Thiết kế và xây dựng nhà chống bão cho dân lao động miền Trung TIN528097
Mỗi mùa mưa bão đến, nhà ở lại trở thành nỗi lo lắng, trăn trở của bà con miền Trung nước ta. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để xây dựng những mẫu biệt thự đẹp, kiên cố để bất chấp mọi gió bão. Bởi ai cũng biết miền Trung đã khó khăn lại càng thêm gian khổ khi năm nào cũng phải hứng chịu nhiều bão lũ nhất cả nước. Chính bởi vậy, xây nhà chống bão dường như trở thành việc cần phải làm của mỗi gia đình sống ở nơi bão lũ hay về.
Nếu nhà không thể tránh bão thì khi bão đến, người dân sẽ trú ẩn ở nơi đâu?
Angcovat sẽ đưa tới cho các bạn một số giải pháp xây nhà chống bão có thể áp dụng với nhiều đối tượng và nhiều khu vực. Đặc biệt, những người có thu nhập thấp hoàn toàn có thể áp dụng những giải pháp này.
Nguyên tắc cơ bản xây nhà chống bão cho dân lao động
Thiết kế và xây dựng nhà ở vùng gió bão không đơn thuần như những mẫu biệt thự đẹp, nhà ở dân dụng chỉ cần xem xét kết cấu móng cho phù hợp với kiểu nhà mà còn phải phân tích, tính toán cụ thể ảnh hưởng của gió bão tới thiết kế nhà theo đặc thù địa hình và khí hậu của vùng đó. Quan trọng nhất chính là phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo giảm tác động của gió bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Muốn như vậy chúng ta cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
-
Lựa chọn địa điểm xây nhà chống bão thích hợp:
Nên chọn nơi khuất gió bão, tránh đối mặt với hướng gió chủ đạo, tránh nơi trống trải hướng gia biển, hồ lớn. Ví như ở miền Trung thì nên tránh hướng Đông, hạn chế Đông Nam. Có thể tận dụng các địa hình có vật cản như gò đồi giống thiết kế nhà vườn cấp 4 3 phòng ngủ ở Bắc Giang.
Cách khác bạn có thể trồng cây để cản bớt tác động trực tiếp của gió bão vào nhà. Tuy nhiên chú ý là nếu cây quá lớn thì phải tỉa bớt cành để tránh việc cây đổ vào nhà khi có mưa gió lớn.
Cây cối có thể chắn gió bão nhưng nếu là cây quá lớn thì phải tỉa cành thường xuyên nếu không muốn cây đổ vào nhà, đặc biệt là những cây có dễ nông
-
Đối với kiến trúc của thiết kế nhà dân dụng tránh gió bão
Nên bố trí nhà thành cụm, các nhà bố trí so le nhau, tránh bố trí thẳng hàng dễ hình thành túi gió hay luồng gió xoáy.
Nhà nên thiết kế dạng chữ nhật, không quá dài, tốt nhất theo tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá 2.5 lần.
Tránh thiết kế nhà có dạng chữ U hay chữ T ở những vùng thường xuyên xảy ra gió bão mạnh. - Đối với tường, không nên xây quá rộng, quá cao mà không gia cố. Những bước tường này cần phải được gia cường bằng giằng và cột bổ trụ hay neo vào các khung hay sàn chịu lực.
Hạn chế trổ cửa sổ hay cửa có diện tích lớn. Cửa phải kín gió để tránh hiện tượng cửa bị bung khi bị gió giật. Tốt nhất là làm cửa sổ dạng khung đẩy theo phương đứng hoặc phương ngang.
Khung cửa cần được liên kết chắc chắn với tường -
Giải pháp về kết cấu để xây dựng nhà chống bão
Kết cấu chịu lực của ngôi nhà cần đơn giản, sơ đồ làm việc rõ ràng. Các phần kết cấu tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc có độ cứng tốt theo cả 3 phương và tạo được khả năng chống xoắn tốt cho ngôi nhà.
Tất cả các bộ phận kết cấu của thiết kế nhà dân dụng chống bão cần phải được neo giữ vào những điểm kiên cố có khả năng chống lại tác động của gió bão. Đặc biệt, phải bố trí hệ thống giằng và liên kết cứng tất cả các phần kết cấu lại với nhau để tạo nên một khối liên tục giúp tăng khả năng chống trượt, chống xô đổ, chống xoắn cho căn nhà. -
Giải pháp mặt bằng mái khi xây dựng nhà chống bão nên đơn giản
Mái nhà nên để độ dốc hợp lý, thông thường sẽ rơi vào khoảng 30 – 33 độ. Đối với mái nhẹ có độ dốc sẽ rơi vào khoảng 5 – 10 độ sẽ rất dễ bị tốc, do đó cần hạn chế các thành phần chìa ra ngoàiu ường của mái (Phần chìa ra ngoài của mái nên để nhỏ hơn 50cm khi có trần và nhỏ hơn 30cm khi không có trần).
Mái nhà nên có diềm để hạn chế tác động trực tiếp từ luồng gió lên phần đầu mái. Nếu là mái hiên thì nên làm hiên rời để nếu bị tốc sẽ ít ảnh hưởng tới mái chính của nhà; hoặc giải pháp khác có thể làm hiên nhà bằng bê tông cốt thép.
Mái nhà nên được xử lý cẩn thận để tránh bị tốc, lật
Hạn chế các thiết bị trên mái để giảm tác động của gió tới mái nhà. Trong trường hợp bắt buộc phải đặt thiệt bị thì cần có biện pháp gia cố để đảm bảo độ chắc chắn, an toàn để chúng có thể chịu được gió bão.
Đối với những ngôi nhà thấp tầng (những mẫu nhà cấp 4) giá rẻ, vật liệu dùng cho mái chủ yếu có kết cấu nhẹ, thường là ngói, tôn xi măng, mái lợp phibro hoặc các phên tre, nứa, lá… Những loại mái này dễ bị tốc khi có gió bão. Để hạn chế việc này, phải sử dụng biện pháp neo, giữ chúng chắc chắn vào hệ kết cấu mái. Có thể thực hiện bằng cách buộc, neo, xây bờ nóc, bờ chảy, chèn vữa xi măng hay đè giữ bằng các bao cát…
Ngoài ra, để đảm bảo hệ thống mái không bị tốc thì các kết cấu khác của mái cũng phải liên kết chắn chắn và chặt chẽ với nhau tạo thành 1 thể chắc chắn.
Cuối cùng, vì kèo mái phải được níu chặt vào tường, cột chịu lực bằng thép phi 6 để tuyền tải trọng gió xuống kết cấu móng nhà.
Cách đổ rồi dán ngói này cũng giúp mái khá kiên cố. Tuy nhiên, kiểu mái này thích hợp với những căn nhà chống bão lũ bằng bê tông cố thép, kiên cố hẳn
-
Kết cấu nhà chống bão có trần sẽ giảm áp lực gió lên mái
Trần nhà có kết cấu chắc chắn, liên kết chắc chắn với tường trong và tường ngoài của nhà có thể tăng phần lớn khả năng chống xô đổ của tường khi có gió bão.
Nếu có thể nên làm gác lửng cho ngôi nhà, sẽ gia tăng khả năng chịu lực gió của nhà cũng như giúp bạn có chỗ trú ẩn khi cần. với những vùng vừa bão vừa lụt thì giải pháp này lại càng khả thi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bố trí các cửa thoát hiểm trên trần và mái nhà để phòng các sự cố khi có gió bão xảy ra.
Thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng được xây dựng ở Thanh Hóa
Với những gia đình không có điều kiện, kết cấu mái bằng khung gỗ hoặc tre, ở đầu hồi và tại những góc nhà cần bố trí những thanh chống chéo hình tam giác hoặc chữ X. Với kết cấu chịu lực là tường gạch thì bố trí các trụ và giằng bằng bê tông cốt thép liên kết với nhau, trụ đứng sẽ bố trí ở góc tường và ngăn nhỏ các bức tường rộng. Giằng nên bố trí ở các cao trình mặt móng, hay các mép trên cửa sổ, cửa đi. Giằng sẽ phải khép kín chu vi tường bao nhà và nối tất cả các bức tường trong nhà lại với nhau.
-
Mỗi ngôi nhà chống bão phải có một lõi cứng
Mỗi ngôi nhà chống bão nên chọn một phòng hay một khu vực để làm lỗi cứng cho toàn nhà. Lõi cứng này có thể là tường gạch, xây bằng vữa, xi măng, cát… Các tường này nên có chiều dày ít nhất là 22cm. Nếu có làm gác lửng thì cũng nên làm ở khu vực này.
Đây sẽ là nơi kiên cố để neo giữ những bộ phận và kết cấu nhà khác, cũng là nơi trú ẩn an toàn, cất giữ tài sản, lương thực cần thiết khi có bão lớn. Với những ngôi nhà truyền thống, khu vực này được kết hợp làm phòng thờ. -
Khi xây nhà chống bão, cần chú ý kết cấu móng phải chịu đủ lực
Móng cần chắc chắn, đủ lực để neo giữ các kết cấu của nhà. Mưa bão thường đi kèm với ngập lụt, vì thế kết cấ umóng còn phải đảm bảo luôn kho ráo, vật liệu không bị hỏng khi bị ngập lụt, chịu lực tốt trong tình trạng ngập nước.
Thường, người ta sẽ dùng móng gạch đá hoặc bê tông cốt thép để xây nhà chống bão. Tại các chân cột bố trí móng neo bằng thép để neo các chân cột.
Một số điều kiến tạo nhà ở giản dị chống giông bão
Có thể thấy, nếu gia đình nào có điều kiện thì ngay từ khâu thiết kế nhà đã phải tính toán tới các phần kết cấu và kiến trúc sao cho chịu được gió bão. Bên cạnh đó, Nếu có điều kiện thì nên xây thành nhà cấp 4 có gác lửng hoặc nhà 2 tầng để có nơi trú ẩn khi bị ngập. Xung quanh nhà cũng nên trồng 1 số loại cây như phi lao, thông để cản gió (chú ý là cây to thì phải thường xuyên tỉa lá nếu không mưa to gió lớn sẽ rất dễ đổ vào nhà lại càng nguy hiểm hơn).
Có thể xây nhà chống bão theo các thiết kế nhà chống bão khả thi dưới đây
Mô hình nhà chống bão của viện khoa học công nghệ, Bộ xây dựng
Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) đã đưa ra những giải pháp kỹ thuật phòng chống thiên tai trong xây dựng nhà ở dân dụng. Đây cũng là nội dung hợp tác của ngành Xây dựng Việt Nam với Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).
Theo đó, các nhà khoa học ngành xây dựng Việt khuyến cáo việc chọn địa điểm xây dựng nên chú ý lợi dụng địa hình, địa vật nhằm chắn gió bão. Các cách sắp xếp xây dựng nhà ở được quy định giống như quy tắc xây nhà chống bão mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Nhà chống gió bão của Viện Khoa học công nghệ, Bộ xây dựng được xây dựng trên những nguyên tắc xây dựng nhà chống bão tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó cần chú ý thêm một số các vấn đề sau:
- Tường gạch vượt mái phải được tăng cường bằng dầm bê tông cốt thép, neo xuống dưới đế theo các khoảng đều nhau. Tường nhà nếu có khung, vách gỗ với hệ khung không gian thường có khả năng chịu gió bão tốt hơn.
- Các loại nhà tường khung gỗ tre, vách tre nứa dù có lớp trát hay không thì cũng chỉ coi là phương án nhà tạm khi chưa có đủ điều kiện kinh tế. Những ngôi nhà này cần thực hiện giải pháp chống đỡ trước cơn bão.
- Mái nhà bằng ngói thì phải sử dụng ngói có lỗ buộc, tăng cường liên kết của hệ kèo, xà gồ… Dùng dây thép f2 buộc vào li tô, cầu phong.
- Đối với những công trình ngói không neo đã xây dựng xong, có thể hạn chế hư hại bằng phương pháp kê vữa phần mũi viên trên vào phần gáy viên dưới ở các vùng riềm mái. Xây thêm một hàng gạch chỉ chạy dọc theo độ dốc của mái với khoảng cách 0.9-1.2m để chống tốc mái. Nóc mái sử dụng ngói bò hoặc gạch chỉ chèn kỹ bằng xi măng mác 50. Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng khuyễn khích nên làm gác lửng để gia tăng độ cứng cho ngôi nhà.
- Đối với cửa thì nên giữ kín gió để chống bão, chôn sâu bản lề vào tường hoặc dùng vửa đẩy lật thay vì dùng cửa mỏ. Khung cửa phải có thép đuôi cá và cửa phải được chèn cẩn thận vào tường. Cửa liếp cửa gỗ phải gia cố thêm các thanh chữ Z buộc hoặc đóng đinh cẩn thận.
Mô hình nhà chống bão giá rẻ của sinh viên trường đại học kiên trúc thành phố Hồ Chí Minh
Anh Pham Văn Sinh khi còn là sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã đưa ra “Giải pháp xây dựng và bảo vệ công trình nhà ở nông thôn trong vùng bão miền Trung”. Giải pháp này đã được nhiều nhà khoa học ngành xây dựng ủng hộ và khẳng định là một giải pháp mang tính khả thi, là phương án xây dựng nhà chống bão giá rẻ cho dân lao động miền Trung.
Phối cảnh mẫu nhà chống bão mà Phan Văn Sinh thiết kế
Về vật liệu, cần tận dụng tối đa những vật liệu có sẵn ở địa phương như đá, gỗ, tre, rơm, rạ… để giảm chi phí. Tuy nhiên cần có phương pháp xử lý đúng cách để chúng có thể giúp nhà cửa kiên cố hơn và chịu được tải trọng gió khá cao.
Có thể sử dụng rơm trộn với bùn đất và đắp dày lên sàn tre hoặc sàn gỗ. Lớp trát này có tác dụng tăng trọng lượng của những nguyên liệu làm mái và có thể chịu được áp lực gió tốc mái. Lớp che mưa nên được đan phên, cót ép với nhau thành lưới ô vuông đặt trên mái, nên được thay thế qua mỗi mùa gặt để đảm bảo chất lượng.
Nếu sử dụng gỗ thì phải ngâm ít nhất 1 năm hoặc xử lý hóa chất đối với những kết cấu chịu lực chính để tăng cường độ, khả năng chịu lực, độ bền, chống côn trùng, mối mọt xâm hại.
Nếu sử dụng bê tông cốt thép thì chắc chắn chịu lực tốt hơn nhưng giá thành lại cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế vô cùng eo hẹp của những gia đình miền Trung. Chính vì thế, bê tông cốt thép chỉ nên áp dụng cho những cấu kiện đòi hỏi tính kiên cố cao như cột, móng nhà…
Kích thước nhà có ảnh hưởng nhiều tới độ chịu lực của nhà. Nhà nên xây hình chữ nhật, có chiều dài bé hơn 3 lần chiều rộng, gia cố thêm tường ngang để tăng độ ổn định của công trình khi chịu tải trọng theo phương cạnh ngắn. Chiều cao nhà không nên quá 10m để giảm áp lực gió khi lên cao.
Nên móng nhà nên được dầm chặt hay đóng cọc tre để đủ sức chịu trọng tải lớn, độ giật cao của gió. Có thể sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau như móng tre, luồng gỗ, gạch đất sét nung (xây bằng vữa tam hợp), móng đá chẻ (lưu ý chiều rộng móng tối thiểu 0.4m).
Độ sâu móng nên để từ 1,5-2,5m. Việc liên kết khung chịu lực với móng bằng cách liên kết cốt thép móng. Gia cường giằng đứng, giằng ngang trong thân tường để đảm bảo công trình ổn định chống được lực xô ngang cũng như lực rung.
Mái nhà nen để dạng cong là tốt nhất, áp lực giữ mái sẽ lớn, không tạo ra vùng quẩn gió, hạn chế để mái phức tạp.Tốt nhất thiết kế dạng mái hiên có thể linh động xập xuống khi có bão và được liên kết chặt vào công trình tránh dao động.
Các lỗ cửa phải đặt đối xứng với nhau để giảm áp lực gió. Hạn chế trổ cửa quá nhiều trong một mảng tường, nếu bắt buộc phải trổ thì phải gia cường giằng cửa. Nên làm cửa trượt, có đầy đủ then chốt cài để cố định.
Đề tài của Sinh được tổng hợp từ nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trước đây và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế vùng bão lũ miền Trung được TS.KTS Lê Văn Thương (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM), Thạc sĩ Phan Hùng Sanh (phó chủ tịch Hội Kỹ thuật xây dựng TP.HCM) đánh giá cao và ủng hộ đưa vào thực tế.
Nhà trú ẩn khẩn cấp có thể nổi trên mặt nước có thể xây dựng nhà chống bão
Mô hình nhà này có phần bếp như một khối di động nằm bên trong ngôi nhà. Nhờ có hệ thống thùng phuy ở dưới nền mà bếp có khả năng nổi lên trên khi có nước ngập.
Mô hình nhà trú ẩn khẩn cấp chống bão lụt này do một nhóm sinh viên khoa xây dựng, trường ĐH Bách khoa TP HCM dày công nghiên cứu. Đề tài này đã đạt giải Xây dựng bền vững trong cuộc thi Hocim Prize do công ty xi măng Holcim Việt Nam tổ chức năm 2015.
Mô hình nhà trú ẩn khẩn cấp có thể nổi trên mặt nước của nhóm sinh viên trường xây dựng
Mô hình này, phần nhà bếp sẽ nổi trên mặt nước khi có lũ. Đây là ngôi nhà có chi phí rẻ, phù hợp với đại đa số thu nhập của dân lao động miền Trung.
Nhà có kết cấu tốt, chắc chắn có khả năng chịu được gió bão cấp 11, sử dụng các nguyên liệu bền vững như bê tông có cốt liệu từ phế phẩm xây dựng cũng như các nguyên liệu có sẵn tại địa phương như thùng phuy, chai, lọ phế thải, bạch đàn, tre…
Công trình này vẫn giữ cấu trúc nhà truyền thống của người dân nhưng được xây thêm một phần nổi thiết kế ở phía trong nhà bếp.
Điều đặc biệt của mô hình này chính là phần nhà nổi nằm ở phía trong ngôi nhà. Lớp gạch bên ngoài của ngôi nhà đóng vai trò chống bão. Hết bão, lũ tới, phần nổi sẽ nổi lên đến 2.8m nhờ hệ thống thùng phuy bằng nhựa như một hệ thống phao. Sức nâng của hệ thống thùng phuy lên tới 2.5 tấn, có thể chứa tối đa 6 người trong nhà nổi. Xung quanh phần nổi bố trí khung thép như một chiếc hộp với kích thước 50x50x1.2m, nặng 9.2kg/6m và 30x30x1mm, nặng 4.6kg/6m. Tôn mạ kẽm cố định vào khung thép bởi đinh vít dài 3.5cm.
Khi nước rút, khu bếp lại có thể hạ xuống theo vị trí ban đầu
Nhóm nghiên cứu cũng khuyên ngôi nhà nên xây với độ dốc mái nhỏ hơn 30 độ giống như nhiều nghiên cứu nhà chống bão trước đây.
Đây là mô hình nhà chống bão rất khả thi và đã được áp dụng vào thực tế tại một số địa phương tại các tỉnh mien Trung nước ta. Thực tế cho thấy mô hình này hoạt động khá hiệu quả và xứng đáng được lan rộng ra nhiều vùng khác trong cả nước.
Mô hình xây dựng nhà chống bão cho nhân dân miền Trung có rất nhiều. Tuy nhiên, xét về tính khả thi cũng như tính phù hợp với.
Xem thêm: Bê tông nước mặn, kỳ vọng mới của những ngôi nhà vùng biển đảo
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận