Ưu điểm vượt trội của nhà mái bằng một tầng rưỡi (2)

Nhà mái bằng một tầng rưỡi, biệt thự mái bằng một tầng rưỡi, những cái tên nghe có vẻ rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Thực chất, là vừa quen thuộc, nhưng cũng rất đỗi xa lạ, bởi mỗi chúng ta, không phải ai cũng có thể hiểu hết được những giá trị của ngôi nhà mái bằng một tầng rưỡi đem lại.Trong một vài năm trở lại đây, kiểu dáng nhà một tầng rưỡi mái bằng được tìm kiếm và yêu cầu thiết kế khá nhiều bởi những ưu điểm về kiến trúc, công năng sử dụng, cũng như chi phí xây dựng... Trong nội dung dưới đây, ANGCOVAT sẽ cùng  bạn chia sẻ những kiến thức thú vị, thông tin hữu ích liên quan đến những mẫu nhà một tầng rưỡi mái bằng, và những ưu điểm vượt trội của mẫu nhà này.

 

Thế nào là nhà mái bằng một tầng rưỡi?

Muốn thiết kế và xây dựng bất kì ngôi nhà nào thì việc hiểu đúng và đủ về định nghĩa, đặc điểm của mẫu nhà đó là một việc vô cùng cần thiết. Với mẫu nhà mái bằng một tầng rưỡi này, ta có thể rất quen thuộc và được thấy được nghe đến khá nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được rõ ràng mẫu nhà một tầng rưỡi mái bằng là gì và đặc điểm khác biệt của nó so với những mẫu nhà khác. Nhà mái bằng một tầng rưỡi được xây dựng dựa trên nền móng mẫu nhà 1 tầng hay mẫu nhà cấp 4 nhưng được phát triển thêm không gian tầng trên với kích thước nhỏ hơn khối tầng 1.

 Nhà mái bằng 1 tầng rưỡi phong cách kiến trúc hiện đại

Ảnh 1: Nhà mái bằng 1 tầng rưỡi phong cách kiến trúc hiện đại 

 

Mẫu nhà một tầng rưỡi mái bằng là những công trình nhà ở, biệt thự được xây dựng với quy mô 1.5 tầng; trong đó có thêm tầng tum, hay sân thượng, tầng áp mái để phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình. Những công trình này được thiết kế và sử dụng loại mái bằng khá phổ biến và đặc trưng.

 Biệt thự nhà - vườn mái bằng một tầng rưỡi tầng bao gồm gác lửng gần gũi với thiên nhiên

Ảnh 2: Biệt thự nhà - vườn mái bằng một tầng rưỡi tầng bao gồm gác lửng gần gũi với thiên nhiên

 

Đặc điểm của mái bằng

Mái bằng là giải pháp cấu tạo mái phổ biến cho các công trình, đáp ứng được các yêu cầu kiến trúc linh hoạt và đa dạng. Có thể cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép, nhưng chủ yếu bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép.

Mái bằng có ưu điểm là có độ dốc nhỏ 5-8%, do đó chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao. Mặt sàn của mái có thể kết hợp làm sân thượng, sân phơi, nhưng để đáp ứng được yêu cầu này thì phần kết cấu bên trên mặt mái sẽ phức tạp hơn.

So với mái dốc, mái bằng có nhược điểm là dễ làm thay đổi chế độ nhiệt, độ ẩm bình thường của các phòng ở tầng trên cùng, nhất là mùa nóng. Do đó cần phải nâng cao các yêu cầu về khả năng cách nhiệt và chống thấm cho mái. Mái tương đối nặng và có giá thành cao. Ngoài ra công tác sửa chữa chống dột sẽ phức tạp khi nhà bị lún, nứt.

 

Các lớp cấu tạo mái bằng 

Mái bằng có các bộ phận cấu tạo chính như: lớp kết cấu chịu lực, lớp tạo dốc, lớp chống thấm và lớp cách nhiệt.

  Cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép

Ảnh 3 : Cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép

 

Lớp kết cấu chịu lực có tác dụng chịu lực chính cho mái, được cấu tạo bằng bêtông cốt thép toàn khối hay bêtông cốt thép lắp ghép. Về hình thức giống như cấu tạo sàn nhà, nhưng có sự khác biệt về cấu tạo viền mái và cấu tạo chống thấm và thoát nước cho mái.

Lớp tạo dốc có tác dụng tạo cho mái có độ dốc cần thiết, được đặt ở trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng bê tông xỉ, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Ngoài ra nó còn tăng cường khả năng cách nhiệt cho mái và làm phẳng mặt trên lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thấm bên trên nó.

 Lớp chống thấm có tác dụng bảo vệ không cho nước mưa ngấm vào kết cấu của mái, được đặt ở trên lớp tạo dốc đối với mái có lớp tạo dốc hoặc trên lớp kết cấu chịu lực đối với mái không có lớp tạo dốc, thường được cấu tạo bằng bêtông cốt thép mác cao. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng thêm độ cứng cho mái.

 Bê tông chống thấm là loại bê tông đá nhỏ trong đó thành phần xi măng tương đối nhiều, khả năng liên kết của bê tông chặt không có lỗ rỗng. Đồng thời để tăng khả năng chống thấm, bê tông còn được hoà thêm chất phụ gia như bã rượu sunfit, xà phòng, nhựa thông. Bề dày của lớp bê tông chống thấm vào khoảng 30-50mm, thông thường là 40mm.

 

Đặc trưng của nhà mái bằng

Nhà mái bằng với đặc trưng là 1 mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà sẽ mang đến cho công trình nhà phố sự sang trọng và hiện đại , trẻ trung khi nhìn ngắm toàn bộ thiết kế kiến trúc cho công trình nhà đẹp này. Thiết kế nhà mái bằng giúp nhấn mạnh hơn về mặt hình khối kiến trúc của công trình.

 Sự gọn gàng, sang trọng đặc trưng của những ngôi nhà mái bằng

Ảnh 4: Sự gọn gàng, sang trọng đặc trưng của những ngôi nhà mái bằng

 

Những ưu điểm vượt trội của nhà mái bằng một tầng rưỡi 

Sự bền bỉ và khả năng chống chịu trước các tác động từ thiên nhiên.

Nhà mái bằng sở hữu kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng, tác động đến những ngôi nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp. 

Nhà mái bằng một tầng rưỡi với thiết kế sang trọng, kiên cố  và khả năng chống chịu tốt trước các tác động của thiên nhiên

Ảnh 5: Nhà mái bằng một tầng rưỡi với thiết kế sang trọng, kiên cố  và khả năng chống chịu tốt trước các tác động của thiên nhiên

Tuy nhiên, nhiều ngôi biệt thự đơn giản được xây dựng kiểu này cũng khá chiếm được thiện cảm từ gia chủ. Ưu điểm lớn nhất của nhà mái bằng là sự bền bỉ và khả năng chống chịu trước các tác động từ tự nhiên như mưa, bão vì có độ dốc tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 5–8%. 

Giúp tăng thêm không gian sống nhưng chi phí thiết kế thấp hơn so với việc thiết kế nhà hai tầng

Khi xây nhà mái bằng, bạn có thể tận dụng yếu tố đơn giản sẵn có và phát huy sự tối ưu về mặt không gian sinh hoạt cho gia chủ như tận dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà của bạn.

Khả năng chống cháy cao

Với cấu tạo từ bê tông cốt thép - loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài; tất cả các vật liệu cấu trúc đều không bắt lửa, chịu lửa lên đến 4 giờ và không dễ bị sụp đổ, nhà mái bằng được xếp vào loại 1 trong 5 loại công trình xây dựng, có khả năng chống cháy cao. Ngoài ra, nhà mái bằng có thể xua tan đi nỗi lo nhà bị thủng trần, dột nóc như mái tôn hay mái ngói truyền thống. Trong trường hợp cải tạo nâng cấp thì nhà mái bằng rất phù hợp và dễ dàng hơn so với nhà mái Thái

Tạo nên hình khối đẹp mắt cho ngôi nhà

 Biệt thự mái bằng một tầng rưỡi với hình khối cấu trúc đẹp mắt

Ảnh 6: Biệt thự mái bằng một tầng rưỡi với hình khối cấu trúc đẹp mắt 

 

Việc xây dựng tầng tum sẽ giúp căn nhà trở nên mát mẻ hơn.

Nhà mái bằng 1 tầng rưỡi có tầng tum

Ảnh 7: Nhà mái bằng 1 tầng rưỡi có tầng tum 

Những năm gần đây, phong cách hiện đại vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư bởi sự tinh giản mà đẹp, tiện nghi của nó. Biệt thự mái bằng 1 tầng rưỡi có cấu trúc đơn giản, diện tích không quá lớn. Phù hợp với 1 hộ gia đình nhỏ mà vẫn đáp ứng được các chức năng cần thiết và tính thẩm mỹ cao. Căn nhà sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo, trang trí nội thất màu xám, đen và gạch. Sử dụng những hình khối cơ bản. Kết hợp mang lại tổng thể rất thoáng đãng, sáng và sang trọn

Mặt bằng tầng tum có thể linh động sử dụng làm thêm phòng đọc sách hoặc thêm 1 phòng ngủ khi có con cháu về chơi hoặc khách tới thăm nhà. Khá linh hoạt trong cách bố trí mặt bằng nhà cấp 4 gác lửng 80m2 đẹp ở nông thôn, phù hợp với cuộc sống và văn hóa của nhiều gia đình hiện nay.

Biệt thự mái bằng được thiết kế trồng cây xanh gần gũi với thiên nhiên

Ảnh 8: Biệt thự mái bằng được thiết kế trồng cây xanh gần gũi với thiên nhiên

 

Ban công nhỏ được thiết kế thêm để trồng cây xanh, sân thể dục, thưởng trà tạo sự kết nối với thiên nhiên, mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà. Tầng thượng luôn là không gian thoáng đãng, giúp chúng ta thư giãn, ngắm cảnh sau những ngày làm việc và học tập mệt mỏi. 

Góc thư giãn trên sân thượng trong thiết kế nhà mái bằng một tầng rưỡi

Ảnh 9: Góc thư giãn trên sân thượng trong thiết kế nhà mái bằng một tầng rưỡi 

 

Một thiết kế tận dụng sân thượng (có mái che)  để thư giãn. Vào buổi tối, ánh đèn trong những lùm cây xanh tạo nên khung cảnh lung linh, lãng mạn, ấm áp.

Tận dụng sân thượng để bài trí tiểu cảnh trong thiết kế nhà mái bằng một tầng rưỡi

Ảnh 10: Tận dụng sân thượng để bài trí tiểu cảnh trong thiết kế nhà mái bằng một tầng rưỡi 

 

Sân thượng được trồng rau, trồng hoa, với không gian thoáng đãng khiến ngôi nhà trở nên tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Có lẽ rằng, sau một ngày làm việc mệt mỏi, được trở về với ngôi nhà nhỏ nên thơ của mình thì quả là tuyệt vời.

 

Những mẫu nhà mái bằng một tầng rưỡi đẹp

 

Biệt thự nhà ống mái bằng một tầng rưỡi.

Biệt thự nhà ống một tầng rưỡi mái bằng nhỏ xinh

Ảnh 11: Biệt thự nhà ống một tầng rưỡi mái bằng nhỏ xinh 

 

Ngôi nhà không quá lớn với mảnh sân vườn xanh ngát nho nhỏ phía trước là điển hình của mẫu thiết kế cho những cặp vợ chồng trẻ mới cưới. Ngôi nhà có mảnh vườn nhỏ phía trước xanh tươi tốt cùng kiến trúc nội ngoại thất 

Nhà vườn mái bằng một tầng rưỡi có gác lửng

Kiến trúc nhà vườn mái bằng một tầng rưỡi có gác lửng

Ảnh 12: Kiến trúc nhà vườn mái bằng một tầng rưỡi có gác lửng 

 

Thiết kế gác mái vừa mở rộng được không gian của ngôi nhà, vừa tiết kiệm được chi phí xây dựng hơn so với nhà 2 tầng. Phần sân thượng được thiết kế tích hợp để vừa làm vườn, vừa là không gian thư giãn cho gia đình nhỏ. 

Một thiết kế khác của thiết kế nhà mái bằng 1 tầng rưỡi có gác mái.

Ảnh 13: Một thiết kế khác của thiết kế nhà mái bằng 1 tầng rưỡi có gác mái.

Thiết kế nhà mái bằng một tầng rưỡi gác mái hiện nay được khách hàng rất ưa chuộng lựa chọn. Sự tiện lợi, thiết kế công năng hợp lí, hài hòa luôn khiến khách hàng đến với Angcovat cảm thấy hài lòng.

Nhà ống 1 tầng 1 tum

Nhà ống một tầng một tum hiện đại

Ảnh 14: Nhà ống một tầng một tum hiện đại

Đúng với tiêu chí của một mẫu nhà vườn hiện đại 1 tầng, các khối kiến trúc của mẫu nhà mái bằng một tầng rưỡi không bị gò bó theo một khuôn mẫu nào. Mặt khác, với trí sáng tạo của mình, kiến trúc sư đã lên ý tưởng không gian ngoại thất thực sự tràn đầy sức sống, khỏe khoắn và đầy tinh tế. Các hình khối thể hiện yếu tố kiến trúc hình học nhiều hơn cả. Thay vì chỉ sử dụng các khối hình vuông hay hình hộp đơn giản, tường phẳng thì kiến trúc mái bằng 1 tầng này lại được kiến trúc sư sáng tạo với kiểu vát chéo, sắp xếp theo bố cục đầy táo bạo và ấn tượng.

Thay vì tường thẳng từ trên xuống dưới thấp thì các khối vát và khuyết góc phía dưới tạo cho người nhìn một không gian kiến trúc đầy tính nghệ thuật. Cảm quan của người nhìn khi ngắm nhìn ngôi nhà dưới mọi góc cạnh đều không nhận ra "góc chết", với mỗi góc view đều cho ta cảm nhận về không gian sống đầy lý thú, bất ngờ và mới mẻ.

 

Những lưu ý khi thiết kế nhà mái bằng một tầng rưỡi

Xác định khoản ngân sách phù hợp sẽ phải chi trả

Chi phí xây dựng nhà mái bằng một tầng rưỡi = Diện tích thô x tiền công theo m2

Ví dụ: Chi phí xây dựng nhà mái bằng một tầng rưỡi 140m2 với đơn giá thi công trung bình 3,5tr/m2

Diện tích thô = Phần móng + Tầng trệt + Tầng lầu + Mái bằng

Phần móng: Chiếm 50% diện tích = 140m2 x 50% = 70m2

Tầng trệt: Chiếm 100% diện tích = 140m2

Tầng lầu: Chiếm 0% diện tích, (bao nhiêu tầng thì nhân với 100% ), nhà một tầng rưỡi chỉ có 0.5 tầng lầu = 70m2

Phần mái: Mái bằng chiếm 70% diện tích = 140m2 x70% = 98m2

Diện tích thô căn nhà mái bằng một tầng rưỡi = 70m2+140m2+70m2+98m2 = 378m2

Tổng chi phí xây dựng = 378 x3tr5 = 1 323 000 000

 

Quy trình chống thấm, chống nứt mái bê tông; phương pháp cách nhiệt tốn kém và khá phức tạp.

Ngoài ra chi phí thi công, quá trình chống thấm, chống nứt mái bằng bê tông cốt thép khá phức tạp. Cần chống thấm nhà mái bằng bê tông bởi máu bằng tiếp xúc trực tiếp với bầu trời và thường xuyên đón mưa nắng giông bão. Nhìn chung, đây là công đoạn rất quan trọng và nhất thiết phải thực hiện, đặc biệt, quy trình thực hiện khá phức tạp.

 Một số nguyên nhân dẫn đến mái nhà bị thấm, nứt: 

  1. Thiết kế sàn mái sân thượng không đạt chuẩn độ dốc yêu cầu. Không có máng hứng thoát nước, khiến nước mưa đọng lâu và ngấm xuống.
  2. Khi thi công chống thấm dùng vật liệu chống thấm sàn mái bê tông không đạt chất lượng: Do đó dẫn đến tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, rạn nứt, không ngăn nước được tối ưu.
  3. Thi công làm sân thượng không đảm bảo kỹ thuật: Vậy nên bề mặt nhanh chóng bị xuống cấp, nước dễ dàng thấm qua.
  4. Công trình xây dựng thi công đã lâu bị xuống cấp, sân thượng bị nứt nẻ, thấm dột nước đọng.
  5. Hư hỏng đường nước: Khiến tình trạng nước chảy liên tục trên sàn. Tạo sự thấm dột tự nhiên.
  6. Một số nguyên nhân khác: Sự co ngót đột ngột của bê tông, tác động lực từ bên ngoài làm sàn bị thủng…
  7. Chất lượng lớp chống thấm không đảm bảo dẫn đến hiện tượng các vết loang trên tường. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi do hiện tượng co giãn, hiện tượng bị thấm nước tỷ lệ thuận với diện tích mặt sàn.

Lựa chọn thiết kế kiến trúc có nội ngoại thất được kết hợp chuẩn, hài hòa.

 Nhà mái bằng một tầng với thiết kế tầng thượng nên thơ

Ảnh 15: Nhà mái bằng một tầng với thiết kế tầng thượng nên thơ 

Để mang đến tiếng nói riêng cho ngôi nhà, không chỉ có việc cân nhắc, chọn lọc các vật dụng, đồ nội thất . Mà vượt lên đó là phải tạo dựng được sự gắn bó, hơi thở đương đại. Và vun đắp cho cảm giác sống của gia chủ. Lợi thế trong quá trình tạo dựng căn biệt thự này là sự phối hợp. Sự phối hợp này diễn ra ngay từ rất sớm. Giữa đơn vị thi công kiến trúc với thiết kế nội thất.

Trong quá trình xây dựng phần thô cho công trình, chủ nhà và người thiết kế đã có sự hợp tác, trao đổi với chủ đầu tư dự án. Để điều chỉnh, thay đổi mặt bằng, bố trí công năng theo nhu cầu thực tế của gia chủ. Hướng công trình theo đúng ý đồ sử dụng sau này. Nhờ vậy mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Ở khâu hoàn thiện nội thất sau khi nhận nhà thô.

Mẫu thiết kế nội, ngoại thất nhà mái bằng 1 tầng rưỡi không thể bỏ qua

Ảnh 16: Mẫu thiết kế nội, ngoại thất nhà mái bằng 1 tầng rưỡi không thể bỏ qua

Thiết kế nội thất thường đi theo một nguyên tắc. Nó sẽ an toàn và có độ thẩm mỹ hài hòa cao hơn. Những nguyên tắc màu sắc trong thiết kế nội thất thường áp dụng là 60-30-10 Hay các nguyên tắc màu sắc tương phản, màu nóng – trung tính – lạnh…Trong đó nguyên tắc màu sắc 60 % màu chủ đạo, 30% màu thứ cấp và 10% màu nhấn là được nhiều người hướng đến nhất. Bởi không gian như thế có được sự cân đối và tương xứng cao. Màu chủ đạo thường là màu sơn còn màu khác là màu đồ dùng.

Thường thì màu chủ đạo nên chọn là màu nhạt, màu thứ cấp và màu nhấn là màu đậm nổi bật vừa giúp màu sắc nổi bật vừa giúp cho không gian có độ mở cao, thoáng, nhất là với những không gian như thiết kế căn hộ nhỏ, nhà phố hẹp, biệt thự mini.

Tông màu đậm thường ít khi dùng làm màu chủ đạo cho những phòng chung. Tổng thể ngôi nhà, căn hộ mà có thể dùng cho từng phòng ngủ để thể hiện cá tính và niềm yêu thích của gia chủ, vì màu nhạt tạo độ rộng hơn cho mắt nhìn. Còn màu đậm thì sẽ có cảm giác co lại, chật hơn. Bên cạnh đó, sự hài hòa đậm nhạt tương phản sẽ giúp không gian thêm đặc sắc hơn. Vì thế, khi thiết kế nội thất nên tuân thủ nguyên tắc màu sắc. Không nên dùng quá nhiều màu trừ khi bạn yêu thích sự rực rỡ và cá tính đến khác biệt.

Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế, nhu cầu xây dựng và thiết kế kiến trúc, nội thất bạn đều có thể liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc có liên quan!

Liên hệ để được tư vấn trực tiếp: 

Hotline: 0988 030 680

Xem thêm: 1000 Mẫu biệt thự 1 tầng đẹp

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận