Sau tất cả chúng ta có nên làm nhà khung thép? KN404087
Câu chuyện có nên xây nhà khung thép gần như lên tới đỉnh điểm khi một số công trình nhà làm bằng khung thép bị đổ sập. Điều này khiến nhiều người càng lo lắng và không tin tưởng vào hình thức xây dựng này. Vậy, sau tất cả, chúng ta có nên làm nhà khung thép?
Nhà khung thép thường được sử dụng để làm nhà xưởng, nhà kho, và các công trình văn phòng cần thi công nhanh
Cần phải hiểu nhà khung thép là gì trước khi quyết định có nên làm nhà khung thép không
Thông thường, khi xây dựng nhà ở, người ta thường liên tưởng tơi những mẫu biệt thự đẹp, những ngôi nhà hiện đại mà ít ai nghĩ tới các ngôi nhà khung thép. Nhắc tới nhà khung thép, người ta liên tưởng nhiều hơn tới nhà xưởng, nhà kho, siêu thị…
Trong những năm gần đây, nhà khung thép được sử dụng để xây dựng nhà ở nhiều hơn nhằm mục đích xây dựng nhà ở giá rẻ cho dân lao động. Nhà khung thép còn có tên gọi khác là nhà lắp ghép. Loại nhà này được tạo ra từ khung kèo thép bằng kỹ thuật xây dựng khung sườn bằng thép với các kết cấu vuông góc. Sự phát triển của kỹ thuật đã nâng tầm khiến cho nhiều thiết kế mẫu nhà đẹp cao tầng cũng được xây dựng từ kỹ thuật này.
Có rất nhiều công trình nhà ở dân dụng làm theo kiểu nhà khung thép đã được triển khai trên thực tế
Nhà khung thép có khả năng tháo ra sau một quá trình sử dụng và lắp đặt tại vị trí mới một cách nhanh chóng, dễ dàng. Do đó, nhiều người cho rằng, nhà khung thép chỉ thích hợp làm các công trình mang tính ngắn hạn, không thích hợp làm nhà ở. Đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều người băn khoăn có nên làm nhà khung thép hay không.
Nhà khung thép có thể tháo lắp dễ dàng do sử dụng các cấu kiện khung thép đúc sẵn kết nối với nhau
Tìm hiểu ưu nhược điểm của nhà khung thép để biết có nên làm nhà khung thép không
Ưu điểm của nhà khung thép để khẳng định có nên xây nhà khung thép
- Giảm đáng kể tải trọng công trình
- Mang tính linh động, tiện lợi: Kết cấu thép của nhà khung thép có khả năng tạo ra sự linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo nên có thể áp dụng cho công năng của mọi công trình, mọi hình dáng mà kiến trúc sư hay nhà thầu mong muốn. Bên cạnh đó, kết cấu của nhà khung thép còn giúp chúng ta dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế bởi tính cơ động của nó.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí. Đặc biệt là đối với các công trình nhà thấp tầng có động rộng dưới 60m và chiều cao mép mai dưới 30m thì hiệu quả kinh tế lại càng cao.
Chi phí xây dựng một dự án nhà bằng thép thấp hơn nhiều lần so với chi phí xây dựng nhà bê tông cốt thép truyền thống
- Thời gian thi công nhanh: Hệ thống nhà khung thép lại chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn cũng như các vật liệu đã được xác định trước để tạo nên các kết cấu nhà. Bên cạnh đó, việc lắp dựng nhà khung thép khá đơn giản, nhanh chóng, trong mọi điều kiện thời tiết. Chính vì lí do này, nó giảm đáng kể thời gian thi công công trình, từ đó, giảm nhiều hơn chi phí xây dựng so với nhà bê tông cốt thép. Đồng thời với việc chế tạo sẵn ở nhà máy cũng giúp cho công trình được đảm bảo và kiểm soát chất lượng tốt hơn.
- Chi phí bảo hành thấp
- So với các loại công trình cố định truyền thống, nhà khung thép tiết kiệm vật liệu phụ hơn
- Công trình mang tisnhd dồng bộ cao, dễ mở rộng quy mô
- Có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái. Do đó, hệ thống nhà khung thép vô cùng linh hoạt, giúp đáp ứng mọi công năng bên trong và khả năng trang trí đa dạng bên ngoài để thỏa mãn các mẫu thiết kế nhà dù là mẫu nhà cấp 4 hay nhà xưởng, nhà kho…
Nhà khung thép sử dụng hệ thống mái mối đứng nên có khả năng cách nước tốt, thoát nước êm
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, còn có một số nhược điểm khiến nhiều người lo ngại có nên xây dựng nhà khung thép hay không.
Nhược điểm của nhà khung thép làm nhiều người băn khoăn có nên làm nhà khung thép
- Nhà khung thép dễ bị ăn mòn khiến nhiều người lo sợ không nên làm nhà khung thép
Môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn tới bào mòn, phá hoại công trình.
Thép có khả năng chống ăn mòn thấp, do đó cần chống gỉ cho thép khi làm nhà khung thép
- Nhà khung thép chịu lửa thép
Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ dán.
Tuy nhiên, các nhược điểm này đều đã được khắc phục với công nghệ hiện đại ngày nay:
- Đối với việc khung thép dễ ăn mòn, giải pháp khắc phục chính là tăng độ chống ăn mòn cho thép. Có thể sử dụng biện pháp mạ nhôm, gang để chống ăn mòn cho thép, giảm chi phí bảo dưỡng cho các công trình nhà khung thép.
- Đối với việc nhà khung thép chịu lửa kém, thép sẽ được bọc lớp chịu lửa như bê tông, sơn chống lửa hay tấm gốm để đảm bảo khả năng chịu lửa cao hơn. Cùng với đó, công trình nhà khung thép cần trang bị thêm các biện pháp phòng cháy chữa cháy tốt.
Nhà khung thép chịu nhiệt kém, do đó nên bọc lớp chịu lửa như bê tông, sơn chống lửa để tăng sức chịu lực của thép khi bị tác động nhiệt
Dựa vào độ bền và độ phổ biến của nhà khung thép, nhiều người khẳng định có nên làm nhà khung thép
Trên thế giới, có rất nhiều công trình trọc trời được xây dựng theo kĩ thuật nhà khung thép và bê tông siêu nhẹ. Có thể kể tới:
Williams Tower xây dựng năm 1973, 108 tầng cao 442 m
Aon Centre Chicago xây dựng năm 1973, 83 tầng cao 346 m
Empire State Building new York xây dựng năm 193, 102 tầng cao 381 m.
Sears Tower Chicago xây dựng năm1974, 110 tầng cao 442 m
Công trình Aon Centre Chicago được xây dựng bằng kĩ thuật khung thép
Ngày nay rất nhiều chủ đầu tư lớn cũng lựa chọn làm nhà khung thép để xây dựng công trình của mình. Cho tới nay, các công trình vẫn còn tồn tại, khẳng định độ bền chắc, chất lượng lâu dài của nhà khung thép.
Một số trường hợp làm nhà khung thép bị sập khiến nhiều người lo ngại không nên xây nhà khung thép. Thực tế, các công trình bị sập, đều có nguyên nhân là do không thi công đúng kĩ thuật.
Tóm lại, chúng ta có nên làm nhà khung thép hay không?
Nhà khung thép giải quyết nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông. Chính vì vậy, lựa chọn làm nhà khung thép hay không còn dựa trên các yếu tố như sở thích, nhu cầu, cũng như kinh phí của gia chủ. Nhà khung thép hoàn toàn có độ bền chứ không phải dễ hỏng hóc như lời đồn đại. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, tăng khả năng chịu lửa, khả năng chống gỉ cho thép tương đối cao. Do đó, các công trình nhà ở dân dụng ít thích hợp với việc xây dựng nhà khung thép.
Thực tế nhà khung thép dân dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới vì độ linh động và giá thành rẻ của nó
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, làm nhà khung thép lại khả quan hơn xây dựng nhà bê tông cốt thép như các công trình nhà mặt phố kinh doanh, làm văn phòng, nhà hàng… chủ yếu sử dụng vào việc kinh doanh ăn uống, dịch vụ thì hoàn toàn có thể sử dụng hình thức nhà khung thép. Hoặc một số công trình nhà ở tại các khu vực thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng khi làm nhà khung thép sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong quá trình sử dụng cần trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và cầu thang thoát hiểm khi có hỏa hoạn cẩn thận để tăng độ an toàn của công trình.
Nhiều chủ đầu tư làm nhà khung thép để sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ
Khi quyết định có nên làm nhà khung thép, bạn nên chú ý chuẩn bị kết cấu công trình cẩn thận
- Móng: Nhà khung thép vẫn sử dụng hệ móng bê tông cốt thép để truyền tải trọng bên trên xuống nền đất bên dưới. Quá trình thi công móng tương tự nhà bê tông cốt thép. Móng có thể là móng đơn, móng bè, móng băng tùy vào địa chất và tải trọng bên trên của công trình.
- Bu lông móng: Thường chúng ta sẽ sử dụng bu lông khi đường kinh từ M22 trở lên. Bu lông móng được đặt sẵn vào hệ móng trước khi đổ bê tông, có tác dụng liên hết hệ móng bê tông cốt thép và cột thép hình.
Bước đặt bu lông móng là một trong những bước quan trọng nhất, yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo các cấu kiện cột, dầm làm dễ dàng, chính xác.
Thi công lắp đặt bu lông móng là một bước quan trọng trong việc xây nhà khung thép
- Cột: cấu tạo từ thép hình chữ H hoặc cột tròn
- Dầm: thường là dầm chữ I (i)
- Vì kèo: Thiết kế để vượt nhịp khẩu độ lớn từ 30-50m. Nó có thể cấu tạo bằng dầm thép hình thay đổi tiết kiện hoặc cấu tạo dạng dàn. Vỉ kèo có thể có dạng vòm hoặc chéo, độ đốc từ 5% - 15%.
Cột, vì kèo, dầm thép liên kết với nhau bởi các bu lông có cường độ cao thông qua các tai và các bản mã liên kết.
- Xà gồ: Thường có khoảng cách từ 1– 1,4m, được liên kết với vì kèo bằng bu lông qua những bản mã hàn sẵn trên kèo (xà gồ). Xà gồ có nhiều loại như chữ U, C, Z…
Kích thước, cấu tạo của xà gồ C/Z nhà khung thép
- Mái tôn: Sử dụng theo nhu cầu của chủ đầu tư. Có thể chọn loại cách nhiệt, chống ồn…
- Tường vây bao xung quanh
- Thưng: Phần bao che xung quanh nhà từ tường xây lên mái.
- Giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng mái: Là hệ giằng để tăng khả năng liên kết khung, đảm bảo độ ổn định của cả hệ kết cấu khung thép trong quá trình thi công cũng như sử dụng
- Máng thu nước: Máng đặt ở 2 bên mái dốc đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống.
- Ống thoát nước: làm nhiệm vụt thoát nước từ máng thu nước xuống cống thoát nước.
- Cột thu sét: nhằm đảm bảo an toàn cho nhà khung thép.
Máng thu nước đặt 2 bên mái gốc đón nước mưa chảy xuống
Giải pháp nhà ở dân dụng khung thép
Nhà ở dân dụng khung thép cần giải quyết các vấn đề về kết cấu thép, thi công, và cấu tạo sàn thì mới có thể sử dụng như nhà ở bê tông cốt thép thông thường được.
Giải pháp kết cấu thép cho nhà ở ở dân dụng khung thép
Kết cấu thép có cường độ chịu độ chịu lực lớn hơn bê tông cốt thép nhiều lần, do đó cùng một ngôi nhà nếu sử dụng kết cấu thép thì kích thước cột và dầm đều nhỏ hơn. Thêm nữa, với việc sản xuất trước và đúc sẵn, kết cấu thép sẽ có độ linh hoạt về hình dáng và tiết diện, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà phố với yêu cầu thẩm mỹ cao và tính linh hoạt về không gian.
Nhà khung thép được sản xuất trước các kết cấu trước nên có độ linh hoạt về hình dáng và tiết diện
Như vậy, có thể áp dụng ngay kết cấu nhà khung thép cho nhà phố, chỉ cần lưu tâm vấn đề chống cháy cho thép cũng như khả năng chống gỉ của nó để đảm bảo công trình được sử dụng bền vững, lâu dài.
Giải pháp thi công cho nhà ở dân dụng khung thép
Khung thép được sản xuất trước tại nhà máy, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và quốc tế, do đó, khi thi công, các cấu kiện sẽ liên kết với nhau bằng bảng mã và bu lông cường độ cao. Thời gian thi công được rút ngắn chỉ còn khoảng 1/3 thời gian thi công nhà bê tông cốt thép thông thường.
Cần phải tính toán cấu tạo sàn nhà khi quyết định có nên xây nhà làm khung thép dân dụng
Có rất nhiều giải pháp để cấu tạo sàn với kết cầu dầm thép như:
- Sử dụng sàn bê tông cốt thép toàn khối như phương pháp truyền thống. Hệ cốp pha là tấm sàn deck, không cần giáo chống và có thể đổ bê tông 1 lần từ 5-10 sàn. Giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian thi công cũng như kinh phí so với phương pháp ghép cốp pha và đổ từng sàn truyền thống.
- Sử dụng tấm cemboard dày 16-20mm (tấm xi măng tổng hợp đúc sẵn). Loại này có khả năng chống cháy, chống ẩm liên kết với nhau và với sàn bằng các vít bắn vào hệ sắt hộp được hàn vào kết cấu thép.
Sàn làm bằng tấm cem board có thể sử dụng ngay mà không cần lát gạch
Với hệ sàn bê tông, chúng ta đều có thể lát gạch được bình thường . Còn với hệ sàn cemboard, chúng ta không cần lát sàn, có thể sử dụng luôn vì bề mặt của tắm khá láng mịn, không lo trơn trượt hay ảnh hưởng sức khỏe. Nếu muốn, bạn có thể trải thảm để tăng khả năng thẩm mỹ của sàn lên.
Tính toán cấu tạo tường khi làm nhà khung thép kiểu dân dụng
Chúng ta có thể sử dụng tường xây gạch, tường bằng tấm cemboard như sàn, hay tường bằng thạch cao, tùy vào nhu cầu sử dụng và kinh phí cũng như sở thích của mỗi người. Kết cấu tường xây gạch vào cột, dầm thép bằng các thép râu được hàn vào cột, dầm rất an toàn, hoàn toàn đảm bảo độ vững chắc của công trình.
Có thể sử dụng tường xây gạch như bình thường, hoặc dùng tấm cem board để làm tường cũng rất ổn
Trên đây chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc của quý vị về việc có nên làm nhà khung thép không. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định nhà khung thép đủ điều kiện để làm nhà ở dân dụng. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn một căn nhà cao cấp và và chắc chắn thì nên sử dụng phương pháp truyền thống. Nhà khung thép dù có độ bền và độ chắc chắn cao tuy nhiên về tính thẩm mỹ hay một số mặt khác thì vẫn thua kém nhà ở bê tông cốt thép truyền thống. Tuy nhiên, một số công nghệ xây dựng hiện đại của nước ngoài ở thời điểm hiện tại cũng đã cho ra các thiết kế nhà cấp 4 đẹp, các công trình nhà 2 tầng diện tích vừa với tính thẩm mỹ cao. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, trong tương lai, giải pháp xây nhà tiết kiệm chi phí này sẽ nâng tầm và có thể xây dựng được các thiết kế nhà ở đẹp hơn, cao cấp hơn.
Tham khảo thêm:
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận