Phong cách kiến trúc Minimalism trong thiết kế nội thất và ngoại thất hiện đại.

Xu hướng phong cách kiến trúc tối giản ( Minimalism) đang thu hút được đa phần thị hiếu khách hàng bởi sự tối giản, hiện đại, sang trọng. Bài viết sẽ làm rõ hơn về sự ảnh hưởng của phong cách Minimalism tới kiến trúc và thiết kế nội thất, ngoại thất.

Phong cách kiến trúc Minimalism được hiểu như thế nào?

Hiểu đúng hơn về Chủ nghĩa tối giản - Minimalism 

‘Chủ nghĩa tối giản’ hay ‘Minimalism’ đang dần được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc đối thoại của người Việt. Có lẽ chính bởi tần suất được sử dụng thường xuyên như hiện nay, mà các vấn đề có phần rối rắm xoay quanh danh từ thể hiện sự ‘tiết chế’ này đang ngày một nhiều hơn.

Chẳng hạn, thiết kế không gian ‘tối giản’ là khi những bức tường đều buộc phải sơn trắng và không được trang trí thêm bất kỳ chi tiết nào. Một chiếc đầm ‘tối giản’ là phải bao gồm các yếu tố như: thiết kế đơn giản, tính ứng dụng cao, đơn sắc và chất lượng vải ‘đáng đồng tiền’. Chủ nghĩa tối giản không đại diện cho sự tinh giản tuyệt đối trong khuôn khổ đơn sắc, mà nó là quá trình vận động, cập nhật và đổi mới cuộc sống của bản thân mỗi ngày.

Hiểu đúng hơn về chủ nghĩa tối giản

Ảnh 1: Hiểu đúng hơn về chủ nghĩa tối giản

Phong cách minimalism trong kiến trúc 

Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là kiến trúc sư đại tài người Đức, ông được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Ludwig Mies van der Rohe đặt nền móng cho phong cách tối giản, với không gian đơn giản, trong sạch, tinh tế, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, đường vuông góc,..

Cha đẻ của phong cách kiến trúc Minimalism

Ảnh 2: Cha đẻ của phong cách kiến trúc Minimalism

Phong cách tối giản trong kiến trúc có nội dung và bố cục theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt), có nghĩa là đơn giản tận cùng, đơn giản hết mức có thể.

Kiến trúc của Minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô đọng, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, nên ánh sáng trở thành yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác.

Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong phong cách kiến trúc minimalism

Ảnh 3: Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong phong cách kiến trúc minimalism 

Tuy nhiên, đối với một số người, kiến trúc của Minimalism có thể mang đến sự đơn giản, đơn điệu, và hơi khô cứng, vì thế thay vì chỉ nhìn và đánh giá từ bên ngoài, chúng ta cần mở rộng và tư duy và cảm nhận vẻ đẹp đặc sắc của phong cách này.

Ở phương Đông, Nhật Bản được coi là bậc thầy của phong cách tối giản trong kiến trúc. Phong cách này hiện diện trong phần lớn kiến trúc Nhật Bản từ kiến trúc hiện đại cho tới những công trình mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hóa - tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản thành công và ghi nhận dấu ấn với phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc, tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando.

Tác phẩm của Kiến trúc sư Tadao Ando với phong phong cách kiến trúc tối giản

Ảnh 4: Tác phẩm của Kiến trúc sư Tadao Ando với phong phong cách kiến trúc tối giản

 Những công trình của ông thực sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hòa của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.

Tác phẩm của Tadao Ando với phong cách kiến trúc tối giản

Ảnh 5: Tác phẩm của Tadao Ando với phong cách kiến trúc tối giản

Một phong cách sống nhìn thế giới bằng những trải nghiệm từ nội tâm.

“Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản” câu nói của Platon luôn đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt là đối với khía cạnh trang trí nội thất.

Phong cách tối giản ủng hộ việc con người nhìn thế giới bằng những trải nghiệm từ nội tâm

Ảnh 6: Phong cách tối giản ủng hộ việc con người nhìn thế giới bằng những trải nghiệm từ nội tâm

Minimalism không chỉ là một phong cách thiết kế, nó còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân một cách rõ nét. Người Châu Âu sau một thời gian mê đắm với những chi tiết hoa văn cầu kỳ và bắt mắt, thì họ lại đi tìm cái đẹp có sự đơn giản. Với mật độ dân số ngày càng đông, một khối lượng công việc khủng khiếp mà những bạn trẻ phải đối mặt thì một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng chính là điều mà mọi người đang hướng tới.

Lý do lựa chọn: Mẫu biệt thự 1 tầng đơn giản đẹp hút khách

Những nguyên tắc làm nên phong cách tối giản - minimalismm

Tổng thể không gian tối giản - tối thiểu 

Tổng thể không gian ” Less is more – Ít là nhiều” chính là nguyên tắc mà Ludwig Mies van der Rohe đề ra cho phong cách này. Tổng thể tối giản ở đây được hiểu là sự xuyên suốt và sự giản lược tuyệt đối về các chi tiết.

Less is more - nguyên tắc chủ đạo trong phong cách tối giản.

Ảnh 7: Less is more - nguyên tắc chủ đạo trong phong cách tối giản.

Ở phong cách tối giản, phần ngoại thất được giản lược tuyệt đối về các chi tiết

Ảnh 8: Ở phong cách tối giản, phần ngoại thất được giản lược tuyệt đối về các chi tiết 

Trong phong cách Minimalism, những đồ ngoại thất, cũng như nội thất sẽ được tinh giản hết mức có thể, loại bỏ những thứ không cần thiết, thế nên những đồ vật có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối đa, thay vào đó là những đồ nội thất thông minh, đơn giản, tích hợp nhiều công năng trong 1 sản phẩm.

Sự hạn chế về màu sắc

Từ việc xây nhà đến việc dùng nội thất thì tất cả phải đều hạn chế về màu sắc. Không nên sử dụng quá 4 màu trong cùng 1 một phối cảnh, tốt nhất chỉ nên sử dụng 3 màu: 1 màu nền, một màu chủ đạo và 1 màu nhấn.

Sự hạn chế về màu sắc là tiêu chí đặc biệt quan trọng trong phong cách kiến trúc tối giản

Ảnh 9: Sự hạn chế về màu sắc là tiêu chí đặc biệt quan trọng trong phong cách kiến trúc tối giản

Trong đó những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho đồ nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng khi được kết hợp với sự tối giản về đường nét, sẽ khiến cho phong cách Minimalism trở nên trang nhã và tinh tế hơn.

Những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho nội thất bên trong

Ảnh 10: Những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho nội thất bên trong

Sự tương phản giữa các gam màu trung tính và màu đồ nội thất cũng tạo ra nét độc đáo của phong cách Minimalism. Màu trắng thường được sử dụng làm màu tường nhất bởi nó vừa giúp nổi bật, tăng giá trị của màu sắc xung quanh, vừa giúp tạo ra không gian thoáng đãng, rộng rãi và mát mẻ.

Sự tương phản giữa các gam màu trung tính là điểm độc đáo của phong cách kiến trúc Minimalism

Ảnh 11: Sự tương phản giữa các gam màu trung tính là điểm độc đáo của phong cách kiến trúc Minimalism

Tận dụng ánh sáng như một phần thiết kế

Như đã đề cập ở trên, ánh sáng như là một phần trang trí đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh các khu vực quan trọng, thông qua hiệu ứng bóng đổ vào đồ nội thất, giúp tôn lên hình khối vật dụng và các thành phần khác trong kiến trúc căn nhà.

Ánh sáng tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác

Ảnh 12: Ánh sáng tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác

Để tạo ra hiệu quả ánh sáng tốt nhất, các kiến trúc sư thường dùng ánh sáng tự nhiên được lọc qua các bình phong lá chắn, rèm cửa hay các tán cây để tạo ra hiệu ứng màu sắc, ngoài ra còn giúp tạo ra điểm nhấn trong hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí.

Kiến trúc: Biệt thự 2 tầng giản đơn hiện đại

Ánh sáng tự nhiên luôn là trợ thủ đắc lực cho ý tưởng thiết kế kiến trúc minimalism

Ảnh 13: Ánh sáng tự nhiên luôn là trợ thủ đắc lực cho ý tưởng thiết kế kiến trúc minimalism

Trang trí nội thất cùng phong cách tối giản

Các đồ nội thất trong căn nhà như bàn ghế, tủ, hay tủ tivi,… luôn được hạn chế ở mức tối đa. Hầu hết những món đồ nội thất của phong cách đều mang hơi hướng của nội thất hiện đại châu Âu có thiết kế đơn giản nhằm tạo sự hài hòa với thiết kế nội thất tối giản của căn nhà. Tuy rằng, mọi đường nét của nội thất đều được tinh giản hóa nhưng chúng vô cùng tinh tế, đủ để không gian nhà bạn trở nên ấn tượng và nổi bật.

 Nội thất trong phong cách kiến trúc Minimalism cũng được tối giản

Ảnh 14: Nội thất trong phong cách kiến trúc Minimalism cũng được trang trí tối giản

Bí quyết trang trí phong cách nội thất Minimalism tối giản: vận dụng triết lý Zen của người Nhật.

Phong cách Zen là sự kết hợp tuyệt vời giữa phong cách tối giản Minimalism với nội thất truyền thống của Nhật Bản, được dẫn lối theo hướng thiền định (Zen trong tiếng Nhật có nghĩa là thiền), giúp không gian trở nên tĩnh tâm hơn, đơn giản và đầy ý nghĩa.

Không gian là dòng chảy vô tận

Bằng cách tưởng tượng không gian bên trong nhà như là một dòng nước chảy vô tận, không có giới hạn về mặt không gian. 

Không gian kiến trúc tối giản Minimalism

Ảnh 15: Không gian kiến trúc tối giản Minimalism

Mỗi không gian riêng biệt hòa vào làm một, cửa ra vào các phòng gần như vô hình. Không gian sống được tối giản bằng cách gỡ đi những cánh cửa nhiều màu sắc, cứng nhắc, những hoa văn bằng thạch cao trên trần nhà, những rèm cửa bắt mắt, những bức tranh treo tường nghệ thuật.

“Không gian là dòng chảy vô tận” trong phong cách tối giản

Ảnh 16: “Không gian là dòng chảy vô tận” trong phong cách tối giản

Ánh sáng là màu sắc chủ đạo

Màu của ánh sáng - màu sắc chủ đạo trong phong cách tối giản

Ảnh 17: Màu của ánh sáng - màu sắc chủ đạo trong phong cách tối giản

Zen được xem là hiện thân của sự giác ngộ, nơi cho ta biết mình là ai trong cuộc đời này. Vì vậy ánh sáng được xem là màu sắc chủ đạo của trường phái Zen. Ánh sáng trong Zen có thể  đến từ nhiều nguồn có thể là tự nhiên, hay nhân tạo nhưng nó đều có một mục đích tạo ra bầu không khí thông thoáng bên trong nhà hơn là chỉ để

Vật liệu tự nhiên

Triết lý Zen được nhìn nhận rõ nét nhất trong các thiết kế nội thất tối giản kiểu Nhật chính là “thế giới xanh”. Nếu như phong cách truyền thống giúp tạo độ thông thoáng thì khi kết hợp với “thế giới xanh” như” cửa hướng ra vườn, ao hồ…. rất tiện lợi.

“Thế giới xanh” tạo nên sự thu hút của phong cách tối giản

Ảnh 18: “Thế giới xanh” tạo nên sự thu hút của phong cách tối giản

Thiền đóng vai trò quan trọng trong lối sống giản đơn của người Nhật, họ chỉ có thể thiền (Zen) khi tâm tịnh, tâm chỉ tịnh khi không gian yên tĩnh. Do đó việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa trong thiết kế nội thất sẽ giúp người dân nơi đây cảm nhận được tự nhiên xung quanh, tạo ra cảm giác đang thả hồn vào thiên nhiên nơi con suối đang chảy, những chú chim đang hót vang cả núi rừng.

Trong phong cách tối giản, vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên luôn được ưa chuộng

Ảnh 19: Trong phong cách tối giản, vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên luôn được ưa chuộng

Ngày nay mặc dù vật liệu này không nhất thiết phải sử dụng, tuy nhiên người Nhật vẫn rất ưa chuộng dùng vào bàn, ghế, vách ngăn, sàn nhà, cửa lùa, … Ưu điểm này giúp tăng thêm nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp gia chủ thư giãn, có những buổi đọc sách, uống trà, nghỉ ngơi… rất thoải mái.

 Phong cách tối giản ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu nội thất từ tự nhiên

Ảnh 20: Phong cách tối giản ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu nội thất từ tự nhiên 

Do đó thiết kế nội thất tối giản phong cách Nhật bản sẽ hướng đến tính bảo tồn hợp lý chứ không phải đào thải hoàn toàn khi áp dụng triết lý Less is More.

Thiết kế không gian lưu trữ linh hoạt

Nếu chỉ muốn một cuộc sống giản đơn, bạn không nên vứt hết tất cả, mà nên giữ lại những gì bạn cho là phù hợp với nhu cầu hiện tại của mình, nó có thể là những thứ bạn không thể vứt bỏ vì giúp bạn gợi lên kỷ niệm với người đi trước, hay đơn giản nó tạo ra sự thoải mái nhất có thể cho bạn.

Không gian lưu trữ linh hoạt trong phong cách kiến trúc Minimalism

Ảnh 21: Không gian lưu trữ linh hoạt trong phong cách kiến trúc Minimalism

Vận dụng Zen trong thiết kế không gian lưu trữ là một trong những xu hướng thiết kế nội thất tối giản trong thế kỷ 21. Bạn là con người của kỷ nguyên số, việc vứt bỏ những tiện nghi hiện đại như tivi, máy tính, máy nghe nhạc là điều không thể. Tuy nhiên vẫn có cách để thiết kế nhà bạn theo phong cách tối giản với triết lý Zen.

 Gia tăng không gian lưu trữ với phong cách kiến trúc tối giản

Ảnh 22: Gia tăng không gian lưu trữ với phong cách kiến trúc tối giản

Điều đầu tiên là gia tăng không gian lưu trữ với những tủ thiết kế âm tường hoặc những bảng ghim để lưu giữ vật dụng hằng ngày mà không chiếm dụng diện tích. Hoặc bạn có thể tận dụng không gian mudroom thành nơi bố trí những nội thất tối giản phong cách wabi-sabi để đựng các vật dụng đi ra ngoài như giày, mũ, ủng, áo khoác, túi nilon. Hay tự bạn giải phóng tủ quần áo bằng cách lựa chọn những bộ mình hay dùng nhất.

Một thiết kế khác trong phong cách kiến trúc Minimalismm

Ảnh 23: Một thiết kế khác trong phong cách kiến trúc Minimalism

Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm đối đa số lượng, đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.

Không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc, Minimalism còn biểu hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết, phong cách này thật sự thích hợp với những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng. Platon, nhà triết học Hy lạp cổ đại nổi tiếng từng nói: “ Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản”. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao phong cách này lại đạt được ảnh hưởng và thành công lớn như thế trong trang trí nội thất nói riêng và thiết kế kiến trúc nói chung tại châu lục này.

Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế, nhu cầu xây dựng và thiết kế kiến trúc, nội thất bạn đều có thể liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc có liên quan!

Liên hệ để được tư vấn trực tiếp: 

Hotline: 0988 030 680

 Tham khảo: Những mẫu nhà 3 tầng giá rẻ MỚI NHẤT

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận