Trọn bộ bản vẽ mặt đứng nhà 2 tầng mái thái tân cổ điển đẹp

Chia sẻ bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển đẹp diện tich 140m2 của kiến trúc sư angcovat

Bản vẽ mặt đứng nhà mái thái là thông tin quan trọng mà mọi gia chủ cần nắm được khi đọc bản vẽ xây dựng. Tuy nhiên, với người không ở trong ngành thì việc xem bản vẽ để đảm bảo nhà thầu làm việc nghiêm chỉnh là không dễ dàng. Trong bài viết ngắn gọn dưới đây, Angcovat sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ cực nhanh và đơn giản, theo dõi ngay nhé.

Khái niệm về bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng là một phần của bản vẽ xây dựng mà bạn cần nắm được khi thi công nội thất công trình. Trong đó sẽ bao gồm các ký hiệu bản vẽ do người thiết kế minh họa lại theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Mục đích của bản vẽ xây dựng đó là cung cấp hình ảnh để bắt tay vào thực hiện thi công, tránh sai sót, sự mô hồ hay nhầm lẫn. Bản vẽ mặt đứng thường được chuẩn bị bàng tay nhưng thông thường sẽ dựa trên phần mềm hỗ trợ máy tính (CAD).

Hình dung một cách đơn giản hơn thì mặt đứng sẽ là hình chiếu góc vuông của một ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng. Bản vẽ mặt đứng (hay còn gọi là mặt phía trước của ngôi nhà) cần được diễn tả rất kỹ đôi khi vẽ ở tỉ lệ lớn hơn các mặt đứng ở hướng khác. Bởi đây là hướng mà người ta sẽ nhìn vào nhiều nhất trong ngôi nhà.

Các quy định và cách đọc đọc bản vẽ mặt đứng dành cho người mới

Quy định về phần khung bản vẽ

Bản vẽ xây dựng với khung bảng là hình chữ nhật dùng để giới hạn phần giấy và thông tin trên đó. Khung bên ngoài là nét liền đậm, cách mép từ giấy sau khi xén 10mm đối với khổ A0 và A1, hoặc 5mm đối với khổ giấy A2, A3 và A4. Đa số khung tên được đặt cạnh dưới và góc phải của bản vẽ. Các bản vẽ mặt đứng nhà mái thái của Angcovat được nằm trên bề mặt khổ giấy A3 và khung tên được bố trí nằm bên phải của trang giấy.

Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Tùy thuộc vào khổ của bản vẽ và kích thước của công trình mà lựa chọn một trong các loại tỉ lệ như: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000. Trong đó :

  • Tỉ lệ 1:50.000 tới 1:2000 là phạm vi tỉ lệ bản vẽ nhỏ, được thu nhỏ lại rất nhiều so với thực tế.
  • Tỉ lệ 1:1000 tới 1:500 này thường gặp khi cần tổng quan về công trình và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị như khu phố.
  • Tỉ lệ 1:250 tới 1:200 thường tập trung cho mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong các tòa nhà lớn.
  • Tỉ lệ từ 1: 150 tới 1: 100 cũng có thể sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và các công trình nhỏ.
  • Tỷ lệ 1:20 và 1:10 là đại diện cho đồ nội thất, trình bày hoạt động của các thành phần cũng như cấu trúc, thể hiện chi tiết bản vẽ.

Quy định về chữ và số trong bản vẽ

  • Chiều cao của chữ, số được đo vuông góc với dòng kẻ và tinh bằng mm, tương ứng: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40.
  • Chiều rộng được xác định tùy thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ.
  • Kiểu A không nghiêng (đứng) và kiểu A nghiêng 75o với d = 1/14 h.
  • Kiểu B không nghiêng (đứng) và kiểu B nghiêng 75o với d = 1/10 h.

Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ mặt đứng

Trong bản vẽ mặt đứng, kích thước sẽ có 3 thành phần đó là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Trong đó chúng đều tuân thủ theo quy định;

  • Kích thước được ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể và sẽ không bị phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn.
  • Các đơn vị đo kích thước dài đều là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước.
  • Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo cao trình là m và không ghi các đơn vị sau con số kích thước.

Các bước đọc bản vẽ mặt đứng đơn giản

Thông thường một căn nhà chúng ta sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt. Số lượng mặt cắt sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của căn nhà với mục đích thể hiện thật rõ được cấu tạo của nhà. Đối với các công trình kiến trúc nhà phố và nhà biệt thự thì mặt đứng là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà.

Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà. Để hiểu rõ hơn về bản vẽ mặt đứng nhà mái thái hãy cùng đón xem mẫu bản vẽ mặt đứng nhà 2 tầng ngay sau đây.

Khám phá vẻ đẹp ngoại thất và bản vẽ mặt đứng của mẫu nhà 2 tầng sang trọng

Trước khi tìm hiểu về bản vẽ mặt đứng nhà mái thái hãy cùng ngắm nhìn vẻ đẹp sang trọng của công trình tân cổ điển này.

Thông tin công trình

  • Mã biệt thự: BT2210623.
  • Tên chủ đầu tư: Anh Ngũ và Chị Huyền.
  • Địa chỉ thi công: Thuận Thành – Bắc Ninh.
  • Mặt tiền: 12m.
  • Chiều sâu: 16m.
  • Kích thước lô đất:250m2.
  • Dạng công trình: Nhà mái thái 2 tầng Tân cổ điển.

bản vẽ phối cảnh nhà 2 tầng mái thái tân cổ điển 140m2

 Phối cảnh ngoại thất công trình nhà mái Thái 2 tầng

 

Vẻ đẹp ngoại thất của căn nhà 2 tầng mái thái

Với diện tích đất xây dựng rộng lớn, kiến trúc sư đã lựa chọn phong cách tân cổ điển với các hình khối khỏe khoắn. Những mảng khối hình học được sử dụng một cách khéo léo, thiết kế thò ra thụt vào theo quy luật để đảm bảo tính cân đối cho cả công trình.

Mặt tiền chính của mẫu nhà đẹp được phân chia không gian chính phụ với thiết kế phân dọc ngôi nhà. Trụ cột vuông có kích thước cân đối được thiết kế chạy thẳng từ tầng 1 đến tầng 2 để đảm bảo kết cấu chịu lực, vừa giúp tính thẩm mỹ của ngôi nhà có sự cân đối và dễ nhìn hơn.

Phần ban công được gia chủ lựa chọn lan can sắt phun sơn tĩnh điện đen chống trầy xước và biến dạng. Hệ thống cửa kính xingfa được vận dụng xuyên suốt công trình bố trí một cách hợp lý nhàm giúp gia chủ có thể tận dụng được nguồn sáng tự nhiên một cách dễ dàng.

Thiết kế phối cảnh 3D nhà mái thái 2 tầng tân cổ đẹp nhất

 Ngoại thất nổi bật của căn nhà dưới nền sơn trắng

Kiểu mái Thái giật cấp với khối mái đua rộng được thiết kế cân đối tạo ra một chỉnh thể cân bằng và hài hòa với cảnh quan xung quanh căn nhà. Không gian sân vườn bao quanh vừa là nơi để gia đình có chỗ để xe đan xen với việc trồng tiểu cảnh đan xen giúp lưu thông không khí vào bên trong và tạo mĩ quan cho ngoại thất sân vườn biệt thự bao quanh.

Bên cạnh đó người nhìn cũng sẽ cảm thấy ấn tượng bởi hệ thống tường bao xung quanh với một lớp sơn trắng cùng mái ngói che màu xanh đậm và cổng nhôm phun sơn đen, giúp không gian kiên cố được bảo vệ vững chãi.

Bản vẽ mặt đứng của công trình

Trước khi đọc một bản vẽ xây dựng hay một bản vẽ thiết kế, bạn sẽ cần phải lưu ý một vài nguyên tắc sau đây:

  • Luôn đọc bản vẽ thiết kế theo đúng các trình tự.
  • Đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để đơn giản hình dung công trình hơn.
  • Mặt vẽ đứng của bản vẽ sẽ giúp bạn hình dung về kiến trúc, hình dáng bên ngoài của công trình.
  • Chú ý đọc bản vẽ không gian của từng tầng (nếu công trình có từ hai tầng trở lên)
  • Luôn chú ý xem lại kết cấu và các thông số kỹ thuật của bản vẽ như dầm, sàn, cầu thang, móng, cột,…

Để hiểu rõ hơn về mẫu thiết kế độc đáo này, hãy cùng Angcovat khám phá thêm các thông số có trong bản vẽ mặt đứng nhà mái thái ngay dưới đây.

 

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

 Bản vẽ mặt đứng số 1 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

 Bản vẽ mặt đứng số 2 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 3 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 4 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 5 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 6 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 7 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điểnbản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 8 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

 Bản vẽ mặt đứng số 9 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

bản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

 Bản vẽ mặt đứng số 10 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điểnbản vẽ mặt đứng nhà mái thái 2 tầng tân cổ điển

  Bản vẽ mặt đứng số 11 của mẫu thiết kế nhà mái Thái 2 tầng Tân Cổ Điển

Lời kết

Hy vọng với bài viết về bản vẽ mặt đứng nhà mái thái  trên đây đã giúp bạn hiểu hết được về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng và cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản. Nếu có nhu cầu thiết kế và thi công một công trình đẹp như của anh Ngũ và chị Huyền, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với Angcovat nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG

Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội

Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.

Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

 

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận