bao che ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài thiên nhiên, giữa các không gian hay các khu vực chức năng trong công trình với nhau. Tường còn có thể là kết cấu chịu lực tạo độ cứng và độ ổn định cho công trình. Vì vậy để biết cách xây tường chịu lực như thế nào trước tiên phải biết khái niệm cơ bản về tường chịu lực.Có rất nhiều cách phân loại tường, trong đó có phân loại theo tính chịu lực chia ra làm tường chịu lực và tường không chịu lực.

 Hướng dẫn cách xây tường chịu lực chi tiết nhất

Hướng dẫn cách xây tường chịu lực chi tiết nhất

Tường chịu lực với chức năng mang tải trọng bản than và truyền tải trọng của các cấu kiện bên trên và hoạt tải của công trình. Tải trọng được truyền qua hệ thống dầm sàn xuống tường và truyền xuống nền móng công trình. Ngoài ra tường chịu lực còn tăng độ cứng tổng thể cho không gian công trình. Loại tường này sử dụng trong các công trình thấp tầng, nhà ở,… Vật liệu chủ yếu hiện nay ở Việt Nam để xây tường chịu lực là gạch nung, đất (tường trình hoặc đất đá ong), đá, bê tông và các viên xây,…

Trong khi đó tường không chịu lực là tường không gánh đỡ bất kỳ một tải trọng nào khác ngoài tải trọng bản than nó. Nó chỉ có vai trò ngăn chia không gian chức năng hoặc thẩm mỹ.

Vì vậy cần phân biệt giữa tường chịu lực và tường không chịu lực để có cách xây tường chịu lực đúng chuẩn, chính xác nhất.

2. Cách xây tường chịu lực: Kết cấu tường chịu lực

Kết cấu tường chịu lực là kết cấu mà mọi tải trọng của nhà (lực thẳng đứng, lực ngang của gió,…) đều truyền vào tường và qua đó truyền xuống móng. Độ cứng không gian của kết cấu này do những lien kết giữa tường và sàn bảo đảm không bị xiên đổ, vẹo vọ, không bị biến dạng khi chịu lực,.. Để đảm bảo được yêu cầu của kết cấu tường chịu lực phải biết cách xây tường chịu lực đúng kỹ thuật.

Độ ổn định là độ bền lâu trong thời gian và không bị dịch chuyển là khả năng giữ nguyên trạng thái hình học trong thời gian và không gian, phụ thuộc nhiều vào chính bản than độ cứng của từng bộ phận cấu kiện, tỷ lệ kích thước giữa hai phương chịu lực và cách liên kết mối nối nằm trong khả năng biến dạng cho phép. Kết cấu tường chịu lực phụ thuộc vào độ ổn định của bản than tường, độ cứng của sàn và độ cứng của các mối liên kết.

Loại kết cấu này thường chỉ áp dụng cho nhà dân dụng có khẩu độ nhỏ và vừa <15m, số tầng ít <5 tầng, không chịu động đất lớn. Để có cách xây tường chịu lực đúng cần lưu ý có các loại tường chịu lực sau:

  • Tường ngang chịu lực

 Cách xây tường ngang chịu lực

Cách xây tường ngang chịu lực

  • Tường dọc chịu lực

 Cách xây tường dọc chịu lực

Cách xây tường dọc chịu lực

  • Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực

Chú ý: Kết cấu tường chịu lực không chỉ áp dụng cho tường xây bằng gạch mà còn cả tường bê tông, BTCT và có thể cấu tạo toàn khối hoặc lắp ghép (tấn panel) các tấm tường cỡ nhỏ hoặc lớn.

3. Cách xây tường chịu lực: Nhận biết tường chịu lực

Việc nhận biết tường chịu lực là rất quan trọng bởi khi bạn muốn cải tạo, sửa chữa nhà cửa hay để có cách xây tường chịu lực đúng chuẩn. Có các cách nhận biết tường chịu lực như sau:

  • Dựa vào vị trí:

 Một trong những cách nhận biết tường chịu lực dựa vào mắt thường đó là vị trí của bức tường. Thông thường nếu tường là kết cấu chịu lực duy nhất trong căn nhà thì tất cả các tường ngoài sẽ đóng vai trò chịu lực tải. Các bức tường này thường có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Ngoài ra các bức tường trong chịu lực sẽ được nhận biết thông qua khoảng cách đến tường bao, hướng theo dầm, xà.

 Nhận biết cách xây tường chịu lực dựa vào vị trí bức tường

Nhận biết cách xây tường chịu lực dựa vào vị trí của bức tường trong ngôi nhà

Như đã nói ở trên, các ngôi nhà cao tầng sử dụng kết cấu tường chịu lực thường có số tầng tối đa là 5 tầng. Thông thường, càng lên cao, độ dày của một số bức tường càng giảm, thậm chí một số bức tường còn không xuất hiện, nhất là ở trên tầng thượng. Những bức tường trên tầng cao giảm bớt đi là vì không đóng vai trò chịu lực cho công trình nên đó là những bức tường không chịu lực. Số còn lại là những bức tường không thể giảm và sẽ là tường chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà. Vậy bạn cần lưu ý tới điểm này để có cách xây tường chịu lực đúng kỹ thuật và chính xác.

  • Dựa vào chất liệu tường: Tường chịu lực thường sử dụng vật liệu là tường gạch, đá, tường bê tông hoặc bê tông cốt thép,… nhưng trong nhà ở dân dụng thường dùng tường gạch đá.

 Cách xây tường chịu lực dựa vào vật liệu thi công

Cách xây tường chịu lực khác nhau đối với từng loại vật liệu gạch, đá hoặc BTCT

  • Dựa vào hệ thống dầm, đà, cột: Cách nhận biết tường chịu lực là những bức tường có dầm nối trực tiếp với móng bê tông hoặc những bức tường tiếp xúc vuông góc với đà ngang, nhiều khả năng chúng là những bức tường chịu lực cho cả căn nhà

 Cách xây tường chịu lực dựa vào vị trí dầm, đà, cột

Cách xây tường chịu lực dựa vào vị trí dầm, đà, cột trong ngôi nhà

  • Dựa vào độ dày của tường: Thông thường tường chịu lực sẽ có độ dày lớn hơn những bức tường không chịu lực. Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ những bức tường đó phải gánh chịu tải trọng của căn nhà nên sẽ có độ dày lớn hơn. Để có cách xây tường chịu lực đảm bảo an toàn thì chiều dày của bức tường phải lớn hơn 220mm và yêu cầu phải có giằng.

 Nhận biết cách xây tường chịu lực qua độ dầy tường

Nhận biết cách xây tường chịu lực qua độ dày tường

4. Cách xây tường chịu lực chi tiết

  • Bước 1 trong cách xây tường chịu lực là chia mặt bằng công trình và phân công lao động

Trước khi thực hiện cách xây tường chịu lực bạn nên chia mặt bằng công trình làm nhiều đoạn thậm chí nhiều phân đoạn để phù hợp với số lượng thợ mà bạn có. Sau đó cần tính tuyến công tác mà một người thợ trong khoảng thời gian làm việc lien tục nửa ca. Tốt nhất nên bố trí đủ số thợ chính và phụ trên một đoạn hay phân đoạn để tường xây lên đều. Việc phân công lao động giữa các tổ thợ sẽ giúp bạn tạo ra những dây chuyền thi công hợp lý, các công việc sẽ diễn ra một cách nhịp nhàng, giảm thiểu những gián đoạn về mặt tổ chức giữa tổ thợ chính và thợ phụ.

  • Bước 2 trong cách xây tường chịu lực là xác định tim tường

Trong lúc này người thợ phụ cần chuẩn bị vữa và bố trí mặt bằng, người thợ chính xác định tim các tường trong và tường ngoài. Khi hiệu chỉnh tim trục cần kiểm tra góc vuông của trục ngang và trục dọc. Sau đó dùng sơn đỏ để đánh dấu tim trục trên cổ móng để tiện sử dụng và kiểm tra.

 hướng dẫn xác định tim tường trong cách xây tường chịu lực

Bước xác định tim tường trong cách xây dựng tường chịu lực

  • Bước 3 trong cách xây tường chịu lực là láng vữa chống ẩm cho tường

Trước khi xây tường cần láng một lớp vữa chống ẩm cho tường theo thiết kế. Dùng 2 thước nhôm đặt song song hai bên mặt tường móng cách nhau bằng bề dày tường, chú ý đến vị trí tim tường. Cố định thước đúng vị trí bằng móc sắt làm bằng thép φ6. Đổ vữa vào trong lòng thước dùng bàn xoa sắt vừa gạt bằng, vừa vỗ nhẹ rồi xoa phẳng. Tháo chốt di chuyển thước sang vị trí khác.

 Láng vữa trướ khi cách xây tường chịu lực

Bước láng vữa trong cách xây tường chịu lực

  • Bước 4 trong cách xây tường chịu lực là dựng cọc lèo và căng dây góc

Như các bạn đã biết cọc lèo có tác dụng để căng dây lèo thường cao hơn một tầng nhà. Cọc lèo được làm bằng gỗ, tre hay théo hình, xây tường nhà khung không cần dựng cọc lèo mà dựa vào cột để xây. Dây lèo ăn với mép ngoài tường mặt trước hay mặt sau nhà, nhờ đó sau khi xây tường sẽ thẳng theo trục nhà và không bị gẫy khúc. Điểm lưu ý trong cách xây tường chịu lực là đảm bảo độ thẳng đứng của khối xây từ dây lèo người ta thả dây góc tại các góc tường, mép cửa, mép trụ đầu kia của dây được cắm chặt vào khối xây, dùng dọi điều chỉnh cho dây thẳng đứng. Xây tường cần dùng thước cữ kẹp vào khối xây thay dây góc

 quy trình dựng cọc lèo và căng dây góc trong cách xây tường chịu lực

Bước dựng cọc lèo và căng dây góc trong cách xây tường chịu lực

  • Bước 5 trong cách xây tường chịu lực là bắt mỏ

Tại các góc tường, mép của thợ chính bắt mỏ lên 4 đến 5 hàng gạch, kiểm tra mỏ theo các nguyên tắc xây rồi căng dây xây, xây đến đâu bắt mỏ đến đó. Khi ngừng xây phải để mỏ giật không được để mỏ nanh hay mỏ hốc.

  • Bước 6 trong cách xây tường chịu lực là hoàn thiện trang trí mặt tường

Lớp trát mặt tường thường dày 15-20mm, được chia làm hai lớp trát: lớp trát lót dày từ 5-10mm. Vật liệu trát tường có thể là: vữa vôi cát, vữ tam hợp mác 25-50, vữa xi măng cát mác 50. Trong cách xây tường chịu lực thì bước cuối là trang trí mặt tường có thể là: quét vôi mầu (1 nước trắng, 2 nước mầu), quay vôi gai bả ma tít sơn mầu, phun sơn, dán giấy tường, trát granite, trát tường vẩy cá, tường gai tổ ong,…

 Hoàn thiện mặt tường là bước cuối trong cách xây tường chịu lực

Bước cuối cùng trong cách xây tường chịu lực là hoàn thiện và trang trí mặt tường

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hướng dẫn cách xây tường chịu lực chi tiết nhất. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho các gia đình chuẩn bị xây nhà biệt thự sử sụng tường chịu lực.

Nếu các bạn muốn có bản thiết kế biệt thự nhà vườn 1 tầng hay các mẫu nhà đẹp do kiến trúc sư Angcovat thiết kế thì hãy lien hệ ngay với số Hotline của chúng tôi 0988 030 680 để được tư vấn chi tiết nhất nhé

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận