Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh đẹp trong thiết kế nhà ở dân dụng KN109077

Nhà vệ sinh là một không gian sinh hoạt không thể thiếu được trong mỗi thiết kế nhà đẹp, biệt thự, các công trình nhà ở dân dụng nói riêng và cả những công trình công cộng nói chung. Không gian nhà vệ sinh không thể thiếu được trong mỗi hạng mục thiết kế công trình.

Để thiết kế được nhà vệ sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng, đẹp và có vị trí phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, tiết kiệm được diện tích sử dụng cũng là những điều cần được quan tâm khi thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh.

Dưới đây là một số bản vẽ, hồ sơ thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ từ mặt bằng trần, lát sàn,… dành cho những khách hàng muốn tham khảo trước khi xây dựng.

Mẫu thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ của nhà anh Bằng- Hải Dương

Mẫu nhà vệ sinh này có hình dạng vuông, kích thước nhà vệ sinh là 2.75x 2.76m.

 mặt bằng nhà vệ sinh đẹp

Hình ảnh: Mẫu mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ

Trong mỗi hồ sơ thiết kế nhà ở, biệt thự, chi tiết nhà vệ sinh đều được kĩ thuật, kết cấu, điện nước tính toán rất hợp lý và chính xác. Mặt bằng nhà vệ sinh thể hiện toàn bộ kích thước, kích cỡ và vị trí sắp đặt các đồ nội thất, đường điện nước trong nhà vệ sinh. Trong bản vẽ thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh, chú thích thiết bị, vật liệu, thống kê các loại thiết bị được thực hiện hoàn thiện trong mẫu mặt bằng nhà vệ sinh. Nền WC được lát gạch nhám 40x40. Hiện nay, rất nhiều gia đình yêu cầu lựa chọn loại vật liệu xây dựng này: vật liệu nhám. Khi thiết kế hồ sơ chi tiết, loại vật liệu này được áp dụng khá phổ biến, vì vậy thì nên chú ý độ nhám vừa phải để không bị bám dơ, khó chùi rửa. Do sàn phòng tắm thường xuyên tiếp nhận nhiều hóa chất tẩy rửa nên chọn vật liệu có độ bền cao, không bị ố màu vì mài mòn. Điều này cũng được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình thiết kế và thi công nhà ở trọn gói.

 mặt bằng nhà vệ sinh đẹp

Mặt bằng thiết kế nhà vệ sinh:

Diện tích nhà vệ sinh lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhu cầu và diện tích đất sử dụng của ngôi nhà. Tùy theo diện tích lớn hay nhỏ mà kích thước, diện tích nhà khác nhau có những diện tích sử dụng khác nhau. Diện tích nhà vệ sinh nhỏ có thể từ 1,2 đến 4m2. Còn nhiều mẫu biệt thự diện tích rộng lại có diện tích nhà vệ sinh rộng  từ  5 đến 8m2 tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.

  • Vị trí chiều cao vòi sen: vòi sen vừa tầm tay khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì khi với tay bạn có thể gặp sự cố an toàn.
  • Vị trí thiết bị phụ: Lắp các thiết bị phụ như giấy toilet không quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.
  • Nhiều gia đình vì muốn có cảm giác thiên nhiên cũng hay trồng nhiều cây cối trong phòng tắm. Nếu không khéo trong việc chăm sóc cây và vệ sinh phòng tắm thì điều này cũng dễ tạo môi trường thuận lợi tích tụ muỗi và vi khuẩn.
  • Lót sàn gỗ cũng không thích hợp nhưng có thể chọn lót gỗ cho khu vực khô. Nên chọn những loại gỗ chịu được nước như căm xe, HDF (gỗ nhân tạo).
  • Mọi người đang thích thiết kế phòng tắm trực tiếp ngoài trời. Tuy nhiên, phòng tắm là nơi ẩm thấp, nếu để ngoài trời thì muỗi, côn trùng rất dễ bay vào. Và như vậy chúng ta bảo dưỡng phòng tắm cũng rất mệt.

Mẫu hồ sơ thiết kế chi tiết mặt  bằng nhà vệ sinh đầy đủ số 2: Nhà anh Tâm ở Hà nội

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Mặt bằng nhà vệ sinh và chi tiết hộp kĩ thuật

Do những đặc điểm của văn hóa và thói quen sinh hoạt chung của người Việt Nam, phòng vệ sinh cần có diện tích sử dụng đủ để cho việc sinh hoạt, tắm rửa, giặt giũ và đi vệ sinh. Chính vì thế mà diện tích sử dụng của phòng vệ sinh được đảm bảo. Bạn có biết chiều cao trung bình của người Việt khoảng 1m62. Thì những thiết bị nhà vệ sinh cần được thiết kế với kích thước và chiều cao phù hợp nhất đối với thói quen sinh hoạt của người Việt. Chính vì thế khi thiết kế cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng để phòng vệ sinh được thực hiện đẹp và hoàn thiện nhất.

Chú ý về độ dốc mặt bằng nhà vệ sinh: Độ dốc của sàn nhà vệ sinh nên có độ dốc để thoát nước tốt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh khi lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc từ khoảng 1.5 đến 2cm. Tuy nhiên, nếu phòng có diện tích nhỏ thì độ dốc có thể nhỏ hơn để phù hợp với diện tích sử dụng của nhà vê sinh. Trong bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh, khi thiết kế và thi công, nếu độ dốc không đủ thì nước sẽ không kịp thoáy và việc ứ đọng nước sử dụng lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây ra hiện tượng bẩn, tạo ra lớp bám bẩn cho căn phòng vốn dĩ đã ẩm ướt này. Một phần, nếu như nhà vệ sinh thoát nước không kịp bên cạnh việc xử lý chống thấm không đảm bảo thì sẽ rất nguy hiểu cho kết cấu về lâu về dài của một công trình nhà ở nào đó. Nếu như phòng vệ sinh mà đặt ở các tầng trên thì việc thấm nước có thể dễ dàng xảy ra, tường trần tầng dưới sẽ bị thấm và gây ra hiện tượng ố vàng cho không gian tầng dưới, vừa gây mất thẩm mỹ, lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Xem thêm: Tổng hợp những kinh nghiệm xây nhà hữu ích

 mặt bằng nhà vệ sinh

Mặt bằng lát sàn WC và chi tiết hộp kĩ thuật

Chú ý code sàn nhà vệ sinh: Code sàn nhà vệ sinh thấp hơn code sàn nhà bình thường từ 1 đến 2 phân. Nếu mặt bằng sàn nhà vệ sinh bằng hoặc cao hơn thì nên xây 1 hàng gạch trước cửa nhà vệ sinh để nước không bị tràn ra ngoài trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, khi thiết kế và xây dựng nên hạn chế thiết kế sàn nhà vệ sinh là sàn lật hoặc sàn âm. Tuy là sẽ đẹp về mặt thẩm mỹ kiến trúc nhưng nếu có sự cố về ống nước thì khó cho việc khắc phục và sửa chữa sau này.

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Mặt bằng trần nhà vệ sinh và chi tiết hộp kĩ thuật

Mặt bằng trần cũng được chú thích thiết bị, chú thích vật liệu, thống kê thiết bị WC, và chú thích kích thước rõ ràng đối với mỗi công trình nhà ở. Nếu là nhà cao tầng, đặc biệt là nhà phố, khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh phải được thiết kế thẳng nhau để đảm bảo các yêu cầu về mặt kĩ thuật, cũng như các đường ống nước, điện,... Do đó, cũng cần chú ý đến các mặt bằng trần không bị ẩm, thấm sẽ gây ra hiện tượng rêu mốc, mùi khó chịu.

 bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Mặt cắt chi tiết: Thiết kế nhà vệ sinh

Mặt cắt thể hiện được cách thức lắp đặt, các chi tiết liên quan đến chiều cao, kích thước và vị trí lắp đặt các thiết bị WC trong phòng. Nhìn vào mặt cắt chi tiết mẫu thiết kế nhà vệ sinh, việc lắp đặt các chi tiết nhà vệ sinh, lavabo, châu rửa mặt, gương nhà vệ sinh đều được thực hiện một cách chi tiết và khoa học. Độ cao lắp đặt của lavabo từ khoảng 80 đến 85cm để tránh bị văng nước, không nên làm thấp hơn vì như thế sẽ bị cảm giác mỏi lưng khi cúi xuống.

Chậu rửa (lavabo) thuộc khu vực khô trong nhà vệ sinh, do vậy nên bố trí gần cửa, không nên bố trí sâu trong phòng vệ sinh. Chiều cao đặt chậu tính từ mặt sàn đến mặt chậu: đối với người lớn là 0,8-0,85m, trẻ em là 0,5-0,6m. Kích thước này thì rất thích hợp cho người Việt Nam.

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh

Chú ý về vật liệu khi thiết kế nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là không gian sinh hoạt thường xuyên ẩm ướt nên việc lát nền nhà vệ sinh thường là loại chống trơn để tránh xảy ra việc trơn trượt, ngã,... Có thể sử dụng lát sàn gỗ chịu nước một cách an toàn, vừa trang trọng lại đẹp mắt. Tường nhà vệ sinh nên ốp gạch hoặc đá granite láng bóng hoặc có hoa văn nhẹ, có thể nhấn bằng một mảng trang trí lớn để tạo thêm sự ấn tượng, đặc biệt cho căn phòng tắm sang trọng. Khi lựa chọn loại trần nhà tắm, nhà vệ sinh có thể lựa chọn loại trần thạch cao khung chìm chống ẩm không trang trí cầu kì hay giật cấp. Cửa sổ, cửa ra vào sử dụng kính mờ, có thể dùng gỗ loại chịu nước hay nhựa giả gỗ. Thiết bị điện như ổ cắm bóng đèn chọn loại chống ẩm, inox, gạch đá trống trơn, gỗ chịu nước là những vật liệu rất thích hợp sử dụng trong phòng nhà tắm, nhà vệ sinh.

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Bản vẽ thiết kế: Mặt bằng lát sàn nhà vệ sinh

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Mặt bằng nhà vệ sinh nhà anh Quý- Quốc Oai

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Mặt bằng mẫu thiết kế nhà vệ sinh đẹp

bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh

Bản vẽ thiết kế chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh đầy đủ

Trong mỗi hồ sơ thiết kế nhà ở, biệt thự, các bản vẽ thiết kế chi tiết được thực hiện một cách hoàn thiện và đầy đủ. Với mỗi công trình, thiết kế nhà vệ sinh với đầy đủ chi tiết từ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, lát sàn, mặt bằng trần, thiết bị thống kê, thiết kế đường điện, nước,… sẽ giúp chủ nhà an tâm và đỡ lo lắng hơn trong quá trình xây dựng nhà cửa.

Mọi yêu cầu về tư vấn và thiết kế bạn vui lòng liên hệ trực tiếp: 0988 030 680

Xem thêm: Kinh nghiệm sửa chữa nhà làm gác xép

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận