Cùng KTS Angcovat giải đáp thắc mắc: Tường chịu lực xây được mấy tầng

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao có những ngôi nhà chỉ gồm 1-2 tầng còn có những khu chung cư, nhà cao tầng lên đến 20 - 30 tầng hay chưa. Điều này phụ thuộc phần lớn vào tường chịu lực, vậy khi sử dụng thì tường chịu lực xây được mấy tầng? Theo dõi bài viết này để tích lũy thêm những kiến thức cần thiết trước khi tiến hành xây nhà dựng cửa nhé!

MỤC LỤC

1. Tường chịu lực xây được ở những vị trí nào?

2. Tại sao nên xây tường chịu lực mà không sử dụng những loại tường khác?

3. Câu trả lời chính xác nhất về tường chịu lực xây được mấy tầng

4. Tường chịu lực xây được mấy tầng - Cách lựa chọn đơn vị kiến trúc tốt 

Tường chịu lực là một trong ba hệ thống chịu lực của một ngôi nhà bên cạnh trụ và khung với nhiệm vụ chịu tải trọng của chính nó cùng các bộ phận khác trong không gian sống. Nguyên vật liệu tạo nên một bức tường chịu lực tốt nhất chính là gạch đất sét được nung hoặc hiện đại ngày nay có thể sử dụng bê tông có cùng tính chất để đảm bảo khả năng chịu lực nén hiệu quả, lớn hơn 50kg.cm2. Tường chịu lực không hoàn toàn phải làm từ gạch, bê tông, nó chỉ là kết cấu phổ biến nhất, với xã hội hiện đại thì những mẫu nhà khung thép dần thay thế. Toàn bộ phần khung nhà được tạo nên từ thép - vật liệu siêu bền, vững chắc kết hợp với kính, gỗ tạo nên một kiểu tường chịu lực đẹp lại chất lượng tốt. Với tường chịu lực thì chủ đầu tư chú ý về bề dày tối thiểu của tường là 2cm, đây là thông số kỹ thuật quan trọng không thể bỏ quan. Để ngôi nhà có thể đứng vững, trường tồn cùng thời gian, không thể thiếu bất cứ yếu tố nào trong 3 thứ là tường chịu lực, khung, trụ nhà; tuy nhiên, trong bài viết này, Angcovat chỉ đề cập và tìm hiểu kỹ càng yếu tố tường chịu lực, cụ thể là tường chịu lực xây được mấy tầng

1. Tường chịu lực xây được ở những vị trí nào?

Ngôi nhà sẽ có 2 kiểu tường chính được phân loại dựa vào nhiệm vụ của nó, đó chính là tường chịu lực và tường không chịu lực. Tường không chịu lực nghe vừa lạ vừa quen phải không, nó chính là dạng tường chỉ chịu trọng lượng của chính bản thân nó mà không có tác dụng chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà. Kiểu tường này được dùng để phân chia các không gian cho biệt thự của bạn, các vị trí sử dụng có thể kể đến như khu nhà vệ sinh, phòng tắm, tường lan can, tường hoa trang trí,...

Tham khảo: nhà 2 tầng 3 phòng ngủ

Đấy là tường không chịu lực còn đối lập lại là tường chịu lực - dạng tường không chỉ chịu tải trọng của chính nó đè ép xuống mà còn cả trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà. Không gian sống có đứng vững được hay không, xây được mấy tầng là hoàn toàn phụ thuộc vào tường chịu lực. Chính vì vậy, chủ đầu tư cần phân biệt rõ thế nào là tường chịu lực, thế nào là tường không chịu lực để có thể có sự lựa chọn từng vị trí sử dụng tường đúng đắn nhất. Mẫy năm trước tại Huỳnh Thúc Kháng của Hà Nội, một ngôi nhà 5 tầng mặt phố bị đổ sập trước sự ngỡ ngàng của chủ nhà; nguyên do là bởi sau nhiều lần cải tạo, kết cấu chịu lực ban đầu đã bị thay đổi ít nhiều. Thêm vào đó tầng 1 không chịu nổi tải trọng của ngôi nhà do chủ đầu tư không biết loại tường được xây làm trụ chịu lực nên đã phá vỡ để mở rộng không gian. Như vậy mới thấy được tầm hiểu biết của chính chủ đầu tư cần thiết như thế nào, nếu không biết thì cũng như câu chuyện kể trên, gia chủ chẳng đắn đo mà cắt bỏ những bức tường ngăn cách nên ngôi nhà đã mất đi độ cứng ngang, mất sự cân bằng thì chắc chắn sẽ bị đổ sập. Không chỉ nhà 5 tầng mà nhà ở 2 tầng, nhà 3 tầng mà gia chủ không hiểu biết thì cũng xảy ra tình huống nghiêng, sập. 

tường chịu lực xây được mấy tầng

Thi công bao quanh ngôi nhà thì tường chịu lực xây được mấy tầng

Nếu tường không chịu lực chỉ sử dụng để phân chia, trang trí thêm cho không gian sống thêm đẹp hơn, sang trọng hơn thì tường chịu lực lại được sử dụng tại những vị trí yếu điểm của ngôi nhà. Và sau đây Angcovat cũng sẽ nêu ra những vị trí sử dụng tường chịu lực để chủ nhà có thể nhận biết nhanh chóng, dễ dàng nhất không chỉ khi xây dựng nhà cửa mà cả khi sửa chữa, cải tạo ngôi nhà; tránh trường hợp không biết để làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của ngôi nhà, thậm chí là tác động đến chính các thành viên trong gia đình.

Nhắc đến nhiệm vụ chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà thì không thể không bỏ quan hệ thông tường bao quanh không gian sống. Về cơ bản, nhà truyền thống mà Angcovat đang xây dựng thì tường chịu lực được làm hoàn toàn từ gạch, cát, đá, sỏi cùng lớp sơn tốt nên tường không chỉ chịu lực tốt mà còn có khả năng chống ồn, chống ẩm và cách nhiệt cao. Nếu có cả dầm và xà - kết cấu chịu lực của ngôi nhà thì chủ nhà sẽ dễ dàng nhận ra đâu là tường chịu lực và đâu là tường không chịu lực. 

Xem thêm: nhà 2 tầng mái bằng

Không ít chủ đầu tư và ngay cả thợ xây ở địa phương không có đủ kiến thức khi xây dựng mà dẫn đến việc làm ẩu, làm sai về kỹ thuật, quy trình. Bỏ qua những lý do quản lý kém, không kiểm soát tốt tình hình trong từng công đoạn thi công thì lý do lớn nhất dẫn đến nhà xây bị nghiêng, bị sập chính là do gia chủ không nắm được về việc xây tường chịu lực. Chưa cần biết tường chịu xây được mấy tầng mà chưa nắm được tường dày bao nhiêu, sử dụng ở những vị trí quan trọng nào trong ngôi nhà. Chỉ là bức tường thôi nhưng vô hình trung “sai một li đi một dặm”, sai sót một lỗi nhỏ thôi cũng sẽ tác động đến mái ấm của cả gia đình.

2. Tại sao nên xây tường chịu lực mà không sử dụng những loại tường khác?

Liệu ngôi nhà có thành hình mà không có tường chịu lực được hay không? Có thực là tường chịu lực quan trọng với ngôi nhà đến như vậy? Rất nhiều câu hỏi được đặt về hòm thư của Angcovat bên cạnh thắc mắc tường chịu lực xây được mấy tầng. Như vậy mới thấy được các chủ thầu cũng dần dần quan tâm về mặt kỹ thuật của không gian sống, vẻ hình thức cũng cần thiết, nó quyết định nhà có đẹp không, ấn tượng, sang trọng không; nhưng quan trọng hơn chính là về kết cấu cần phải chắc chắn hơn cả mới lưu giữ được vẻ đẹp của cả ngôi nhà. 

Về tường chịu lực dựa theo phương của tải trọng truyền xuống mà phân thành tường chịu lực theo phương ngang và phương dọc. Phân chia ra làm hai loại để gia chủ nắm được chỗ nào dùng tường phương dọc, chỗ nào dùng tường phương ngang còn hai loại tường vẫn tương tác, hỗ trợ lần nhau trong kết cấu của ngôi nhà. Xây dựng tường chịu lực, không gian sống không chỉ có được sự bền chắc, khả năng chịu tải trọng tốt mà còn tiết kiệm chi phí. Nhất là đối với những nhà thiết kế mái dốc, thì tường chịu lực phương ngang được sử dụng như tường thu hồi, như vậy chẳng phải ngôi nhà sẽ được xây dựng nhanh chóng, rút ngắn thời gian thi công tối đa. Bạn đã từng nghe đến chức năng bao che của tường chịu lực hay chưa, đúng vậy, nó có chức năng bao che tạo điều kiện để mở rộng cửa sổ đón gió và ánh sáng tự nhiên từ mặt trời vào trong không gian sống.

Có thể tìm hiểu: nhà 3 tầng 1 tum

chính xác tường chịu lực xây được mấy tầng

Tường chịu lực xây được mấy tầng mang đến ngôi nhà chắc chắn, vững chãi

Trên đây là những ưu điểm của tường chịu lực phương ngang còn đối với tường phương dọc trong ngôi nhà sẽ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như diện tích khi xây dựng móng. Thêm vào đó, tường chịu lực phương dọc còn giảm được tải trọng vì nó tận dụng được khả năng chịu lực của các tường không chịu lực bên ngoài. Đây là một điểm quan trọng bởi lẽ tường chịu lực này khá mỏng, bề dày không như tường phương ngang nên giảm được tải trọng như thế này vô cùng tốt. Để biết được tường chịu lực xây được mấy tầng thì gia chủ nắm được từng loại tường có công dụng gì để sử dụng cho đúng mục đích.

Bạn thử tưởng tượng nếu chiếc bàn mà không có chân bàn liệu nó có là một chiếc bàn, chỉ thiếu một khung sắt ở chân là đã tạo nên sự khập khiễng. Chiếc bàn ấy chẳng thể đứng vững, nghiêng bên này ngả bên kia; tuy nhiên đây mới là một ví dụ nhỏ, chỉ là chiếc bàn, vẫn còn có thể sửa sang hoặc đổi cái khác vì giá cả của nó thấp. Nhưng đối với một ngôi nhà, câu chuyện lại khác hoàn toàn, nếu thiếu tường chịu lực thì chắc chắn ngôi nhà sẽ bị nghiêng, thậm chí sập đổ bất cứ lúc nào. Hơn nữa, để hoàn thiện một không gian sống phải bỏ ra hàng tỷ đồng chứ không ít ỏi gì nên gia chủ cần chú ý về vấn đề tường chịu lực xây được mấy tầng, xây như nào là đúng quy trình. 

Tìm hiểu thêm: nhà 3 tầng mái ngói

Tường rất phong phú về chất liệu, vật tư hình thành từ đó cũng tạo nên rất nhiều loại tường khác nhau nhưng không phải vì thế mà tường chịu lực mất đi công dụng của mình. Nó vẫn có vị trí đứng riêng, không một loại tường nào có thể thay thế nó trong việc nâng đỡ ngôi nhà. Không gian sống có thể chắc chắn, không đẹp về thẩm mỹ cũng có thể theo gia đình đến hàng trăm năm nhưng xây một nhà đẹp lung linh mà lại không có tường chịu lực thì chỉ sau một thời gian sử dụng hoặc ngay khi xây dựng đã xảy ra nhiều sai sót.

3. Câu trả lời chính xác nhất về tường chịu lực xây được mấy tầng

Tường chịu lực xây được mấy tầng là kiến thức cơ bản đối với mỗi kiến trúc sư, kỹ sư cũng như nhà thầu thi công. Tuy nhiên, đối với chủ đầu tư thì đây lại là điều mới mẻ, ít ai để ý đến việc này nên mới xảy ra những tình huống không mong muốn như câu chuyện ở Hà Nội mấy năm trước. Hiểu được điều này thì gia chủ có thể quản lý được công trình nhà ở của chính gia đình mình thật tốt, tránh tình trạng thợ thi công ăn bớt giai đoạn và như vậy cũng đảm bảo được chính sức khỏe của mình và người thân. 

tường chịu lực xây được mấy tầngTính toán tường chịu lực xây được mấy tầng trong công trình nhà ở

Ngôi nhà nếu chỉ sử dụng tường chịu lực là chủ yếu thì số tầng tối đa có thể chịu đựng được là 5 tầng. Tức là đối với ngôi nhà thì tường chịu lực phải đạt đúng tiêu chuẩn về kích thước: độ dày, dài, rộng thì mới đảm bảo được sự vững bền của tổng thể ngôi nhà. Còn đối với nhà cao tầng như chung cư thì bắt buộc phải sử dụng hệ kết cấu khung chịu lực; tức là bao gồm cả tường chịu lực phương ngang và phương dọc thẳng kết hợp với dầm, cột và giẳng tạo nên một liên kết cứng. Đối với công trình nhà ở thông thường thì không cần sử dụng hệ khung yêu cầu cao bằng thép và nhôm như thế này, vật liệu tạo khung phổ biến nhất, giá rẻ nhất là bê tông cốt thép và gỗ.

Tham khảo: nhà 3 tầng cổ điển

Công trình nhà ở có không gian nhỏ, tải trọng nhỏ nên chỉ cần sử dụng tường chịu lực chứ không phải xây khung thép hay nhôm tốn kém. Độ ổn định của nhà ở hoàn toàn phụ thuộc vào tường chịu lực nên gia chủ đừng bỏ qua yếu tố quan trọng này, không chỉ câu hỏi tường chịu lực xây được mấy tầng mà bất cứ thắc mắc nào cũng nhanh chóng gửi về Angcovat để được giải đáp chi tiết nhất.

4. Tường chịu lực xây được mấy tầng - Cách lựa chọn đơn vị kiến trúc tốt 

Lựa chọn đơn vị ở đây tức là chủ đầu tư cần chọn được đơn vị thiết kế và thi công trọn gói ngôi nhà của mình để đảm bảo tường chịu lực tốt nhất mang đến một cuộc sống an toàn, ổn định. Nếu mười năm trước đây, kiến trúc chưa nổi bật, người dân muốn xây dựng vẫn thuê những đội thợ thi công ở địa phương, các mẫu nhà được xây dựa vào hoàn toàn kinh nghiệm nên không mới mẻ, độc đáo mà lại dễ xảy ra tình trạng bị nghiêng, lệch do tính toán sai. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5 năm đổ lại, nhu cầu tìm kiếm những đơn vị kiến trúc để thiết kế bản vẽ cho ngôi nhà tương lai cho thấy sự phát triển của xã hội và trong chính nhận thức của mỗi người. 

Vậy giữa hàng trăm đơn vị kiến trúc mọc lên, cần lựa chọn đơn vị nào để gửi gắm niềm tin. Angcovat từng nhận được nhiều cuộc gọi điện của khách hàng, cũng từng tiếp nhận những trường hợp chủ đầu tư đã làm việc với một bên kiến trúc khác nên thấy được thực trạng rất nhiều bên “treo đầu dê, bán thịt chó”. Khách hàng cũng chia sẻ thật lòng rằng bộ hồ sơ của những bên chỉ mỏng, có vài trnag về kiến trúc ngoại thất rồi mặt bằng bố trí nội thất mà vẫn tốn kém đến hơn chục triệu. Thật sự với những bản vẽ ấy thì lên mạng search cũng ra rất nhiều, Angcovat tin rằng để hoàn thiện được ngôi nhà còn cần bản vẽ chi tiết về kỹ thuật điện nước như nào, móng ra sao, mái nhà xây như nào.

Có thể quan tâm: nhà 2 tầng mái dốc

tường chịu lực xây được mấy tầngĐể biết tường chịu lực xây được mấy tầng, gia chủ cần thuê được đơn vị kiến trúc uy tín

Một điều mà Angcovat có thể cam kết với khách hàng rằng bộ hồ sơ của chúng tôi dày đến hàng trăm trang A3 bao gồm đầy đủ các phần sau:

- Phần kiến trúc: tổng mặt bằng định vị công trình, mặt bằng triển khai các tầng, mặt bằng bố trí nội thất các tầng, mặt đứng, mắt cắt, mặt bằng lát sàn các tầng, các chi tiết thang, vệ sinh,...

- Phần kết cấu: mặt bằng móng, mặt bằng định vị cột, mặt cắt thang bộ, mặt bằng sàn, mặt bằng định vị dầm, mặt bằng lanh tô.

- Hồ sơ phần điện: mặt bằng chiếu sáng các tầng, mặt bằng ổ điện, mặt bằng chống sét, mặt bằng đường internet, các chi tiết lắp đặt thiết bị và cả bằng thống kê vật tư

- Phần nước: bảng thông kê vật tư, mặt bằng cấp thoát nước tổng thể, mặt bằng cấp nước các từng tầng, mặt bằng thoát nước từng tầng, chi tiết cấp nước vệ sinh, chi tiết thoát nước vệ sinh.

Như vậy đã đủ để làm yên tâm gia chủ rồi chứ, nếu không thuê Angcovat thi công trọn gói thì chúng tôi tin rằng cầm bộ hồ sơ đầy đủ như vậy thuê bất cứ đội thợ nào cũng tạo nên một không gian sống vững chãi. Angcovat luôn làm việc cật lực để mang đến những ngôi nhà không chỉ đẹp, sang trọng đi đầu trong xu thế hiện đại mà vẫn đảm bảo vững chắc, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Với văn phòng tư vấn ở Hà Nội và một văn phòng chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sẵn sàng phục vụ khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc. 

Mọi thắc mắc về tường chịu lực xây được mấy tầng đã được giải đáp chi tiết qua bài viết, nếu khách hàng vẫn còn băn khoăn, cần tư vấn liên hệ qua hotline 0988 030 680 ngay nhé!

Tìm hiểu: Kết cấu nhà cấp 4 mái ngói đúng tiêu chuẩn

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận