Thiết kế chùa 2 tầng đẹp rộng 5000m2 tại Ninh Bình - Dự án Trúc lâm cung bến giá BT1120723
https://angcovat.vn/thiet-ke-nha-tho-ho-dep/4439-thiet-ke-chua-2-tang-dep-rong-5000m2-tai-ninh-binh-du-an-truc-lam-cung-ben-gia-bt1120723.html#sigProIdbafb5ed174
Kiến trúc Angcovat được nhiều người nhắc tới không chỉ với các công trình biệt thự to lớn, đồ sộ hay các mẫu nhà vườn cấp 4 giản đơn ở nông thôn, mà ngay cả các công trình nhà thờ, chùa, miếu cũng là thế mạnh của chúng tôi. Các công trình chùa tòa tháp cao, các công trình chùa sân vườn rộng rãi hay thiết kế chùa theo phong cách truyền thống. Với đội ngũ kiến trúc sư Angcovat 15 năm kinh nghiệm, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàng trong cả nước.
Kiến trúc sư Angcovat thật may mắn khi được hợp tác, ký hợp đồng với chủ đầu tư là Sư trưởng Thanh Chân khi được "chọn mặt gửi vàng" để lên ý tưởng từ mặt bằng quy hoạch lô đất rộng 5000m2 cho tới khi hoàn thành bộ hồ sơ thiết kế thi công chi tiết từng hạng mục của dự án "Trúc lâm cung bến giá" tại vùng đất Hoa Lư địa danh nhận kiệt.
Thông tin thiết kế chùa trong dự án xây dựng "Trúc Lâm Cung Bến Giá"
Mã số |
BT1120723 |
Số tầng |
2 tầng |
Chủ đầu tư |
Sư trưởng Thanh Chân |
Địa chỉ |
Hoa Lư - Ninh Bình |
Kiến trúc sư |
Kiến trúc sư Angcovat |
Năm thi công |
2023 |
Thông số diện tích, công năng |
Diện tích: 5.000m2 Nhà tâm linh 2 tầng: 340m2/sàn
Nhà hàng, tổ chức sự kiện 2 tầng: 800m2/sàn
Nhà lễ tân, bảo vệ: 52m2
Nhà ở sư trưởng: 214m2
Báo tháp: 16m2
Lầu vọng cảnh một cột: 25m2
Sân lư hương 100m2
Cầu nổi
Vườn treo: 100m2
Chòi nghỉ tản bộ
Hồ nước 930m2
Chỗ để xe
Cổng
|
Tìm hiểu đôi chút về văn hóa thờ cúng tại đền chùa ở Việt Nam
Từ rất lâu đời nay, văn hóa thờ cúng tổ tiên, thờ phật chính là cội nguồn của văn hóa tâm linh, đặc biệt tại các ngôi chùa lớn, được xem là nơi nuôi thờ Phật, nơi tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, nơi mà ai ai cũng mong muốn có được sự bình an cho gia đình, công danh sự nghiệp,...
Công trình chùa 2 tầng làm bằng vật liệu bê tông giả gỗ
Có thể nói đình chùa còn là công trình văn hóa vật thể và phi vật thể được cộng đồng làng xác, người dân bà con gìn giữ biết bao thế hệ. Xây chùa được coi là công việc trọng đại của làng xã và ngày này thì cũng có rất nhiều các chủ đầu tư đứng lên xây dựng độc lập và tôn vinh, gìn giữ nét đẹp văn hóa, ý nghĩa lịch sử và còn là nơi du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng của rất nhiều du khách.
Trải qua hàng ngàn năm văn hiến lịch sử đất nước ta, không rõ đình chùa ra đời từ khi nào và phát triển ở khắp mọi vùng miền nhưng cho đến hiện tại, giá trị gìn giữ nét đẹp văn hóa, thờ cúng tổ tiên, thờ phật và hướng thiện vẫn được in đậm trong tâm trí của mọi người. Nét đẹp giản dị mà yên bình, đặc biệt những người con xa quê thì hình ảnh các ngôi đình chùa, vẫn được hiện sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt.
Sự kết hợp giữa du lịch văn hóa tâm linh và nghĩ dưỡng đã trở nên phổ biến tại nước ta trong những năm gần đây. Vì thế mà hiện nay rất nhiều các chủ đầu tư đã đứng lên xây dựng các công trình văn hóa kết hợp du lịch tâm linh nghỉ dưỡng và thu hút được rất nhiều các du khách tới tham quan. Công trình được xây dựng mới khang trang kết hợp kiến trúc hiện đại nhưng không từ bỏ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc mộc mạc, quen thuộc của các công trình đình chùa truyền thống.
Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam trong các công trình đình chùa
Đình chùa là cụm từ luôn đi cùng với nhau, mặc dù đình và chùa có ý nghĩa khác nhau. Khi nhắc tới "đình" thì đó là nơi thờ thành hoàng của làng xã, đồng thời đây cũng là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.
Trong khi đó Chùa là nơi thờ cúng những vị phật, la hán, quan âm bồ tát,... nhìn chung là các vị phật từ tư tưởng phật giáo ngàn đời nay. Với mong ước có được sự bình an đến với các gai đình, công việc làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc, đặc biệt nơi lui tới của những người gặp phiền muộn trong cuộc sống, muốn kiếm tìm sự bình yên thanh thản trong tâm hồn. Chính vì thế, thiết kế đình chùa cần thể hiện sự tao nhã, tạo không gian yên bình, tĩnh lặng.
Nguyên tắc thiết kế chùa 2 tầng cần ghi nhớ
Thiết kế không gian văn hóa du lịch tâm linh chùa 2 tầng tại Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình
- Về cấu trúc: thiết kế kiến trúc chùa Việt thường xây dựng theo kiểu chùa chữ Đinh, chữ Công, chữ Tam, chữ Quốc.
- Mái chùa: Kiến trúc chùa 2 tầng phần triển mái thẳng nhưng hếch lên ở các góc mái, phần mái thường chiếm 2/3 chiều cao của mặt đứng, tàu đao uốn cong và được chạm khắc hình ảnh của con giống, bờ nóc với gạch hoa chanh, con kìm nóc hoặc hình ảnh rồng chầu mặt nguyệt,..
- Cột chùa: trhuowngf tròn và to, co chân đỡ và có cột cái, cột hiên
- Cửa chùa: có thể dựng bằng gỗ tự nhiên hoặc bê tông giả gỗ với nhiều hoa văn khác nhau tùy thuộc vào từng ngôi chùa
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận