Bản vẽ móng đơn nhà cấp 4 đầy đủ và chi tiết nhất từ trước tới nay

Móng đơn là loại móng không thể không nhắc đến khi làm nhà cấp 4, đây là loại móng sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhỏ hoặc các công trình trên nền đất tốt, không bị sụt lún. Bài viết cung cấp trọn bộ bản vẽ móng đơn nhà cấp 4 đầy đủ, chi tiết nhất.

 Kết cấu móng nhà cấp 4 có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể bố cục của ngôi nhà. Vì vậy, khi xây dựng phần này, có rất nhiều điểm mà bạn cần lưu ý. Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về kết cấu móng nhà này nhé.

Bản vẽ kết cấu móng đơn nhà cấp 4 đảm bảo an toàn, chất lượng

Móng đơn hay còn gọi là móng trụ hoặc móng cốc, chúng thường được đặt riêng lẻ với nhau và đa phần có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Phương pháp sử dụng móng đơn chính là dùng cả phần cột và đế tạo để làm móng nền.

Bản vẽ mặt bằng móng đơn nhà cấp 4

Bản vẽ mặt bằng móng đơn nhà cấp 4

 

Trong kết cấu móng nhà 1 tầng hoặc móng nhà cấp 4, phương án dựng móng đơn được áp dụng khá phổ biến vì đỡ tốn kém chi phí nhất.

Tiêu chuẩn kết cấu móng đơn nhà cấp 4:

Tương tự như các loại móng nhà khác, việc khảo sát địa hình thực tế là vô cùng quan trọng, vì nó là cơ sở để quyết định biện pháp thi công nền & móng phù hợp, phải lấy số liệu bổ sung nếu điều kiện địa chất tại vị trí đó không phù hợp với tính toán trong thiết kế móng đơn.

Các loại vật liệu, máy móc hỗ trợ, các bộ phận kết cấu được sử dụng trong việc xây dựng móng đơn phải đáp ứng các yêu cầu của thiết kế.

Khi xây móng đơn nhất thiết phải được sự kiểm định kỹ thuật của cơ quan nhà nước.

bản vẽ chi tiết dầm móng nhà cấp 4

Bản vẽ chi tiết dầm móng nhà cấp 4

Mời quý vị tìm hiểu thêm: Thiết kế nhà cấp 4 mái bằng hiện đại 14x14m 

 Bảng cấu kiện dầm móng

Cấu kiện

Kích thước

Số lượng

Bx

L(M)

DM-1

250x450

15.25

01

DM-2

250x450

16.235

01

DM-3

250x450

14.25

02

DM-4

250x450

10.25

01

DM-5

250x450

13.2

03

DM-6

250x450

8.4

01

DM-7

250x450

6.765

01

Bảng cấu kiện dầm móng phụ

Cấu kiện

Kích thước

Số lượng

BXH

L(M)

DMP-1

220x300

3.645

02

DMP-2

220x300

5.05

02

DMP-3

220x300

1.235

01

DMP-4

220x300

2.235

01

DMP-5

220x300

3.2

01

DMP-6

220x300

1.485

02

DMP-7

220x300

0.97

01

 Quy trình thi công móng đơn nhà cấp 4

Tùy vào từng loại công trình mà việc thi công phần móng sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng sau đây là quy trình đào móng nhà cơ bản và đơn giản nhất mà vẫn mang lại sự an toàn khi thi công:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị thi công

Sau khi các công đoạn khảo sát, trắc địa hoàn tất, phương án lựa chọn thi công móng đơn được đưa ra thì gần như ngay lập tức chủ đầu tư phải bước vào công tác chuẩn bị. Giai đoạn này cần phải chuẩn bị tốt mặt bằng gọn gàng, nhân công và tính toán đủ vật tư, vật liệu xây dựng.

Khi quá trình chuẩn bị được đầy đủ thì những bước tiếp theo sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đồng thời, bước đầu tiên đạt hiệu quả thì cũng giúp công trình theo kịp tiến độ đề ra.

Bước 2: Đào hố móng đơn

Xác định vị trí chính xác của các hố móng và tiến hành dùng các trang thiết bị và đào hố. Kích thước hố móng đơn phải đảm bảo đủ độ rộng, dài và chiều sâu theo bản vẽ đã tính toán.

Công đoạn đào hố này cũng khá quan trọng. Bởi nếu đào hố có kích thước không chuẩn sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công về sau. Đồng thời nó cúng có thể làm sai lệch kết cấu gây mất an toàn cho công trình.

Bước 3: Làm phẳng mặt hố móng cốc

Sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để san phẳng mặt hố móng vừa đào. Để tạo được độ bằng phẳng tốt hơn thì người ta có thể rải thêm 1 lớp đá dăm mỏng lên bề mặt.

>>> Đừng bỏ lỡ: Các mẫu nhà cấp 4 giá rẻ dưới 1 tỷ

ước 4: Đổ bê tông lót

Lớp bê tông lót được đổ lên trên lớp đá mỏng trải trên bề mặt với độ dày khoảng 100mm. Nhiệm vụ của phần này là hạn chế mất nước cho lớp vữa, bê tông ở trên. Đồng thời đây cũng là cách cố định và làm phẳng cho đáy móng.

Bước 5: Bố trí thép móng đơn

Ở bước này thì tùy thuộc vào hình dáng của móng đơn mà cách bố trí các thanh thép chịu lực cũng khác nhau. Thép thường được sử dụng sẽ có kích cỡ Φ12 – Φ16, khoảng cách giữa các thanh thép có thể dao động từ 10 – 15 cm.

Cốt thép móng đơn cần đặt cách mặt bê tông lót khoảng 5cm. Điều này tránh được tình trạng thép bị ăn mòn, hoen gỉ cũng như tăng sự liên kết giữa móng và lớp lót móng.

Bước 6: Đổ bê tông móng

Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện quy trình thi công móng đơn đạt chuẩn. Bước này cũng rất quan trọng để đảm bảo kết cấu công trình đạt độ an toàn. Tiến hành trộn bê tông với tỉ lệ tiêu chuẩn.

Quá trình đổ bê tông đảm bảo nguyên tắc đô từ xa lại gần. Nếu hố móng có tình trạng ngập hoặc ứ đọng nước thì cần hút hết nước ra để không ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông.

Bản vẽ chi tiết móng đơn nhà cấp 4

Bản vẽ chi tiết móng đơn nhà cấp 4

 

Lưu ý khi thiết kế móng đơn

Dù là thi công móng với kiểu dáng, hay hình thức như thế nào thì cũng cần phải có những điều cần lưu tâm. Với nhà sử dụng móng đơn thì không nên bỏ qua một số điều đáng chú ý sau.

Thiết kế móng đơn lệch tâm

Móng đơn lệch tâm được hiểu là kết cấu móng có tâm của cột không trùng với trọng tâm của đài móng. Cách xây móng này thường áp dụng khi thi công móng nhà phố, nhà liền kề hoặc công trình có mặt bằng móng không thuận lợi. Các kỹ sư xây dựng có thể tạo ra sự cân bằng trong kết cấu bằng những cách sau:

– Có thể sử dụng kiểu móng chân vịt để làm giảm độ lệch tâm.

– Phần phản lực của đất nền làm dạng tam giác hoặc hình thang. Trung tâm hệ phản lực sẽ dịch chuyển so với có tâm đài. Thăng bằng đài móng sẽ được xác lập.

– Cách này sẽ không được sử dụng hoặc ít có hiệu quả trong trường hợp mô men lệch tâm lớn.

Bản vẽ chi tiết móng đơn cho nhà 1 tầng

Bản vẽ chi tiết móng đơn cho nhà 1 tầng

 Chi phí làm móng đơn cho nhà cấp 4?

“Chi phí làm móng nhà 1 tầng hết bao nhiêu” là câu hỏi được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi có ý định xây nhà. Tùy thuộc vào diện tích, phong cách thiết kế, nền móng yếu hay khỏe mà chi phí xây móng nhà cấp 4 sẽ khác nhau.

Đối với móng đơn tính riêng khoảng 1.200.000đ/m2 xây dựng, đã bao gồm ép cọc tre. Tuy nhiên đây là giá thành cho móng nhà có nền đất khỏe. Còn đối với những loại móng khác tùy diện tích xây dựng và yêu cầu chủ ng loại vật tư thì chi phí xây móng nhà cấp 4 sẽ khác nhau.

Bản vẽ mặt bằng định vị cột nhà cấp 4

Bản vẽ mặt bằng định vị cột nhà cấp 4

 Cấu tạo móng đơn nhà cấp 4

Móng đơn có cấu tạo rất đơn giản. Nếu làm bằng gạch thì gồm các lớp gạch xếp chồng lên nhau. Còn nếu móng đổ bê tông cốt thép thì sẽ gồm các phần sau đây:

– Lớp bê tông lót móng: thường dày 100mm. Cấu thành từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ và vữa xi măng mác 50 – 100. Phần này có nhiệm vụ làm sạch, làm phẳng hố móng, chống mất nước xi măng và còn là ván khuôn để đổ bê tông móng.

– Phần móng (bản móng): thường có đáy hình chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải và được tính toán kích thước phù hợp với từng loại công trình

– Cổ móng: có kích thước lớn hơn phần cột ở trên mỗi chiều khoảng 25mm. Phần này có tác dụng truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.

– Giằng móng: có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm của móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.

>>> Thật tiếc nếu bạn chưa xem: Thiết kế nhà cấp 4 mái nhật đơn giản 2 phòng ngủ 150m2

Bản vẽ mặt bằng định vị cổ cột nhà cấp 4

Bản vẽ mặt bằng định vị cổ cột nhà cấp 4

Chú ý:

+ Độ chôn sâu móng (h) so với mặt đất tự nhiên luôn phải đảm bảo lớn hơn 1m.

+ Với nền đất yếu thì không sử dụng kết cấu móng đơn. Nếu vẫn muốn sử dụng móng đơn thì cần tính toán kĩ về kết cấu và nền đất cần gia cố thêm bằng cọc tre.

Phân loại móng đơn

Có nhiều cách khác nhau để người ta có thể phân loại móng cốc (móng đơn). Theo các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp lại có 3 cách phân loại chính sau đây.

Dựa vào đặc điểm của tải trọng

Theo cách này người ta chia móng đơn thành các loại:

+ Móng chịu tải trọng đúng tâm.

+ Móng chịu tải trọng lệch tâm.

+ Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói,…).

+ Móng chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …).

+ Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.

Dựa vào độ cứng của móng đơn

+ Móng tuyệt đối cứng: là móng có độ cứng rất lớn (xem như bằng vô cùng) và độ biến dạng rất thấp (xem như gần bằng 0). Thuộc loại này có móng gạch, đá, bê tông.

+ Móng mềm: Móng có khả năng  biến  dạng  cùng  cấp  với  đất  nền  (biến  dạng lớn, chịu uốn nhiều), móng BTCT có tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8 thuộc loại móng mềm.

+ Móng cứng hữu hạn: Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn ≤ 8.

Bản vẽ chi tiết cột nhà cấp 4

Bản vẽ chi tiết cột nhà cấp 4

 

Bản vẽ chi tiết cột nhà 1 tầng

Bản vẽ chi tiết cột nhà 1 tầng

 

Công thức tính tải trọng móng đơn

– Công thức tính tải trọng móng đơn chuẩn xác nhất:

Trường hợp tải trọng được đặt đúng tâm: P ≤ R

Trường hợp tải trọng lệch tâm: P ≤ 1.2 R

R = m(A.γ.b + B.q + D.c)

– Trong đó: 

P: là tải trọng lên kết cấu móng

R: cường độ tiêu chuẩn của đất nền

b: là chiều rộng của bề mặt đáy móng.

q: là tải trọng một bên của móng. 

c: là lực dính tính theo đơn vị của những lớp nền đất. 

A, B, D : là những thông số được xác định phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất. 

m: là hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng. 

Tiêu chuẩn thép sử dụng làm móng đơn/móng cốc

Trong kết cấu bê tông cốt thép thì ngoài việc tính toán mác bê tông thì phần cốt thép là yếu tố quan trọng nhất. Phần thép sử dụng phải đạt những tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể là:

– Thép làm móng phải là loại thép có chất lượng tốt nhất, đúng quy cách và kích thước

– Cốt thép có thể thực hiện uốn, cắt trực tiếp tại công trường hoặc trong nhà máy. Tuy nhiên phải đảm bảo đúng kích thước theo bản vẽ móng đơn đã thiết kế.

– Thép đưa vào sử dụng phải đảm bảo sạch sẽ, bể mặt không bám bẩn, bùn đất hoặc dầu mỡ. Đặc biệt thép không được hoen gỉ, nếu có cần phải làm sạch và xử lý kĩ trước khi đổ bê tông.

– Độ méo, bẹp hoặc giảm tiết diện của thanh thép không được vượt quá 2%

– Phần kết nối giữa các thanh thép cần đảm bảo

+ Hàn nối > 10d

+ Buộc nối >30d

– Các phần thép chưa đổ bê tông phủ kín cần được bọc kín bằng ni lông để đảm bảo kết cấu đạt chất lượng cao nhất.

Bản vẽ mặt bằng thép mái

Bản vẽ mặt bằng thép mái

 Qua những thông tin về bản vẽ móng đơn nhà cấp 4 được chúng tôi cung cấp chắc hẳn bạn cũng đã thu nạp được nhiều điều bổ ích. Ngoài ra chúng tôi sẽ liên tục cập nhật, giải đáp những thắc mắc liên quan đến kiến trúc, xây dựng, nội thất, phong thủy…. Nếu bạn quan tâm thì hãy theo dõi trang web angcovat.vn để không bỏ lỡ bất kì điều gì nhé.

Hoặc liên hệ trực tiếp KTS giải đáp: 0988 030 680

Mời quý vị xem thêm: Tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bản vẽ móng nhà 1,2,3 tầng

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận