Phong cách kiến trúc gothic: ý nghĩa và đặc trưng TIN315117
“Kiến trúc gothic” – từ khóa mà rất nhiều người mơ hồ khi được nhắc tới. Khái niệm này có thể phổ biến hơn đối với ngành kiến trúc ở châu Âu. Tuy nhiên với thế giới phẳng đang mở ra hiện nay, các nét văn hóa trên thế giới hòa nhập vào với nhau thì nghệ thuật kiến trúc gothic cũng du nhập sang các nước ở các châu lục khác.
Kiến trúc từng quốc gia, khu vực lại có những cách kết hợp kiến trúc gothic này riêng biệt và độc đáo. Tóm lại, đặc trưng của phong cách kiến trúc gothic là gì, lịch sử của nó phát triển ra sao, các kiểu phong cách kiến trúc gothic thế nào thì các bạn hãy dành vài phút để tham khảo bài viết sau. Biết đâu những kiến thức thú vị về kiến trúc gothic lại giúp bạn có những sáng tạo mới trong công việc của mình.
|
Tổng hợp 20 mẫu nhà cấp 4 mái bằng giá rẻ |
|
Chia sẻ 40 bản vẽ mặt bằn nhà 3 tầng 4 phòng ngủ cực ấn tượng |
|
Phong cách tối giản trong kiến trúc |
Hiểu thế nào là phong cách kiến trúc Gothic?
Kiến trúc Gothic, hay còn có tên gọi cũ là Francigenum Opus – tác phẩm của người Pháp được ra đời sau thời kỳ kiến trúc Roman, phát triển dần từ sau thời kỳ Trung cổ ở châu Âu. Trong những năm 1200 sau Công Nguyên, người châu Âu bắt đầu xây các nhà thờ, các cung điện theo kiểu kiến trúc này. Chính vì thế, nét đẹp của kiến trúc Gothic được thể hiện đẹp nhất ở các nhà thờ, cung điện và một số công trình dân dụng khác. Kiến trúc Gothic ra đời ngay sau thời kỳ kiến trúc Roman nên giữa hai phong cách kiến trúc này có nhiều nét giống song cũng có những nét khác biệt.
Nhà thờ mang phong cách kiến trúc gothic
Vào những năm giữa thế kỉ XVIII, phong cách kiến trúc Gothic bắt đầu nở rộ ở nước Anh và lan rộng khắp ở châu Âu ở thế kỉ XIX. Cho mãi tới thế kỉ XX thì phong cách gothic vẫn còn được áp dụng vào việc thiết kế trường học, nhà thờ. Phong cách Gothic này mang tới sự bí ẩn và vô cùng huyền bí.
Thực sự “Gothic’’ có nghĩa là gì?
Bạn hãy quên đi sự kết hợp của từ “Gothic” với bóng tối, nhà bị ma ám hoặc những người mọi rợ. Phong cách kiến trúc Gothic ban đầu đã được phát triển để mang ánh nắng mặt trời vào cho cuộc sống của người dân và đặc biệt là trong nhà thờ của họ. Ban đầu, phong cách này có tên là Francigenum Opus, dịch nôm na là tác phẩm của người Pháp. Nhưng đối với những người Ý trong thời Phục hưng thì nghệ thuật kiến trúc Gothic là tác phẩm của những kẻ mọi rợ, những kẻ đã cắt đứt những quan niệm thẩm mỹ của người Hy Lạp La Mã thời kiến trúc Roman trước đó.
Và để vượt qua những định nghĩa cổ hủ trong nhiều thế kỉ, chúng ta hãy quay lại tìm hiểu kĩ hơn. Goths là một bộ tộc man rợ được gọi là những người man rợ nắm giữ quyền lực ở các vùng khác nhau của châu Âu, giữa sự sụp đổ của đế chế La Mã và việc thành lập đế quốc La Mã. Họ không có những thành tựu nổi tiếng trong kiến trúc. Cũng như nhiều thuật ngữ lịch sử nghệ thuật, “Gothic” được áp dụng cho một phong cách kiến trúc nhất định sau thực tế.
Xem thêm: Biệt thự 3 tầng kiểu pháp
Đặc trưng của phong cách kiến trúc gothic
Đặc trưng phong cách gothic thể hiện rõ ràng qua những công trình kiến trúc tiêu biểu là nhà thờ
Phong cách Gothic trong kiến trúc đại diện cho bước tiến lớn cách xa hệ thống xây dựng tương đối cơ bản đã chiếm ưu thế ở trước đó. Gothic phát triển theo phong cách kiến trúc Roman, khi sự hòa bình tương đối và sự thịnh vượng cho phép phát triển văn hóa và xây dựng các tòa nhà lớn. Từ năm 1000 đến năm 1400, một số nhà thờ lớn đã được xây dựng ở cả Anh và Pháp, cho các kiến trúc sư và thợ xây một cơ hội để làm việc thiết kế phức tạp và táo bạo hơn bao giờ hết.
Yếu tố căn bản nhất của phong cách kiến trúc Gothic là kiến trúc với mái vòm và đầu nhọn. Nó có thể được mượn từ kiến trúc Hồi giáo đã từng được thấy ở Tây Ban Nha vào thời điểm này.
Một số nét đặc trưng của kiến trúc gothic cũng được vận dụng, song cách tân phù hợp với hiện đại và từng khu vực trên thế giới, ở Việt Nam, bạn có thể thấy được những đặc trưng đó ở những mẫu nhà 3 tầng cổ điển.
Kiến trúc mái vòm và đầu nhọn- nét đặc trưng của phong cách kiến trúc gothic
Chiều cao của kiến trúc nhà thờ Gothic tương đối lớn đó là từ 38 – 42m, đối với tháp lấy ánh sáng thì có thể tới 60m. Chiều cao của một tòa thánh đường thường do chính chiều cao của nó song cũng do ảo giác từ các gờ sống, cột cuốn và vòm trần.
Đúng theo ý nghĩa của phong cách kiến trúc này là mang ánh sáng, sự yên bình tới loài người. Đối với mặt chính của nhà thờ phong cách Gothic thì được tuân theo nguyên tắc: từ phía dưới lên trên được chia thành 3 phần chính. Phần dưới vẫn là cửa, bình thường vẫn chia thành 3 hốc cửa sâu và lớn nằm cân xứng trong khối nhà cao lớn. Phần giữa lại là các ô cửa sổ thương hình tròn, được làm từ các tấm kính rất nhiều màu sắc, các hoa văn trang trí như hoa hồng và được đặt ở đầu hồi cánh Nam Bắc…Nghệ thuật kiến trúc gothic mang ý nghĩa tươi đẹp đó là mang ánh sáng tới đời sống nhân dân. Những tấm kính sắc màu chính là thể hiện cho ý nghĩa đó. Phần ở trên cùng là hành lang và những tháp chuông. Cấu trúc cao song vẫn giữ được nhiều ánh sáng tự nhiên.
Xem thêm: nhà 3 tầng 1 tum
Chi tiết cửa sổ hoa hồng ở mặt tiền các nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic
Cận cảnh chi tiết cửa sổ hoa hồng mang đặc trưng kiến trúc gothic vô cùng ấn tượng và cầu kỳ
Đặc trưng của kiến trúc Gothic còn là kết cấu không gian rất rộng lớn hệ thống khung chịu lực chắc chắn. Các thành phần chính từ mái đổ xuống chính là vòm mái hình múi có sống, cuộn bay, cuộn nhọn và cột. Kết cấu này mang tới sự chắc chắn song vẫn giữ nét mềm mại, thanh thoát và sang trọng vô cùng. Nhìn chung, toàn bộ kết cấu của phong cách kiến trúc Gothic không còn liên quan tới kiến trúc La Mã cổ trước, nó có những cách tân là các cuộn nhọn (từ kiến trúc phương Đông).
Một thành phần cấu tạo rất quan trọng trong kiến trúc kiểu Gothic đó là cuốn bay (còn được gọi là flying buttess). Cuốn bay đã đỡ sức nặng của cột tải trọng vòm và làm giảm đi thiết diện của cột kiến, các ô cửa sổ ở trên được mở rộng ra và sự uyển chuyển ở trong từng đường nét. Các cuốn bay này như những bổ trụ và gồm có những cuốn nghiêng ở trên cao, bệ cột đứng. Nó còn dùng đỡ lực đạp ở mặt bên, cũng góp phần liên kết nhịp lớn và nhịp bên. Kiến trúc gothic thực sự là những sáng tạo lớn cho nền kiến trúc châu Âu và nền kiến trúc nhân loại.
Tham khảo thêm: Nhà 3 tầng 4 phòng ngủ
flying buttess trong phong cách kiến trúc gothic ấn tượng cho mỗi công trình
... Và ở đây nữa: flying buttess thực sự tạo nên cảm giác rộng, cao cho tổng thể kiến trúc của công trình
So sánh kiến trúc gothic với kiến trúc Roman
- Kiến trúc Roman chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc La Mã cổ đại và cả lối kiến trúc Byzantyne (vì một số khu vực cuả Roman thì nằm trong biên giới của đế chế La mã)
- Phong cách kiến trúc Roman thì nằm rải rác ở các địa phương, không tập trung lớn ở các thành phố.
- Về loại hình kiến trúc thì không được phong phú và hầu như được áp dụng cho các thiết kế nhà thờ, tu viện, một số công trình của giai cấp phong kiến.
- Kiến trúc Roman thì không được đồ sộ và rộng lớn như kiến trúc La Mã trước đó cũng không cầu kì, mặt ngoài khá thô ráp, ít trang trí với kích thước cửa sổ nhỏ, lối đi hẹp.
- Trong kết cấu của kiến trúc Roman cũng sử dụng nhiều cửa cuốn trụ, hình dạng vòm nôi và vòm bán cầu, làm chủ yếu bằng vật liệu đá với kĩ thuật khá thô sơ ghép nối với nhau theo hình dạng tròn hoặc vuông với chữ La tinh.
- Ở phía Tây của các nhà thờ kiểu Roman thường nổi bật lên hai hoặc nhiều tháp cao có các hình dạng như tròn, trụ, các dánh hình học còn ở phía Đông, thân của nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.
Đó là một vài đặc điểm cơ kiến trúc Roman và Gothic và cũng chứng tỏ rằng sự phát triển, sáng tạo của con người thời kì sau ngày càng cao. Nó chính là một trong những nét độc đáo của kiến trúc châu Âu. Phong cách kiến trúc Gothic ngày nay đã được nhiều kiến trúc sư khám phá và sáng tạo, áp dụng vào nền kiến trúc hiện đại ngày nay.
Xem thêm: Thiết kế nhà 3 tầng
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận