Sự khác biệt giữa mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ mẫu nhà truyền thống người Việt.
Nhà ở có mối liên hệ vô cùng mật thiết với con người, cụ thể là ở thói quen sinh hoạt, tập tục, và điều kiện tự nhiên vùng miền nơi con người sinh sống. Hiện đại, song vẫn giữ được những vẻ đẹp của truyền thống, mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ đã gây được tiếng vang - sự thu hút với con người Bắc bộ. Vậy, điều gì đã tạo nên sức hút này? Câu trả lời có ngay ở phía dưới bài viết của chúng tôi.
Những nét đặc trưng của văn hóa Bắc bộ
Người dân sinh sống, sinh hoạt theo làng
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời, là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của người Việt. Đây cũng là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, người dân sống hiền hòa với thiên nhiên, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, nặng ân tình, tin vào nhân quả, coi trọng thứ bậc trong gia đình xã hội... Trên nền tảng điều kiện tự nhiên và xã hội đó, mà cảnh quan, nếp sống của cư dân ở các làng quê Bắc Bộ dần được hình thành. Cảnh quan của làng Bắc bộ thường có lũy tre, cổng làng, đường làng, nhà ở và các công trình tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ..
Ảnh 1: Nét bình yên của làng quê đồng bằng Bắc bộ
Người dân nơi đây có thói quen sinh hoạt theo làng. Làng là một biểu tượng văn hóa ở vùng Bắc bộ Việt Nam. Làng ở đồng bằng Bắc Bộ tập hợp những người cùng huyết thống hay cùng phương kế sinh nhai sinh sống trên một địa bàn nhất định. Sự gắn bó giữa con người ở làng quê, không chỉ ở quan hệ sở hữu đất đai, những di sản kiến trúc chung của làng, mà còn là sự gắn kết cộng đồng trong đời sống tâm linh, duy trì nếp sống cùng các chuẩn mực xã hội.
Cây đa, giếng nước, sân đình Bắc bộ từ lâu đã đi vào ca dao dân ca
“Đầu làng cây duối,
Cuối làng cây đa
Cây duối anh để làm nhà
Cây đa bóng mát nàng ra anh chào
Đôi tay nâng cái khăn đào
Bằng khi hội hát anh trao cho nàng..”
Ở các làng quê Bắc bộ, hình ảnh cây đa cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, của đất trời. Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, giữa làng hay ở bên cạnh các di tích: đình, đền, chùa trong làng.
Ảnh 2: Cây đa cổ thụ là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam
Làng quê Bắc bộ có nhiều kiểu kiến trúc độc đáo như: những chiếc cầu ngói, cầu gạch, cầu xây bằng đá.. trước khi vào làng. Tuy nhiên, hình ảnh ấn tượng nhất chính là chiếc cổng làng. Cổng làng là bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc bộ.
Ảnh 3: Cổng làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) vẫn giữ nguyên vẹn được tích xa xưa
Cổng làng không chỉ là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, mà còn ẩn chứa trong đó giá trị văn hóa. Tên làng và những câu đối trang trí ở cổng làng là câu chuyện kể về nguồn gốc, nếp sống văn hóa lịch sử, niềm tự hào của dân làng.
Đình làng là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Bắc Bộ. Đình làng là ngôi nhà chung to lớn, kiến trúc đẹp, trang trọng nhất làng. Đình làng thờ thành hoàng làng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước.
Ảnh 4: Đình làng - nơi thiêng liêng, trang trọng nhất làng
Mỗi dịp lễ hội, dân làng tổ chức lễ rước kiệu sơn son thếp vàng trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang dội, diễn tả lại sự tích và công lao của Thành Hoàng. Lễ rước kiệu hội làng luôn tạo cảm xúc linh thiêng gắn bó đoàn kết trong cộng đồng. Đình làng chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê.
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.”
Bên cạnh đình làng, hầu như làng nào cũng có chùa thờ Phật. Đã từ lâu, chùa gắn bó thân thiết trong đời sống tâm linh của dân làng. Chùa là nơi dân làng lễ bái, tu thân, trau dồi đức hạnh, để phúc đức lại cho con cháu.
Thượng tọa Thích Tiến Đạt, trụ trì chùa Cự Đà, ngoại thành Hà Nội cho rằng: "Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam từ lâu đời, do đó ở nơi nào có dân, có làng thì ở đó có chùa, có đình, miếu và nó trở thành thiết chế văn hóa không thể thiếu được của đồng bằng Bắc bộ. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tâm linh tín, ngưỡng, là nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng của dân làng trong cuộc sống. Phật giáo với chủ trương từ bi và trí tuệ, hướng con người ta hướng tới chân, thiện, mỹ , do đó ngôi chùa là chỗ dựa tinh thần văn hóa của người dân."
Trong quần thể không gian kiến trúc của làng, giếng nước luôn được coi là chốn tâm linh.
Ảnh 5: Giếng nước xưa kia là báu vật của người dân trong ngôi làng
Bên giếng nước thường có miếu thờ thần. Vào ngày tuần hay dịp tế lễ, đình đám, dân làng đến đây đặt lễ cầu may và lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính..”
Ở các làng Bắc bộ còn nhiều trình tâm linh khác như: đền, phủ, miếu. Theo tín ngưỡng dân gian, đền, phủ để thờ Mẫu, thờ Thánh, Thần, người có công với làng, còn miếu thờ có quy mô nhỏ hơn, thờ thần bảo vệ các thôn xóm.
Nhà ở truyền thống ở Bắc bộ
Cấu trúc làng truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
Ảnh 6: Cấu trúc làng truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
Nhà ở trong làng truyền thống mang nhiều giá trị về kiến trúc và tổ chức không gian. Xung quanh nhà thường có hàng rào cây dâm bụt, trước nhà có hàng cây cau trước nhà và những cây chuối trồng sau nhà. Tùy từng gia đình mà những ngôi nhà được dựng lên theo kích cỡ khác nhau. Nhà khá giả thì làm 5-7 gian, nhà nào khó khăn thì làm 3 gian 2 chái. Các ngôi nhà quần tụ bên nhau thành các chòm xóm, có cổng ngõ liên thông với nhau tạo gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Bố cục tổng thể - bố cục các gian nhà
Bố cục của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Bố cục nhà hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu bố cục này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục thứ hai của ngôi nhà người Việt thường thấy là: Bố cục hình chữ Môn (門), tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà bếp), kiểu này thường phải là một gia đình khá giả. Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác (dùng theo chiết tự Hán) nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công …
Ảnh 7 : Bố cục nhà truyền thống của người Việt
Bố cục các gian nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)... và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ.
Kết cấu của ngôi nhà truyền thống
Khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ...) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như các nước khác. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45 độ).
Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay mộng đuôi cá.
Nơi thờ cúng tổ tiên
Người Việt có quan niệm ‘đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại’, nên gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi, đó là những mảng chạm khắc được thu nhận từ thiên nhiên vào trong ngôi nhà người Việt truyền thống.
Ảnh 8: Nơi thờ cúng tổ tiên thường ở phòng khách - là nơi đẹp đẽ và trang nghiêm trong ngôi nhà
Ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức, ý chí, tập trung công sức, tiền của cả gia đình. Ngôi nhà người Việt còn thể hiện được cái khéo léo, tài hoa của người thợ Việt Nam.
Vật liệu xây dựng nên ngôi nhà truyền thống của người Việt.
“Nhà kiến trúc trước hết là một người thợ mộc” (M.Gonse). Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá, tranh, tre, gỗ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của gia đình.
Ảnh 9: Ngôi nhà truyền thống của người Việt
Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa “bức bàn” hay “cửa phố”. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc, trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị khiêm nhường, mang dáng hình của cả một cội nguồn dân tộc, một sức sống lâu bền mãnh liệt của người Việt. Đó chính là tâm hồn, là một góc đi về của một con người, nó mang nhiều hồi ức, kỷ niệm riêng tư mà chỉ ngôi nhà Việt mới có được.
Từ bao đời nay, hình ảnh làng truyền thống đã in sâu vào tâm trí, gắn bó với tâm hồn nhiều thế hệ người dân nước Việt. Cho dù ngày nay đã có nhiều đổi thay trong đời sống xã hội, nhưng nhiều làng quê vẫn giữ được nét đặc trưng tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ.
Ảnh 10: Một góc nhỏ trong cấu trúc nhà ở làng quê Bắc bộ
Mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ
Nguồn gốc của kiến trúc tân cổ điển
Ra đời từ thế kỷ 19 tại Châu Âu, kiến trúc tân cổ điển dần dần ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, trong đó có cả các nước trước đây là thuộc địa như Việt Nam. Tại Việt Nam, trước đây Pháp đã mang đến kiến trúc tân cổ điển với cách thiết kế và xây dựng hoàn toàn mới mẻ, đậm chất phương Tây, tạo nên những công trình tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay. Đối với các công trình nhà ở, cho đến hiện nay mới dần trở nên phổ biến và được thiết kế, xây dựng rộng rãi trên cả nước, có thể từ khi ngành thiết kế kiến trúc phát triển.
Các kiến trúc sư đã tìm ra nhiều hướng cách tân và biến đổi nó để cho phù hợp với sự phát triển của thời đại và phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng và phù hợp với khí hậu ở Việt Nam.
Ảnh 11: Bản vẽ phối cảnh thiết kế nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ
Bản chất của kiến trúc tân cổ điển chính là sự đơn giản hóa của trường phái cổ điển Châu Âu xa hoa lộng lẫy, hạn chế những chi tiết trang trí quá cầu kỳ và phô trương và để lại vẻ đẹp thanh lịch, mềm mại, nhẹ nhàng, phù hợp hơn với chức năng nhà ở của mọi người và nó như là sự bình dân hóa chống lại lối kiến trúc nhà ở quá rườm rà và bóng bẩy, lãng phí. Nhờ vào vẻ đẹp duyên dáng khiêm nhường mà vẫn sang trọng, kiến trúc tân cổ điển được những gia đình yêu thích cái đẹp tìm đến, mang lại vẻ đẹp khác biệt so với những kiểu nhà truyền thống đơn giản ở Việt Nam.
Ở nước ta, các kiến trúc sư đã rất thông minh khi kết hợp vẻ đẹp phương Tây với vẻ đẹp gần gũi bình dị của nhà mái ngói tạo nên những công trình nhà biệt thự ấn tượng, vừa cao sang lại vừa có tinh thần dân tộc.
Đặc điểm của mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ
Kiến trúc đối xứng và cân bằng
Mặc dù kiến trúc tân cổ điển có sự tiết chế trong cách trang trí và không theo một khuôn khổ nào, nhưng nó vẫn thể hiện sự mực thước và cân bằng trong tỷ lệ, trong các chi tiết để tạo nên sự hài hòa cho trong thiết kế. Nhìn ngắm hình ảnh phối cảnh mặt tiền mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ, chúng ta cũng có thể nhìn ra tính cân bằng và đối xứng trong đó.
Kích thước mặt tiền rộng 13m được bố trí hết sức cân đối thể hiện ở các chi tiết như sảnh đặt ở chính giữa tỷ lệ đồng đều với 2 bên, hệ thống cột trụ chống đỡ mái sảnh đặt ở 2 bên sảnh tạo tâm điểm cho mặt tiền. Ngoài ra hệ thống cửa sổ lớn và nhỏ cũng được bố trí đối xứng nhau qua cửa chính và đồng đều cả về số lượng, kích thước. Bên cạnh đó chi tiết phào chỉ cũng được đặt ở chính giữa để thu hút mắt nhìn về phía trung tâm, đây chính là cách bố trí hết sức cân bằng, nghiêm túc khi thể hiện tỷ lệ trong kiến trúc nhà 2 tầng mái Thái đẹp.
Ảnh 12 : Mặt tiền hài hòa của căn biệt thự hai tầng tân cổ điển
Mặt tiền có bố cục hài hòa, chia thành 3 phần không gian rõ ràng tỷ lệ với nhau trong đó khối chính giữa là điểm nhấn và 2 khối ở 2 bên làm phụ họa để làm nổi bật khối ở giữa.
Kiến trúc cổ vòm đặc trưng
Những chi tiết được thiết kế thành các khối vòm chính là đặc trưng rõ ràng nhất của kiến trúc tân cổ điển vì nó được sử dụng để tạo nên vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng cho công trình nhà tựa như nét đẹp, những đường cong mềm mại của người phụ nữ vậy.
Ảnh 13 : Những khối vòm được thiết kế cho khung cửa sổ mái
Trong mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ, không khó để nhận ra những khối vòm được thiết kế cho khung cửa sổ mái, những ban công hình vòm rộng mở và mái che ban công chính giữa hình vòm làm nhấn mạnh chi tiết phào chỉ bên trong nó. Không chỉ tạo nên vẻ đẹp mềm mại, thanh lịch mà những khối vòm còn có tác dụng rất lớn trong việc giúp kiến trúc trở nên tinh tế hơn, khác hẳn so với kiến trúc đồng quê mộc mạc.
Những thức cột tròn là điển hình của kiến trúc cổ điển xuất phát từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tuy nhiên, hiện nay, trong kiến trúc tân cổ điển thường sử dụng loại thức cột đơn giản nhất trong 5 thức cột cổ điển chính thống đó là cột Doric, Toscan và Lonic; 2 thức cột còn lại là Composite và Corinthian có thiết kế cầu kỳ hơn thường được sử dụng cho những công trình biệt thự cổ điển hay lâu đài. Thiết kế mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ sử dụng hệ thống thức cột tròn Doric đơn giản có giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn, bề thế hơn, đặc biệt là 2 trục cột chính kéo dài song song ở giữa mặt tiền.
Màu sắc đơn giản
Các thiết kế tân cổ điển hay cổ điển thường được phối màu bắt nguồn từ quyền năng của thiên nhiên thể hiện sự nhẹ nhàng nhưng đầy cao quý, đặc trưng là màu vàng, trắng kem, xám, màu be, đó là những gam màu khá tự nhiên nhưng lộng lẫy, đẳng cấp. Trong mẫu thiết kế nhà 125m2 chúng ta thấy sự kết hợp mang đến vẻ đẹp lôi cuốn giữa màu trắng kem mát mẻ, tươi sáng, trẻ trung ở mặt tiền và tường màu vàng nhạt nổi bật, quý phái, nhã nhặn. Để tạo điểm nhấn cho mẫu nhà trên các mảng tường tươi sáng là sự kết hợp các chi tiết gam trầm màu nâu và màu đen của hệ thống cửa và các viền màu trang trí để tạo sự huyền bí, hấp dẫn cho ngoại thất.. Mẫu nhà 2 tầng tân cổ điển Bắc bộ thường khoác lên màu áo trắng kem tươi sáng, nhã nhặn kết hợp màu vàng nhẹ nhàng để tạo điểm nhấn cho ngoại thất.
Các chi tiết trang trí công phu, tỉ mỉ
Chi tiết phào chỉ mặc dù không được sử dụng nhiều nhưng nó phù hợp với một công trình nhà tân cổ điển quy mô ở mức trung bình như thế này. Phào chỉ trang trí tạo điểm nhấn ở vị trí trung tâm và đầu cột liền tường. Bên cạnh đó còn các đường kẻ chỉ ngang và dọc rất cân đối tạo sự tinh tế hơn cho ngoại thất. Đối với nhà hiện đại, không có sự xuất hiện của phào chỉ vì nó cầu kỳ.
Vật liệu hiện đại cho mẫu thiết kế
Nếu như đối với các mẫu nhà hiện đại đơn giản, nhà vườn đồng quê chúng ta có thể sử dụng vật liệu chất lượng thấp hơn phổ biến hơn để tiết kiệm chi phí xây dựng nhưng đối với các mẫu nhà 2 tầng kiểu Pháp chắc chắn vật liệu được sử dụng phải là vật liệu chất lượng tốt, cao cấp mới phù hợp với vẻ đẹp cao quý, sang trọng của kiến trúc tân cổ điển.
Thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển mang kiến trúc Bắc bộ điển hình, kiến trúc sư sử dụng hệ thống cửa gỗ Lim cho cửa chính và cửa sổ thì dùng cửa gỗ kính tiện nghi, bền vững. Cửa gỗ Lim đánh giá được sự đầu tư của gia chủ tạo nên vẻ đẹp sang trọng bề thế cho công trình.
Ngoài hệ thống cửa thì các loại gạch đá ốp lát cũng là các loại nhập khẩu chất lượng cao được người tiêu dùng yêu thích.
Mái
Một điều giúp mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển Bắc bộ thêm quyến rũ và nổi bật chính là việc chúng ta thấy sự xuất hiện của hệ thống mái Thái màu đỏ tươi đẹp mắt, sang trọng, đó là điển hình nhất của yếu tố hiện đại.
Mái Thái với hệ số đua lớn, biệt thự 2 tầng mái Thái có màu đỏ đậm nổi bật trên nền nhà trắng kem tạo nên sự bề thế và quy mô lớn mang đến sức hút mãnh liệt cho một ngôi nhà 2 tầng. Xét về tính thẩm mĩ, mái thái hài hòa và phù hợp với kiến trúc tân cổ như là sinh ra đã giành cho nhau. Về công năng, mái Thái có nhiều ưu điểm vượt trội về công năng phù hợp với khí hậu nắng nóng mưa nhiều ở Việt Nam. Xét về hình khối,
Mặt bằng công năng
Ảnh 14: Bản vẽ mặt bằng tầng 1- bố trí các phòng chức năng
Ảnh 15: Bản vẽ mặt bằng tầng 2 - thiết kế không gian mặt bằng nội thất tầng 2 chặt chẽ, tiện nghi, khoa học
Diện tích sử dụng là 240m2 cũng khá rộng rãi và thoải mái khi thiết kế các phòng ốc theo mong muốn của chủ đầu tư, vì ngôi nhà không đặt không gian bếp ăn và phòng thờ trong nhà nên sự phân chia các không gian chức năng ưu tiên vào phòng khách và các phòng ngủ. Gia đình có đông thành viên nên việc bố trí 5 phòng ngủ là cần thiết. Tuy nhiên đối với nhà 120m2/sàn mà đặt bếp ăn và phòng thờ bên trong thì chỉ bố trí được 4 phòng ngủ nhỏ.
Thiết kế công năng nội thất cho mẫu nhà 2 tầng mái thái tân cổ điển diện tích 120m2 cụ thể từng tầng như sau:
Tầng 1 gồm có: Tiền sảnh 6.5m2, phòng khách 31m2, phòng trưng bày 18m2, phòng ngủ 1 14.5m2, phòng ngủ 2 14.5m2, wc 1 = wc 2 = 4m2
Tầng 2 gồm có: ban công 1, ban công 2, ban công 3, ban công 4, phòng thờ 11m2, sảnh tầng 9m2, phòng ngủ 3 14.5m2, phòng ngủ 4 18m2, phòng ngủ 5 13.5m2, wc 3 5m2, wc 4 4m2, sân chơi 13m2. Nhà ăn được đặt riêng bên ngoài, ngôi nhà đảm bảo được sự thoáng mát và sạch sẽ một cách tối ưu, bên cạnh đó, phòng trưng bày được đặt liền phòng khách thể hiện cách sống văn minh, hiện đại và cuộc sống khá giả, cao sang của gia đình.
Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế, nhu cầu xây dựng và thiết kế kiến trúc, nội thất bạn đều có thể liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc có liên quan!
Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:
Hotline: 0988 030 680
Xem thêm: giới thiệu mẫu thiết nhà 2 tầng 3 phòng ngủ mái bằng hiện đại 115m2
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận