Sàn âm là gì ? Một số lưu ý về cách tôn nền sàn âm không phải ai cũng biết KN302108

Cấu tạo sàn âm và cách tôn nền sàn âm trước đây được nhiều người quan tâm vì nó có ưu điểm là giấu dầm đi không cần đóng trần thạch cao vì thế tiết kiệm được chi phí xây dựng biệt thự đẹp, bên cạnh đó nó phù hợp với những khu vệ sinh, sàn ban công…để nước không chảy vào nền nhà. Vậy khi tôn nền sàn âm cần lưu ý những vấn đề gì chúng ta cũng tìm hiểu về đặc điểm và vật liệu tôn sàn âm.

Sàn âm là gì ? Khi nào người ta sử dụng cách tôn nền sàn âm ?

cách tôn nền sàn âm

Giới thiệu cách tôn nền sàn âm với những lưu ý cơ bản

Sàn dương hay sàn âm (sàn hạ hoặc sàn lật) đều giống nhau về mặt sơ đồ tính kết cấu (sàn bản kê), tức là sàn có âm hay dương đều được “treo” gắn vào dầm xung quanh mà thôi tuy nhiên sàn dương thì chúng ta đặt dầm dưới mặt sàn nhưng cách tôn nền sàn âm là làm dầm nổi trên mặt sàn, mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà. Vì thế:

+ Sàn dương thì không phải tôn nền giá hạ.

+ Sàn âm phải tôn nền lên bằng mặt dầm do đó tăng tải trọng sàn, thép và chiều dày sàn phải lớn hơn.

+ Việc áp dụng cách tôn nền sàn âm thường dành cho khu vệ sinh, ban công, sân thượng…để chôn ống và để hạ cos vệ sinh thấp hơn cos nền nhà, làm cho sàn vệ sinh thấp hơn so với nền sàn nhà để nước khỏi chảy ra ngoài rồi tràn vào nền nhà.

+ Ngoài ra, ở một số vị trí để tránh lộ dầm cho trần phòng phía dưới làm mất đi tính thẩm mĩ của khu vực trần nhà, người ta cũng làm sàn âm để khỏi phải đóng trần che dầm lộ. Hiện nay những gia đình có điều kiện thì người ta không cần làm sàn âm mà trực tiếp sử dụng trần thạch cao để giấu dầm đi nâng cao tính thẩm mĩ cho các mẫu thiết kế nhà đẹp

cách tôn nền sàn âm như thế nào

Áp dụng cách tôn nền sàn âm cho những khu vực như nhà vệ sinh, ban công, logia...

Nhược điểm khi áp dụng cách tôn nền sàn âm:

- Khó chống thấm cho sàn nhà vệ sinh. Tuy nhiên vẫn có không ít nhà vệ sinh thi công theo cách này. Đây là thiết kế kiểu cũ để tiết kiệm chi phí đóng trần, giảm ngân sách cho thi công.

- Tốn nhiều chi phí cho công tác nâng cos sàn

- Làm tăng tải trọng tác dụng xuống dầm cột móng.

- Khó sửa chữa cho các đường ống khi bị hư hỏng.

Trao đổi: Tôn nền sàn âm bằng vật liệu gì ?

Trong xây dựng, trường hợp nhà được thiết kế âm sàn (dầm nổi), chúng ta thường phải gải quyết nâng cos sàn âm bằng cách tôn cos lên ngang mặt dầm. Cách tôn nền sàn âm trước đây và hiện nay có khác nhau ở việc sử dụng vật liệu, vậy vật liệu tôn cos sàn âm như thế nào ?

Tôn nền sàn âm bằng những vật liệu truyền thống: cát, xỉ than, xà bần…

cách tôn nền sàn âm hiệu quả

Cách tôn nền sàn âm bằng cát và thi công không chắc chăn dẫn đến hiện tượng nền nhà bị hỏng

Và theo truyền thống xây nhà dân dụng nhiều năm về trước, cát thường được chọn là vật liệu đầu tiên, rồi xỉ than cũng được chọn để làm nhiệm vụ này. Vì xỉ than nhẹ hơn cát, dễ kiếm và giá thành rẻ tuy nhiên hiện nay thì xỉ than cũng là loại vật liệu khó kiếm hơn và giá thì cũng đắt đỏ hơn nhiều.

Ngoài ra còn loại vật liệu dùng trong cách tôn nền sàn âm nữa đó là xốp. Ưu điểm của xốp chính là tỷ trọng cực nhẹ giúp giảm tải công trình, cách âm tốt, điều này đặc biệt là một lợi thế khi gia chủ muốn cách âm sàn nhà khi thi công. Để tầng trên có làm gì thì tầng dưới cũng không ảnh hưởng bởi âm thanh nào đó, nhất là các công trình đòi hỏi đặc tính này như bệnh viện, trường học, khách sạn…

Nhưng nhược điểm lớn của những vật liệu truyền thống chính là tính bền vững. Cát và xỉ than vốn là những vật liệu rời rạc, liên kết kém, không có tính thống nhất, trong trường hợp thợ làm mặt nền không tốt dẫn đến tình trạng nền nhà dễ bị bung, rộp, ọp ẹp. Đá lát có trường hợp tự vỡ do điểm tựa ở dưới thay đổi.

Riêng xốp có đặc tính chịu lực kém, nếu sàn nhà chịu tải lớn hoặc qua thời gian cũng dễ bị xẹp dẫn đến tình trạng tương tự như cát và xỉ than nên cách tôn nền sàn âm bằng vật liệu truyền thống ngày nay thường ít sử dụng hơn.

Cách tôn nền sàn âm bằng các loại bê tông nhẹ

tôn nền sàn âm

Cách tôn nền sàn âm bằng gạch siêu nhẹ

Các loại bê tông nhẹ đã du nhập vào nước ta khoảng chục năm trở lại đây nhưng đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình qua rất nhiều ưu điểm vượt trội và đóng vai trò ở nhiều chức năng khác nhau, vì thế các sản phẩm bê tông nhẹ ngày càng được tin dùng, đặc biệt là đối với quá trình tôn nền sàn âm, để khắc phục các nhược điểm của những vật liệu truyền thống ở trên.

Các loại bê tông nhẹ thường được sử dụng để tôn nền sàn âm như bê tông tông bọt khí, bê tông Viglacera AAC…

Ưu điểm đầu tiên của cách tôn nền sàn âm bằng vật liệu nhẹ chúng có trọng lượng rất nhẹ: Khi dùng để thi công tôn nền sàn âm, đổ mái chống nóng hoặc gia cố nền chống nồm sẽ là 400 – 700kg/m3 (đối với bê tông bọt khí). So sánh với cát đen là 1200kg/m3, cát vàng 1400kg/m3, xỉ than là 750kg/m3. Với ưu điểm này thì vật liệu xốp cũng có thể đáp ứng nhưng xốp lại không đảm bảo được độ cứng.

Ưu điểm thứ 2 của bê tông nhẹ đó là độ cứng của chúng: Khi thi công điều kiện công trường, lúc đông cứng có thể lên đến 1-2 mpa. Gần bằng tiêu chuẩn gạch bê tông nhẹ dùng trong xây tường bao. Như vậy, theo thời gian sử dụng chúng ta không lo bị sụt lún như các vật liệu khác. Cách tôn nền sàn âm bằng bê tông nhẹ chống thẩm thấu rất tốt, bởi vậy khi thi công sàn nhà nhất là khu vực vệ sinh, loại vật liệu này kết hợp, hỗ trợ rất tốt cho công việc chống thấm chủ động. Chính bởi những tính năng ưu việt trên, không có gì lạ khi trên thế giới họ đưa bê tông nhẹ ứng dụng rộng rãi trong xây dựng từ thế kỷ trước.

Một số lưu ý khi thực hiện cách tôn nền sàn âm

hướng dẫn cách tôn nền sàn âm

Chống thấm cho sàn âm nhà vệ sinh là vấn đề quan trọng khi thực hiện cách tôn nền sàn âm

- Chống thấm sàn âm: Quá trình tôn nền sàn âm là tôn phần hạ cos nên quy trình của nó phải chống thấm và chống nóng trước ngay từ khi xây dựng luôn: Để chống thấm tốt bạn phải làm từ phần thô, tốt nhất là làm sàn wc thành 2 lớp thép. Sau khi đổ bê tông khoảng 10 tiếng thì bạn nên bơm nước đầy vào ô sàn âm wc, rồi hòa nước xi măng và đổ xuống đó. Cứ thế ngâm đến khi hoàn thiện công trình. Đối với nhà dân thì cách tôn nền sàn âm như thế khá là ổn, nếu bạn muốn chắc ăn nữa thì trước khi lát nền bạn bôi thêm 1 lớp nhựa đường là được.

- Xử lý sàn âm bằng với mặt nền: Bạn có thể đổ đầy cát hoặc xà bần đến độ cao nền cần nâng, tưới nước và đầm thật chặt là được, hiện nay thường sử dụng bê tông nhẹ nhưng dù là loại vật liệu gì cũng phải bảo đảm là đầm thật chặt. Nếu là nhà vệ sinh bạn không cần trọng tải nặng vì ô sàn nhà wc thường rất bé, cùng lắm chỉ khoảng từ 5-6m2, hơn nữa khi tính toán trong thiết kế nhà các kiến trúc sư đã tính toán điều này. Lời khuyên nên dùng bê tông nhẹ.

- Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền

- Lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm

- Lát gạch hoàn thiện

Cách tôn nền sàn âm cũng không khác nhiều so với cách tôn nền nhà thông thường, tuy nhiên đối với sàn âm là tôn phần hạ cos nên phải xử lý nên quy trình của nó có một số khác biệt nhỏ như là phải xử lý chống thấm, chống nóng trước. Với những gợi ý và vấn đề cần lưu ý ở trên hi vọng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về tôn nền sàn âm. Bài viết chỉ mang tính quan điểm cá nhân nên nếu có những đóng góp nào hãy để lại bình luận cho chúng tôi để bài viết được hoàn thiện hơn.

Xem thêm: Gợi ý cách thiết kế phòng khách kết hợp bếp cho nhà nhỏ 2 tầng đẹp

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận