Tư vấn cách thiết kế giếng trời cho nhà ống thêm đẹp và vượng khí KN110077

Trong không gian chật chội và bí bách của đô thị, những ngôi nhà ống san sát khiến ta cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Vì vậy, tạo giếng trời mang ánh sáng và không khí thiên nhiên vào nhà đang trở thành nhu cầu chung của nhiều hộ gia đình. Chúng tôi xin giới thiệu cách thiết kế giếng trời cho nhà ống một cách hợp lí nhất để mang đến một không gian sống khoáng đạt và tràn đầy sinh khí cho mẫu biệt thự đẹp của bạn. 

Giếng trời là gì? Tại sao nên tìm hiểu cách thiết kế giếng trời cho nhà ống 

cách thiết kế giếng trời cho nhà ống

Mẫu giếng trời có tiểu cảnh đẹp khiến bạn muốn biết ngay cách thiết kế giếng trời cho nhà ống

Giếng trời là một khoảng không gian thông theo phương đứng từ tầng trệt tới mái. Nó có thể có hoặc không trong một công trình nhà.

Giếng trời có thể coi là một giải pháp kỹ thuật cũng như mỹ thuật mang lại sức sống cho những ngôi nhà ống trong phố. Giếng trời giúp khắc phục nhược điểm ba bên là tường nhà hàng xóm, không đơn giản khi mở nhiều cửa sổ hoặc không tạo được khoảng sân vườn thích hợp.

Thiết kế nhà ống có giếng trời, công năng chủ yếu của nó chính là lấy sáng, lấy gió và lưu thông không khí trong căn nhà, tăng tính thẩm mĩ cho căn nhà của bạn. Bên cạnh đó nếu đặt giếng trời hợp phong thủy thì sẽ đem lại tài lộc, phúc khí cho gia đình vì nó giúp cân bằng về trường khí nội thất. Vì thế, nếu sở hữu một ngôi nhà phố kiểu nhà ống, chúng ta nên tìm hiểu cách thiết kế giếng trời cho nhà ống để xem xét có nên làm giếng trời cho nhà ống hay không.

Tìm hiểu cách thiết kế giếng trời cho nhà ống thông qua những mẫu giếng trời đẹp

Chúng ta vẫn quen thuộc với giếng trời ở khu vực cầu thang, hành lang hay sân sau nhưng thực tế giếng trời có thể áp dụng ở nhiều vị trí rất thú vị trong ngôi nhà.

Lưu ý cách thiết kế giếng trời cho nhà ống khi chọn vị trí  

thiết kế nhà ống có giếng trời

Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và thông thoáng tự nhiên, giải pháp của môi trường vi khí hậu. Nhưng thực tế giếng trời trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn cảu ngôi nhà, là yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế biệt thự. Vì thế để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. 

làm giếng trời cho nhà ống

 Tại vị trí đó, có thể khai thác giếng trời đến 3 mặt (một mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang hay các phòng chức năng khác.

Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây được ấn tượng với thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho giếng trời đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp cũng đẹp hơn. Tất nhiên cũng có những ngôi nhà có hơn một giếng trời và cũng không phải ngôi nhà nào có giếng trời thì cũng nằm ở giữa nhà.   

làm giếng trời như thế nào

Thiết kế giếng trời ở cuối nhà để ánh sáng không trực tiếp chiếu xuống bề mặt sàn 

nhà ống có giếng trời

Cách thiết kế giếng trời cho nhà ống tại vị trí cuối nhà

Vì cầu thang hầu hết đều nằm ở vị trí giữa nhà ống tầng để tiện lợi cho việc di chuyển giữa các tầng nên người ta thường kết hợp cầu thang với giếng trời, đó là sự kết hợp hoàn hảo cả về công năng lẫn thẩm mĩ. 

mẫu nhà ống có giếng trời

Với giếng trời có mái che cố định, đa phần cầu thang nhà ống thì làm bằng đá hoa cương, khi ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài thông qua giếng trời để vào nhà bạn, sau đó kết hợp cùng đá hoa cương sẽ phản lại ánh sáng ấy khiến cả vùng xung quanh cầu thang đều sáng và trong rất thích mắt. 

nhà ống 2 tầng có giếng trời

Cách thiết kế giếng trời cho nhà ống kết hợp hòa quyện với cầu thang thu hút tầm nhìn 

cách tạo giếng trời

Tuy nhiên, theo thuật phong thủy, thì vị trí đặt giếng trời ở đâu là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tài lộc trong nhà, vì vậy cần xem xét kỹ lưỡng bố cục phong thủy trước khi tiến hành cách thiết kế giếng trời cho nhà ống.

Nếu đặt tại vị trí giữa mặt bằng nhà thì đó là vị trí trung cung, đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung. Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thống qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Xét theo vị trí đặt giếng trời theo phong thủy thì phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ như cung Tài Lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể, tuy nhiên khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà. Giếng trời cùng là một trong những yếu tố công năng cần được nghiên cứu toàn diện trên phương diện phong thủy nhà ở.

Hướng dẫn cách thiết kế giếng trời cho nhà ống đậm dấu ấn nghệ thuật và tính thẩm mĩ

Chọn kích thước giếng trời hợp lí cho nhà ống

Kích thước lý tưởng cho giếng trời thống thường là 4 đến 6m, không nên làm quá nhỏ hoặc quá to, chiều dài giếng trời phụ thuộc vào chiều sâu ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời. Kích thước giếng trời phụ thuộc vào tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà nhưng không nên nhỏ hơn 1m vì sẽ gây thiếu thẩm mĩ, nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng.

Theo tiêu chuẩn xây dựng thì diện tích giếng trời phải chiếm 10% diện tích nhà ở. Ngoài ra tỷ lệ này còn tùy thuộc vào hình dạng ngôi nhà như chiều cao, chiều sâu, chiều rộng, điều quan trọng là cần tạo diện tích tương ứng cho lưu thông khí. Nếu nhà cao hay rộng mà làm giếng quá nhỏ thì sẽ không có tác dụng.

Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc với mặt đất, phần lưng và phần mái.

  • Phần chân có thể bố trí hoa, chậu cảnh, non bộ, kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phong ăn.
  • Phần lưng : là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên
  • Phần mái: để chiếu sáng và thông gió, giếng trời có thể có mái hoặc không có mái. Nếu xây nhà ống có giếng trời trong nhà thì cần có mái che, nếu ở sau nhà thì có thể không cần mái.

Cách thiết kế giếng trời cho nhà ống bao gồm cả việc lựa chọn kiểu mái

Hiện nay để tăng công dụng của giếng trời các kiến trúc sư thường sử dụng vật liệu là mái kính cường lực hoặc mái nhựa thông minh có khung sắt bảo vệ.

 cấu tạo giếng trời  Nếu vị trí đặt giếng trời là trong nhà thì việc thiết kế mái, chọn vật liệu cho mái rất quan trọng vì khi mưa gió thì nước có thể chảy xuống nhà hoặc rác thải bụi bẩn theo gió bão mà rơi vào trong nhà.

 cách thiết kế giếng trời đẹp

Nếu nhà chật hẹp có thể sử dụng kính hoặc nhựa trong suốt để tăng ánh sáng vào nhà hoặc có thể dùng vật liệu màu để làm giảm cường độ ánh sáng nếu ánh sáng quá nhiều, điều quan trọng là làm sao để tạo độ sáng vừa đủ để tạo không gian dịu mát trong nhà.  

mái trượt giếng trời

Kiểu mái trượt giếng trời bằng kính cũng rất được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và tính thẩm mĩ của nó.   

 mái trượt giếng trời đẹp

Việc sử dụng mái trượt cho giếng trời hiện nay khá phổ biến và được ưa chuộng bởi sự gọn nhẹ không cồng kềnh và dễ dàng sử dụng, thay đổi.

Thiết kế tiểu cảnh cho giếng trời như thế nào?

Thiết kế tiểu cảnh giếng trời có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt. Có nhiều cách làm đẹp cho giếng trời và tùy vào sở thích của mỗi gia đình sẽ có cách tạo giếng trời với những kiểu thiết kế tiểu cảnh cho giếng trời khác nhau, nhưng thống thường có 3 nơi chính để làm đẹp cho giếng trời:   

nhà phố có giếng trời

Đỉnh giếng : nơi có mái và hệ khung mái (kết hợp hoa sắt bảo vệ). Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng chính hệ khung mái, hoa sắt. Những kết cấu thép này khi được ánh nắng chiếu xuống, đổ bóng lên tường rất đẹp, nơi đây cũng có thể treo đèn hay các vật trang trí.    

vị trí đặt giếng trời theo phong thủy

Những diện tường xuyên tầng của giếng trời : Diện tường trong giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh kết hợp chiếu sáng.   

thiết kế tiểu cảnh giếng trời

Đáy giếng: Có thể đặt thảm cỏ nhân tạo kết hợp sỏi đá, chậu cây, chậu hoa, bể cá…

 thiết kế tiểu cảnh cho giếng trời

 Trang trí tiểu cảnh giếng trời cạnh cầu thang bằng hòn non bộ mát mẻ, tươi tắn

 vị trí đặt giếng trời

Cách thiết kế giếng trời cho nhà ống cực ấn tượng và độc đáo từ việc trang trí thác nước và bể nước mini kết hợp khối bê tông và sỏi, tre. Chắc chắn ai cũng sẽ bị hút hồn bởi vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ nhưng mộc mạc của tiểu cảnh như thế này ở đáy giếng trời. 

kích thước giếng trời

Dây leo, cỏ cây, sỏi đá luôn là vật liệu thông dụng và cần thiết để thiết kế tiểu cảnh cho giếng trời ngôi nhà thêm sinh động và ấn tượng.

Nhược điểm và giải pháp khắc phục khi thiết kế nhà ống có giếng trời

- Nếu diện tích ngôi nhà nhỏ thì giếng trời giống như một cái “ống”, vì vậy âm thanh truyền trong giếng rất vang và rõ, người ngồi tầng dưới nói chuyện, tầng trên có thể nghe thấy, làm mất sự riêng tư hoặc làm phiến lẫn nhau. Vì vậy các diện tường trong giếng trời không nên làm phẳng trơn tất cả. Cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, đá ốp tự nhiên, gạch thẻ, xây gạch trần… Đó cùng là thủ pháp trang trí . Chúng ta cũng có thể thiết kế tường cách âm cho các phòng để thuận tiện hơn.

- Ở một số vùng, nắng mùa hè rất gắt, nhất là vào buổi trưa khi mặt trời lên thiên đỉnh, nắng chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa sáng, chói lóa, ảnh hưởng – hư hại sàn gỗ, đồ đạc, chúng ta có thể lắp thêm hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng.

Giếng trời là giải pháp tối ưu cho việc tạo ra không gian thống thoáng cho các ngôi nhà hiện đại mà diện tích khiêm tốn. Cách thiết kế giếng trời cho nhà ống đẹp sẽ tạo ra một không gian sống hoàn mỹ cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Giếng trời mang đến sức sống cho không gian chật hẹp, thổi hồn cho mỗi ngôi nhà. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh nhà sau xây dựng

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận