Diễn biến sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam – Quá khứ và hiện tại TIN124088

Gần một thế kỷ trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng không ít nền văn hóa Pháp, trong đó có kiến trúc – xây dựng. Vì thế trong thời gian đó sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam đã làm xuất hiện các phong cách kiến trúc Pháp khác nhau với những đặc điểm tiêu biểu nổi bật. Các công trình mang đậm bản sắc văn hóa Pháp lần lượt ồ ạt được thiết kế và xây dựng.

Hiện nay, phong cách kiến trúc Tân cổ điển Pháp trở thành kiểu kiến trúc phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không tồn tại nguyên bản như trong lịch sử kiến trúc thuộc địa mà đã được các kiến trúc sư thời đại mới sáng tạo, cải tiến dựa trên tinh thần Tân cổ điển. Nhiều người lo sợ rằng sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam trở nên phổ biến sẽ làm mất đi nét đẹp truyền thống, tuy nhiên sự pha trộn các yếu tố truyền thống với kiến trúc Pháp đã khắc phục được điều đó và tạo ra các mẫu biệt thự đẹp tân cổ điển đẹp

Kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam như thế nào ? Ý nghĩa

Nền văn minh Việt Nam là sự tổng hợp của gần một ngàn năm văn hóa Trung Hoa, gần 900 năm văn hóa Việt Nam và gần 100 năm văn hóa từ Pháp.

Kiến trúc Pháp tại Việt Nam khởi nguồn từ cuối thế kỷ 19 khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp. Để phù hợp với văn hóa, lối sống sinh hoạt và thuần hóa người Việt, các công trình được chính quyền của người Pháp tại Việt Nam xây dựng mới và lẽ đương nhiên là những công trình này đều mang đặc thù kiến trúc của nước Pháp sở tại. Tuy nhiên ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến việt Nam lúc đó không áp dụng cho nhà dân mà chỉ là các công trình giành cho quân đội hoặc kinh doanh, các công trình công cộng…

Gần một thế kỷ hiện diện của người Pháp ở Việt Nam (1858-1954) đã đặt một nét đậ ảnh hưởng tới kiến trúc Việt Nam. Quá trình đó thể hiện phần nào sự giao thoa của 2 nền văn hóa Đông Dương – Tây Phương. Thời gian này, người ta gọi những đặc điểm kiến trúc giao thoa đó với cái tên: kiến trúc thuộc địa.

Kiến trúc thuộc địa chia thành nhiều giai đoạn lịch sử gắn liền với sự phân chia thành nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, đặc điểm của mỗi phong cách sẽ có những điểm chúng là liên quan đến kiến trúc Pháp, tuy nhiên ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam hiện nay trong thời ký hội nhập, pháp triển, phong cách Pháp đã được cách tân và biến đổi khá nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam mang lại vẻ đẹp cho không gian kiến trúc nhà ở, trong đó kiến trúc tân cổ điển được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất, đánh dấu sự sáng tạo không ngừng trong kiến trúc Việt, bên cạnh đó còn có sự phát triển của xu hướng thiết kế lâu đài ảnh hưởng của kiến trúc Châu Âu cổ đại. 

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam là có sự phân hóa thành nhiều phong cách kiến trúc trong lịch sử

Nhìn lại thời điểm hiện đại, kiến trúc thuộc địa đã tạo nên những ảnh hưởng lớn trong tiến trình phát triển lịch sử kiến trúc Việt Nam. Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam đó diễn ra theo trình tự, quy luật song song với giai đoạn chính trị 1858 – 1954. Những thành quả để lại của nó tạo nên một quỹ di sản kiến trúc cũng như kiến thức mang ý nghĩa lịch sử và bên cạnh đó còn làm tiền đề cho sự sáng tạo trong xã hội hiện đại. Từ nội trạng kiến trúc thuộc địa đã thay đổi để thích ứng hơn với môi trường, và nó phát triển được nhờ vào việc ứng dụng những giá trị truyền thống. Cần bảo tồn cũng như sử dụng, quy hoạch hợp lý những quỹ di sản này.

1. Phong cách kiến trúc Tiền thực dân

ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến việt nam

Hình ảnh Bảo tàng lịch sử quân đội được xây dựng theo phong cách kiến trúc Tiền thực dân (trước đây là Sở chỉ huy quân đội Pháp)

Phong cách kiến trúc Tiền thực dân bắt đầy hình thành từ chính khi Nhượng địa với những ngôi nhà làm việc nhà ở cho sĩ quan và binh lính Pháp. Với mong muốn có được những không gian phù hợp với chức năng cần thiết nhưng tránh được cái nóng oi ả mùa hè, các sĩ quan công binh Pháp đã nghĩ ra một hình thức kiến trúc nhiệt đới thô sơ với các hành lang rộng bao lấy không gian chính.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam bắt đầu từ các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản, có hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có 2 tầng, sàn tầng 2 dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một vài hình thức trang trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình hoa lá. Hành lang quanh nhà được tạo ra hình thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khóa vòm.

Nhìn chung thì đây là phong cách mang tính công năng duy lí, ít chú trọng về mặt thẩm mĩ nên không có nhiều giá trị về mặt kiến trúc. Tuy vậy chúng cũng là đại diện cho kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ sơ khởi nên cũng cần được tôn trọng ở một mức độ nhất định.

Một số công trình tiêu biểu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam thời Tiền thực dân: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.

2. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển: Được áp dụng trong các công trình nhà ở dân dụng nhiều nhất và được ưa chuộng nhất.

những ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến việt nam

Kiến trúc Tân cổ điển thể hiện trong Phủ chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương) là sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

Với nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, người Pháp thể hiện tham vọng biến đổ bộ mặt Đông Dương ngày càng lớn thông qua việc áp đặt hình thái kiến trúc trang trí mặt tiền. Họ bắt đầu sử dụng những phong cách hàn lâm thịnh hành tại Pháp vào Việt Nam. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển đặc trưng cho ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam giai đoạn này. Các nghệ sĩ sửu dụng những chủ đề khác nhau, từ hình thái, chi tiết Phục Hưng, Baroque… tới các quy luật đối xứng nghiêm ngặt.

Những công trình nổi bật có thể kể đến Phủ Toàn quyền (1902), Nhà Hát lớn (1901), Tòa án Chính phủ (1906), nhà Khách Chính phủ (1919)… xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển chiết trung thịnh hành được truyền bá tại trường mỹ thuật Pháp lúc bấy giờ. Nhiều thiết kế được áp đặt nguyên mẫu như những công trình sẵn có ở Pháp như mặt tiền Tòa án Chính Phủ Hà Nội sử dụng lại đúng họa tiết của quảng trường Dauphine ở Pháp.

Mặc dù lối kiến trúc Tân cổ điển cưỡng bức, áp đặt, cũng như không phù hợp, thích nghi với khí hậu, văn hóa bản địa, tách rời với những không gian kiến trúc tổng thể đô thị, nhưng công trình ở giai đoạn này đã mang lại một dấu ấn, là ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam tách biệt trong lòng Việt Nam.

Ngày nay kiến trúc Tân cổ điển trở thành một xu hướng kiến trúc được ưa chuộng ở Việt Nam áp dụng cho các công trình nhà dân với đặc điểm chung điển hình là lược bỏ các chi tiết phức tạp cầu kỳ diêm dúa của kiến trúc Cổ điển nhấn mạnh vào hình khối và kiểu dáng, các bức tường chứ không nhấn mạnh vào họa tiết trang trí, sự nhã nhặn vừa phải của kiến trúc tân cổ điển cách tân ngày nay rất phù hợp với thị hiếu người dân Việt Nam ưa chuộng sự thanh lịch, trang nhã.

3. Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

sự ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến việt nam

Trụ sở Bộ tư Pháp được xem là công trình ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

Từ những năm 1900, một lượng khá lớn người Pháp đã tới Hà Nội làm việc, sinh sống. Họ mang theo những hoài niệm về quê hương thông qua những công trình kiến trúc nơi họ đã sinh sống và do vậy cũng bắt đầu từ thời gian này, một loại biệt thự, trường học cho người Pháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam giai đoạn này thể hiện qua các công trình phong cách địa phương miền Bắc nước Pháp có mái với độ dốc lớn, các công trình phong cách vùng Paris có độ dốc vừa phải có hệ con sơn gỗ đỡ phần mái nhô ra khỏi tường khắc công phu. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng kiến trúc địa phương Pháp xây dựng ở Hà Nội không giống hoàn toàn ở chính quốc mà đã mang nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ nhiều những hình thức trang trí nguyên gốc. Những công trình địa phương Pháp ở Hà Nội nhìn chung mang đậm tính hồi cố, duyên dáng, tuy nhiên đã có những biến đổi nhất định để phù hợp với công năng mới và khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Một số sông trình tiêu biểu: Grand Lycée AIber Sarraut (1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú, ảnh 3) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.

4. Phong cách kiến trúc Art Deco

ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến việt nam thời hiện đại

Phong cách Art Deco trong công trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trước đây là Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương)

Những ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam còn dẫn đến sự ra đời của một phong cách kiến trúc hiện đại, giản dị và thực dụng hơn phù hợp với xu hướng kiến trúc đang phát triển ở Tây Âu, Bắc Mĩ thời bấy giờ, phong cách Art Deco ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, được ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở Hà Nội như Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền), công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng….cùng rất nhiều biệt thự trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.

Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930 cho thấy sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị. Thêm vào đó là các họa tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng là loại hình kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài hòa với khí hậu và cảnh quan Hà Nội.

5. Phong cách kiến trúc Đông Dương

đặc điểm kiến trúc pháp ở việt nam

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam gồm phong cách kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, cảnh quan cũng như truyền thống văn hóa bản địa. Bị ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam, các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, sử dụng nhiều thức cột, mái, hệ thống cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên được chú trọng.

Một số công trình tiêu biểu: Tòa nhà chính Đại học Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão), viện Pasteur), Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú)…

6. Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa

kiến trúc thuộc địa pháp

Nhà hàng Thủy Tạ bờ Hồ với phong cách kiến trúc Hoa Pháp độc đáo

Kiến trúc phong cách Pháp Hoa sử dụng đa phần cách thức kiến trúc, các yếu tố trang trí Việt Nam và Khmer, các tác giả của các công trình Pháp- Hoa lại hầu như sử dụng cách thức và yếu tố trang trí cổ điển Trung Hoa.

Kiến trúc phong cách Pháp – Hoa ở Hà Nội thể hiện chủ yếu trong các dinh thự và biệt thự. Với sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam, các ngôi nhà theo phong cách này thường chỉ có vườn trước rất lớn có bố trí non bộ. Mái dốc lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ, con sơn đỡ mái dạng trồng dấu nhiều lớp. Ở một số công trình có hệ thống cột tròn với các tai cột ngang. Phần trang trí được chú trọng với nhiều các yếu tố trang trí kiểu Trung Hoa cổ nhưng ít thấy những giải pháp lấy ánh sáng hay thông gió tự nhiên phù hợp với khí hậu Hà Nội.

Một số công trình tiêu biểu: Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng (Hoàng Diệu), dinh thự số 26 Phan Bội Châu, nhà hàng Thủy Tạ, một số biệt thự trên các phố Phan Đinh Hùng, Quán Thánh…

7. Phong cách kiến trúc Neo – Gothic

đặc điểm kiến trúc pháp tại việt nam

Được mô phỏng kiến trúc Gothic, kiến trúc nhà thờ Neo-Gothic là sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

Phong cách mà chúng tôi gọi là Neo-Gothic với ý nghĩa mong muốn phục hồi Gothic của những người thiết kế gắn liền với quá trình xây dựng ở các nhà thờ Công giáo ở Hà Nội. Năm 1883, lấy cớ chùa Báo Thiên đã cũ nát và ở trong tình trạng nguy hiểm, Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã ra lệnh phá hủy ngôi chùa, khu đất của nhà chùa được Công sứ M.Bonal nhượng lại cho Hội truyền giáo. Trên khu đất này, giám mục Puginier với tư cách là người thiết kế và chỉ đạp thi công, đã xây dựng nhà thờ Saint Joseph còn gọi là Nhà thờ lớn, hoàn thành năm 1888. Cùng với sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa, rất nhiều nhà thờ lớn nhỏ cũng được xây dựng ở các xứ đạo nôi, ngoại thành Hà Nội trong thời gian sau đó.

Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Hà Nội đa phần là mô phỏng hình thức kiến trúc Gothic Pháp nhưng được giản lược rất nhiều. Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam bởi phong cách này đó là cách tổ chức mặt bằng hình chữ thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ “hoa hồng”, hai bên là các lối vào phụ phía trên là tháp chuông. Tuy nhiên, khác với các nhà thờ Gothic Pháp sử dụng rất nhiều yếu tố trang trí, kiến trúc nhà thờ Hà Nội chỉ tổ chức nhiều cửa sổ hình cuốn nhọn kiểu Gothic mà hầu như không thêm vào các yếu tố trang trí nên trông khá khô khan. Trong số các công trình Neo-Gothic ở Hà Nội nổi lên một ngôi nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám, kiến trúc nhà thờ này mang nhiều thần thái Gothic Pháp với một tỷ lệ khá hài hoà trên mặt đứng, kết hợp với nhiều hoạ tiết trang trí theo phong cách Gothic dù còn chưa tinh tế. Nhìn chung ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam theo phong cách Neo - Gothic ở Hà Nội gắn liền với kiến trúc nhà thờ Công giáo, giá trị về mặt thẩm mỹ chưa cao song lại mang nhiều giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam trong thời đại hội nhập hiện nay

- Công trình với tường bao che dày: Đặc điểm này giúp cách nhiệt và cách âm giữa không gian trong nhà so với ngoài nhà, vì thời tiết bên nước Pháp  là khí hậu ôn đới lạnh nên cần phải giữ nhiệt độ ấm áp trong nhà.

- Sử dụng các khối hình vòm: Các chi tiết như cửa sổ, cửa chính, mái sảnh… thường được thiết kế dạng hình vòm mềm mại.

- Một trong số những ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam đó là nhiều chi tiết trang trí mặt tiền: Đặc điểm này thường có ở phong cách Tân cổ điển Pháp, bởi vì các hoa văn và ngôn ngữ trang trí là sự tổng hợp của nhiều trường phái khác như: Thức Lonic La Mã (điển hình là chi tiết cột của Nhà hát lớn Hà Nội), cột đỡ mái hay sảnh kiểu kiến trúc Phục Hưng, hay các kiểu uốn vòm cửa sổ, sảnh là trường phải kiến trúc Baroque.

- Mái được thiết kế công phu: Phần mái của một công trình theo kiến trúc Pháp được quan niệm như chiếc mũ đội hay chiếc vương miện thể hiện sự quý phái của gia cấp quý tộc, vì vậy các công trình kiến trúc Pháp thường là mái dốc đua, mái vòm, mái marsand…

- Màu sắc ngoại thất: Màu vàng hoặc màu trắng, hoặc trắng kết hợp vàng, đó là sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam đặc trưng nhất trong các công trình tân cổ điển.

- Thường có tầng trệt cao dưới khoảng 2m: Tầng này không được sử dụng để ở để tránh sự ẩm ướt, côn trùng….Cũng để tạo thế cao, quyền uy cho công trình.

- Hình khối kiến trúc đăng đối: Sự cân bằng, đối xứng và tôn nghiêm thể hiện công quyền.

Những ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam qua các mẫu biệt thự tân cổ điển do kiến trúc angcovat thiết kế

Giá trị truyền thống trong sáng tác cần được nâng cao và kết hợp với yếu tố tự nhiên, môi trường. Cần tránh việc sao chép, áp đặt trong kiến trúc. Kiến trúc thuộc địa Pháp tồn tại khi đi kèm với một tiến trình lịch sử nhất định. Lịch sử thay đổi cũng làm thay đổi phương pháp tư duy sáng tác, việc sử dụng những hình thái trang trí đã trở nên không còn phù hợp trong giai đoạn hiện tại. Kiến trúc sư Việt đang đối đầu với thử thách lớn trong việc định hình một nền kiến trúc phù hơp với con người, thiên nhiên, xã hội và thời đại mới. Nền kiến trúc đó có sức nặng khi nó tiếp nối, phát triển, định hình nên từ lịch sử kiến trúc và truyền thống dân tộc.

Mẫu 1: Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam thời hiện đại trong mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng 200m2 trắng tinh khôi

kiến trúc phương tây ở việt nam

Kiến trúc Tân cổ điển thể hiện vẻ đẹp trang nhã và lãng mạn hơn cả kiến trúc Tân cổ điển trong lịch sử

ảnh hưởng của văn hóa pháp tại việt nam

Hình ảnh mặt tiền biệt thự 3 tầng 200m2 tân cổ điển Pháp ấn tượng

Mẫu 2: Thiết kế biệt thự kết hợp văn phòng cho thuê 7 tầng diện tích 160m2 tân cổ điển

những kiến trúc pháp để lại cho việt nam

Thiết kế và xây dựng biệt thự nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê tân cổ điển diện tích 160m2 7 tầng

kiến trúc pháp hiện đại

Sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam với phong cách Tân cổ điển với công trình biệt thự 7 tầng 160m2

Mẫu 3: Thiết kế biệt thự đẹp tân cổ điển 10x16m 2 tầng được ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

lịch sử kiến trúc việt nam thời pháp thuộc

Những ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam thể hiện trong công trình biệt thự 2 tầng 160m2

kiến trúc tân cổ điển pháp

Vẻ đẹp Tân cổ điển kiểu Pháp trong mẫu biệt thự nhà 3 tầng 160m2

Mẫu 4: Thiết kế biệt thự trệt 150m2 thừa hưởng sự ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến Việt Nam

đặc điểm kiến trúc pháp ở việt nam

Sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam trong mẫu thiết kế nhà trệt 150m2 tân cổ điển

đặc điểm kiến trúc việt nam thời pháp thuộc

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam thời hiện nay khi thể hiện phong cách Tân cổ điển

Mẫu 5: Vẻ đẹp tân cổ điển Pháp trong mẫu biệt thự trệt 200m2 có tầng áp mái

ảnh hưởng của kiến trúc tân cổ điển pháp

Kiến trúc Pháp xa hoa, mĩ lệ trong mẫu biệt thự tân cổ điển trệt 200m2 mái thái

ảnh hưởng của kiến trúc pháp tại việt nam

Hình ảnh phối cảnh mẫu biệt thự 200m2 thể hiện sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt nam

Mẫu 6: Thiết kế biệt thự nhà vườn 260m2 1 tầng kích thước 20x18 kế thừa sự ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến Việt Nam

lịch sử kiến trúc thuộc địa pháp

Thiết kế theo kiểu dinh thự tân cổ điển Pháp, mẫu biệt thự 260m2 thể hiện sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

đặc điểm kiến trúc tân cổ điển ở việt nam

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam thời hiện đại trong mẫu nhà vườn 260m2 có hồ bơi

Mẫu 7: Biệt thự 2 tầng 200m2 ảnh hưởng từ kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam

kiến trúc tân cổ điển pháp có gì đặc biệt

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam được thể hiện trong mẫu biệt thự kiểu Pháp cổ 2 tầng 200m2

ảnh hưởng của kiến trúc pháp đến lịch sử việt nam

Thiết kế biệt thự Pháp cổ sang trọng 2 tầng diện tích 200m2 sử dụng mái Marsand

Mẫu 8: Thiết kế và xây dựng mẫu biệt thự 2 tầng kiến trúc Pháp 16x10m mái thái

ảnh hưởng của kiến trúc pháp đối với kiến trúc việt nam

Xu hướng phát triển những ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam với sự ra đời của mẫu biệt thự 160m2 2 tầng

kiến trúc việt nam thời pháp thuộc

Thiết kế phối cảnh mẫu biệt thự 2 tầng màu trắng diện tích 16x10m

Mẫu 9: Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam thể hiện trong mẫu biệt thự trệt 200m2 4 phòng ngủ mái thái

kiến trúc thời thuộc địa pháp

Kiến trúc tân cổ điển nhã nhặn, sang trọng từ mẫu thiết kế biệt thự sân vườn 200m2

đặc điểm kiến trúc pháp thời thuộc địa

Bản vẽ phối cảnh mẫu thiết kế nhà trệt tân cổ điển diện tích 200m2

Mẫu 10: Kiến trúc nhà phố tân cổ điển Pháp trong mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh 4 tầng 60m2

những ảnh hưởng của kiến trúc pháp tại việt nam

Tư vấn thiết kế nhà phố kiểu Pháp tân cổ điển 5 tầng diện tích 60m2

ảnh hưởng của kiến trúc pháp ở thời xưa

Xây nhà phố kết hợp tiệm làm tóc kiến trúc Pháp 5 tầng diện tích 60m2

Mẫu 11: Vẻ đẹp sang trọng mẫu biệt thự 3.5 tầng diện tích 160m2 5 phòng ngủ kiến trúc Pháp cổ

ảnh hưởng kiến trúc pháp tới kiến trúc việt nam

Vẻ đẹp sang trọng, mĩ miều từ mẫu thiết kế biệt thự 3.5 tầng kiến trúc Pháp hiện đại

ảnh hưởng của kiến trúc thuộc địa pháp tới việt nam

Ảnh của kiến trúc Pháp đến Việt Nam thể hiện trong mẫu nhà phố 3.5 tầng diện tích 12

Mẫu 12: Tham khảo mẫu biệt thự 2 tầng 140m2 mái thái sang trọng thể hiện sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đền Việt Nam

kiến trúc pháp tại việt nam

Biệt thự 2 tầng Tân cổ điển đơn giản có gara 140m2 có gara

ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc pháp tới việt nam

Thiết kế nhà mái thái kiểu kiến trúc Tân cổ điển Pháp 2 tầng diện tích 140m2

Mẫu 13: Ngắm nhìn mẫu biệt thự 3 tầng 150m2 đẳng cấp phong cách Tân cổ điển Pháp

những đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển ở việt nam

Biệt thự 3 tầng mô phỏng kiến trúc Pháp đơn giản mà đẳng cấp

ảnh hưởng của kiến trúc pháp như thế nào

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam được áp dụng vào các côn trình đơn giản nhưng sang trọng

Mẫu 14: Bản vẽ phối cảnh mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng 300m2 sử dụng mái Marsand tân cổ điển

đặc trưng của kiến trúc pháp ảnh hưởng đến kiến trúc việt nam

Hình ảnh ngoại thất đơn giản cho mẫu thiết kế biệt thự 300m2 3 tầng với kiến trúc Tân cổ điển Pháp

những ảnh hưởng của kiến trúc pháp trong lịch sử

Xây dựng mẫu biệt thự kiểu Pháp 3 tầng 300m2 kiến trúc Tân cổ điển

Với kinh nghiệm thiết kế gần 10 năm qua, angcovat tự hào đã tạo ra hàng nghìn mẫu nhà cho khách hàng trên cả nước với những phong cách kiến trúc đa dạng. Với kiến trúc Tân cổ điển Pháp, chúng tôi có thể mang đến cho quý vị những vẻ đẹp như mong đợi và còn nhiều hơn thế nữa. Kết hợp lối kiến trúc phương Tây và kiến trúc truyền thống là sự sáng tạo và năng lực của các kiến trúc sư để vận dụng đúng cách sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam trong thời ký hội nhập, hiện đại.  

 Xem thêm: Danh sách những mẫu thiết kế nhà trệt 3 phòng ngủ khiến bao người mê mẩn

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận