Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương trong các mẫu biệt thự đẹp TIN202049

Việt Nam tự hào với vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống, đó là nét đẹp giản dị mà ấm áp, từ những mái nhà tranh đến mái ngói đỏ tươi mang bao kí ức tuổi thơ. Tuy nhiên trong lịch sử đấu tranh nước nhà cũng có không ít nền kiến trúc khác du nhập vào trong đó có những đặc trưng của kiến trúc Đông Dương do người Pháp để lại qua năm tháng. Sự cách tân của kiến trúc Đông Dương sau này còn tồn tại đến ngày nay.


MỤC LỤC

1. Thứ nhất, sự ra đời và phát triển của kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam

2. Thứ hai, đặc trưng của kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp 2 nét đẹp kiến trúc Á - Âu

      2.1. Sử dụng kỹ thuật và vật liệu xây dựng

      2.2. Đặc điểm hình khối kiến trúc

      2.3. Các giải pháp về kiến trúc

      2.4. Phong cách trang trí của kiến trúc Đông Dương

3. Thứ ba, đặc trưng của kiến trúc Đông Dương với cách thiết kế không gian nội thất

4. Thứ tư, giới thiệu một số mẫu biệt thự phong cách kiến trúc Đông Dương do Angcovat thiết kế


Suốt thời kỳ Pháp thuộc, mọi nề nếp sinh hoạt, lối sống, phong cách Á Đông của dân Việt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “chất Pháp”, kiến trúc Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Những tòa nhà Pháp giữa lòng thủ đô Hà Nội hay thấp thoáng đâu đó trên khắp các tỉnh thành Việt Nam đêu là những di tích chúng ta nên trân trọng và lưu giữ vì nó là nhân chứng của lịch sử . Nét kiến trúc cổ theo phong cách phương Đông kết hợp với nét Tây phương của kiến trúc Pháp tạo nên đặc trưng của kiến trúc Đông Dương – phong cách kiến trúc mới ở Việt Nam.

1. Thứ nhất, sự ra đời và quá trình phát triển của kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam

đặc trưng của kiến trúc Đông Dương

Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương thể hiện trong công trình Nhà Hát Lớn Hà Nội

Bắt đầu từ những năm 1880 ở thời kỳ tiền thuộc địa, người Pháp vào Đông Dương khai phá đã mang tới phong cách kiến trúc Phương Tây bản địa. Khi đó họ nhận ra rằng khí hậu ở nơi đây đặc biệt là Việt Nam khá khắc nghiệt, nên bản thân kiến trúc sẽ phải thau đổi để thích nghi với điều kiện không thuận lợi, khác với chính quốc. Và kiến trúc Tiền thuộc địa ra đời, là tiền thân của kiến trúc Đông Dương sau này.

Thực ra kiến trúc Đông Dương là một trào lưu do kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard khởi xướng bắt đầu vào khoảng năm 1920 theo lệnh của toàn quyền Pháp Maurice Long. Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương này là sự kết hợp vẻ đẹp Á – Âu, đặc biệt là chú ý đến các phương án xử lý cho phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam. Trào lưu này kết thúc ở Việt Nam vào khoảng trước năm 1960 và bắt đầu có xu hướng trở lại từ khoảng cách đây gần 20 năm. Ở Hà Nội hiện nay còn một số biệt thự cũ mang phong cách này, và còn một số biệt thự mới được cách tân đặc biệt ở phần nội thất.

Công trình theo phong cách kiến trúc Đông Dương đầu tiên là Trường Đại học Đông Dương (sau này là trường đại học quốc gia Hà Nội cũ) nằm trên phố Lý Thường Kiệt do KTS Ernest Hébrard thiết kế. Công trình được thiết kế tại Pháp, khi thi công ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với bản vẽ, tuy nhiên vẫn giữ được nét chính của đặc trưng của kiến trúc Đông Dương.

đặc điểm của kiến trúc Đông Dương

Hình ảnh công trình đặc trưng của kiến trúc Đông Dương - trường đại học Đông Dương thế kỷ XX (đại học quốc gia HN thời xưa)

Ngoài ra, công trình điển hình ở thời kỳ này còn có khách sạn Hanoi Metropole. Được thiết kế mang những đặc trưng của kiến trúc Pháp như hệ cột La Mã theo các trục thống nhất, hệ thống cửa sổ lặp lại một cách cân xứng. giải pháp che nắng được áp dụng là cửa sổ được xây dịch vào trong một khoảng vừa đủ để giảm lượng nắng vào phòng, đồng thời cánh cửa được thiết ké với các tấm chắn nắng nghiêng xuống theo góc cố định. Tiếp theo là công trình Nhà Hát Lớn Hà Nội với thiết kế thống nhất theo hình thức Nhà Hát Opera Garnier tại Paris.

Vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, để thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương nghĩ cách thiết kế những công trình mang đặc trưng của kiến trúc Đông Dương nhưng có tính chất Việt Nam nhiều hơn để lấy lại lòng tin của dân Việt. Do đó những đặc trưng của kiến trúc Việt xuất hiện trong những công trình kiến trúc Đông Dương cũng nhiều hơn.

2. Thứ hai, đặc trưng của kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp 2 nét đẹp kiến trúc Á – Âu

2.1. Sử dụng kỹ thuật và vật liệu xây dựng

dấu ấn kiến trúc đông dương

Trong kiến trúc Đông Dương, kỹ thuật và vật liệu được sử dụng là những kỹ thuật của Châu Âu với những vật liệu mới như hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise, gạch ốp lát… Trước đây đặc trưng của kiến trúc Đông Dương về phương tiện kỹ thuật trong xây dựng cũng được cải tiến khá nhiều với cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn….

2.2. Đặc điểm hình khối kiến trúc

Nhấn mạnh những hình khối lập thể, bố cục tự do không gò bó, không đối xứng, đường nét kiến trúc ngang bằng sổ thẳng và nhấn mạnh ở những góc vuông. Chúng được thiết kế mang tính chất duy lý ở bố cục mặt bằng và được thiết kế kỹ lưỡng từ hình khối đến các chi tiết.

Một nét đặc trưng của hình khối kiến trúc đó là sự kết hợp những ngôn ngữ kiến trúc phương Đông khách nhau để diễn đạt một không khí rất phương Đông trên một mặt đứng đăng đối vốn là một trong những ngôn ngữ chính của kiến trúc cổ điển Pháp bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt…. Với đặc trưng của kiến trúc Đông Dương, các KTS đã đem những mái nhà ở đâu đó mà ta đã gặp ở làng quê Việt chồng thành lớp liên tục làm cho những công trình mang dáng dấp kiến trúc Thái Lan, Campuchia hay của Lào. Trên đỉnh mái lại có những bờ nóc rất giống kiến trúc Việt. Đi sâu vào chi tiết con tiện hoặc một khuôn cửa sổ tròn, ta lại thất giống như kiến trúc của Trung Hoa.

Tất cả những chi tiết kiến trúc Thái, Miên, Lào, Việt và Trung Hoa vừa kể đã được khéo léo sắp xếp lại với nhau một cách hài hòa, đồng điệu chứ không tạo nên một sự tranh chấp thái quá làm cho người ta dễ nhận thấy một không khí Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây.

2.3. Các giải pháp về kiến trúc

kiến trúc nhà đông dương

Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương vẫn được áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt để phù hợp nhất với điều kiện khí hậu nhiệt đới như bố trí các dãy hành lang, dàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình.

- Tường: Tường xây rất dày , có nhiều nhà xây tường 40, vừa để chống nóng vào mùa hè, chống lạnh vào mùa đông. Phần tường phía sát trần được bố trí các lam gió để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong.

- Cửa: Cửa 2 lớp, trong kính ngoài lá sách, lấy sáng về mùa đông, lấy gió về mùa hè. Cửa sổ bao giờ cũng có ôvăng lớn chống nước mưa tạt.

Các công trình theo đặc trưng của kiến trúc Đông Dương thường được bố trí nhiều cửa để tăng sự chiếu sáng và thông thoáng không khí trong nhà,cửa thường cao, mở rộng. Các công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách, đảm bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa sổ còn được bố trí phía ngoài hành lang để lấy thêm nhiều ánh sáng của mặt trời.

Nếu chú ý kỹ sẽ thấy bậu của sổ bao giờ cũng có một độ vát nhất định để tránh nước tràn vào trong, đặc biệt có những công trình còn có rãnh thoát nước cho cửa sổ ngay trên bậu cửa mà nhìn kỹ ta mới nhận ra.

- Mái: Nếu trong kiến trúc truyền thống của người Việt sử dụng mái ngói thì mái của kiến trúc Đông Dương vẫn sử dụng mái ngói cho những công trình nhỏ và sử dụng mái bằng cho những công trình lớn. Phần mái thường được thiết kế nhô ra xa để có thể che nắng mưa (có nghĩa là độ đua lớn). Với đặc trưng của kiến trúc Đông Dương, Seno thu nước được thiết kế chạy dọc theo mái. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và ở các góc cong của mái.

Hệ thống thoát nước mái rất tốt, độ dốc mái bao giờ cũng là 60% đảm bảo thoát nước nhanh, không bị giột.

2.4. Phong cách trang trí của kiến trúc Đông Dương

đặc trưng của kiến trúc Đông Dương là gì

Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương về cách trang trí ngoại thất thể hiện ở công trình Phủ Chủ tịch Hà Nội

Vì là lối kiến trúc kết hợp giữa Âu – Á nên phong cách trang trí cũng vô cùng đa dạng từ màu sắc đến kiểu dáng hoa văn. Từ phong cách Việt Nam cổ như rồng, phượng, long, lân, hoa lá cho đến các hoa văn của các dân tộc khác như Khmer – Chăm là: rắn naga, hoa Mạn đà la… Đến phong cách kiểu Pháp như tranh, tượng, phù điêu, các loại cột cổ điển… đều được sử dụng một cách hài hòa. Điều này mang đến cho các công trình kiến trúc Đông Dương một nét đẹp độc đáo nhất.

Hiện nay các công trình xây theo đặc trưng của kiến trúc Đông Dương này vẫn còn tồn tại là trở thành một trong những nơi thu hút khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc tuyệt đẹp và ấn tượng này.

Thực tế xây dựng cho thấy trào lưu phong cách Đông Dương do chính người Việt kế thừa cuối cùng đã chia ra thành hai hướng. Một hướng sa đà vào chủ nghĩa hình thức, nhân danh truyền thống, để rơi vào kiểu hoài cổ, phục cổ. Hướng còn lại, tích cực và sáng tạo hơn, tìm kiếm một phong cách hiện đại Việt Nam cho nền kiến trúc mới hòa nhập với trào lưu quốc tế hóa ở Việt Nam.

3. Thứ ba, đặc trưng của kiến trúc Đông Dương với cách thiết kế không gian nội thất

nội thất kiến trúc đông dương

Nội thất mang phong cách Đông Dương có những đặc điểm và dấu ấn riêng. Ngoài vấn đề thẩm mĩ còn đáp ứng và phù hợp với tập quán sinh hoạt và khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở Việt Nam: Từ cách sử dụng màu sắc, cách sử dụng vật liệu, hình dáng các vật dụng nội thất….

- Chất liệu:

+ Gỗ: Tính chất: mềm, bền, chắc, gỗ tạo được cảm giác sang trọng và được ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công trình có đặc trưng của kiến trúc Đông Dương: hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu...

+ Tre: Tre có khả năng chống mối mọt, dẻo, độ bền cao. Trong phong cách Đông Dương, tre được sử dụng làm trang thiết bị, đồ trang trí, những tấm vách ngăn... vì dễ tạo những hình mềm mại và đẹp mắt. 

+ Gạch bông, gạch nung: Thường được sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công trình. Đây là một nét đặc trưng riêng của phong cách Đông

- Màu sắc:

Sử dụng tone màu trung tính: vàng nhạt, vàng kem, trắng để tạo cảm giác mát mẻ phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Không gian nội thất là sự kết hợp của tone màu trung tính và màu sắc của gỗ, đồ mây tre gợi được chất Á Đông.

Một số không gian bố trí theo đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cũng sử dụng màu sắc nhiệt đới ấm, nóng tạo ấn tượng mạnh như: Màu đỏ, màu tím, màu vàng cam...

vẻ đẹp kiến trúc đông dương

- Hoa văn, họa tiết trang trí:

Yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ trong các hoa văn, họa tiết và tạo ra những đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương. Hoa văn họa tiết được thể hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỷ mỉ và chi tiết đến thời An Nam, hoa văn họa tiết được tổng hợp lại và cách điệu lại từ những hình ảnh khác: hình kỉ hà, hình chữ nhật, hình cây, hình hoa lá, hình tĩnh vật... với đường nét cách thể hiện tinh tế hơn. Những hoa văn này được ứng dụng để xử lý các chi tiết sàn, tường, trần, các vách ngăn, vật dụng trang trí, thiết bị nội thất. Đem lại giá trị nghệ thuật cao.

4. Thứ tư, giới thiệu một số mẫu biệt thự phong cách kiến trúc Đông Dương của công ty Angcovat thiết kế

kiến trúc đông dương

Mẫu 1: Thiết kế biệt thự 3 tầng diện tích 320m2 theo đặc trưng của kiến trúc Đông Dương

thiết kế kiến trúc đông dương

Mẫu 2: Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cách tân trong mẫu biệt thự 3 tầng 300m2 mái marsand

biệt thự phong cách kiến trúc đông dương

Mẫu 3: Vẻ đẹp cách tân mới mẻ trong mẫu biệt thự kiến trúc Đông Dương 2 tầng mái thái

mẫu biệt thự kiến trúc đông dương

Mẫu 4: Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cách tân được ưa chuộng hiện nay

trang trí phong cách đông dương

Mẫu 5: Vẻ đẹp đơn giản, sang trọng từ mẫu biệt thự thiết kế theo phong cách Đông Dương 150m2 3 tầng

mẫu nhà kiến trúc đông dương

Mẫu 6: Dinh thự sân vườn 2 tầng phong cách Đông Dương diện tích 300m2 

thiết kế biệt thự phong cách đông dương

Mẫu 7: Thiết kế lâu đài 2 tầng cổ điển kiểu Đông Dương 300m2 nguy nga, lộng lẫy

Trong quá trình giữ gìn và bảo vệ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta đã trải qua nhiều biến động về nền kiến trúc nước nhà và để lại những dư âm cổ kính, sâu đậm cho những tháng năm lịch sử hào hùng. Đặc trưng của kiến trúc Đông Dương là sự pha trộn khéo léo giữa kiến trúc Á Đông và kiến trúc Pháp, nó có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kiến trúc đương đại ở nước ta mang giá trị văn hóa to lớn.

Xem thêm: Top 10 mẫu thiết kế nhà dài 14m đẹp miễn chê

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận