Yêu cầu thiết kế cửa đi và các loại cửa đi trong xây dựng nhà ở dân dụng KN919018

Quá trình gặp gỡ và làm việc trực tiếp với khách hàng, chúng tôi gặp rất nhiều chủ đầu tư thắc mắc về những yêu cầu khi thiết kế cửa đi, và các loại cửa đi trong xây dựng nhà ở dân dụng. Chính vì thế, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung cần thiết để có cái nhìn đúng và đủ về vấn đề này! Đặc biệt, sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà cửa sau này!

  •  
Chia sẻ bản vẽ thiết kế nhà 1 tầng có gác lửng sang trọng
  •  
Vẻ đẹp của các mẫu nhà 2 tầng nhỏ xinh đơn giản vô cùng
  •  
Tổng hợp các mẫu nhà vườn 1 tầng đẹp

Thứ nhất: Yêu cầu thiết kế cửa đi trong xây dựng nhà ở dân dụng

Cũng giống như những chi tiết cấu tạo khác trong nhà ở. Cửa đi cũng cần phải đảm bảo những yêu cầu khi thiết kế. Đặc biệt là các yêu cầu về chức năng và sử dụng như sau:

Về chức năng: Thiết kế cửa đi có 2 chức năng chính bao gồm:

thiết kế cửa đi

Những yêu cầu khi thiết kế cửa đi cần thiết 

+ Chức năng giao lưu:

Đây là chức năng chủ yếu khi thiết kế cửa đi, Cửa đi có chức năng phục vụ mối liên hệ giữa không gian bên trong và bên ngoài của ngôi nhà nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và chuyển vận giữa các phòng, giữa hành lang và các phòng, giữa trong và ngoài nhà. Ngoài ra cửa đi còn có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng. Đây chính là chức năng giao lưu không chỉ giao lưu với kiến trúc, mà còn là sự giao lưu giữa kiến trúc với thiên nhiên. Đây quả thực là chức năng tuyệt vời mà cửa đi đảm nhận!

+ Chức năng ngăn chặn:

Khi thiết kế cửa đi, đây là chức năng của một thành phần thích nghi với điều kiện khí hậu, cửa đi cần đảm bảo các yêu cầu như cửa sổ nhưng cần quan tâm hơn về sự bền chắc và an toàn khi đóng mở cửa. Chức năng ngăn chặn cũng tương tự như chức năng bảo vệ ngôi nhà. Thường thì đối với cửa đi, đặc biệt là cửa chính ra vào thì phải được làm bằng vật liệu bền, chắc để đảm bảo sự an toàn cho gia đình bạn!

Về sử dụng: Thiết kế cửa đi cần đảm bảo các yêu cầu về sử dụng như sau:

  • Khi thiết kế cửa đi: số lượng cửa và chiều rộng cửa phải đảm bảo nhu cầu đi lại, thoát hiểm và vận chuyển trang thiết bị vật dụng ra vào được nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường, đối với mỗi phòng thì cần 1 cửa đi, hoặc có thêm cửa đi phụ nếu cần thiết.
  • Vị trí khi thiết kế cửa đi cần được chọn hợp lý, đóng mở thuận tiện, chiếm ít diện tích nhất, không ảnh hưởng đến việc bố trí đồ đạc bên trong phòng kể cả việc đi lại và phân khu chức năng trong phòng. Điều này trong quá trình thiết kế mặt bằng công năng sử dụng, kiến trúc sư sẽ là người thực hiện và ghi chú rõ ràng trên bản vẽ thiết kế để bạn có thể hiểu được. Đồng thời, vị trí cửa đi, đặc biệt là cửa chính ra vào ngôi nhà cũng trùng với hướng nhà. Vì thế bạn nên lưu ý điều này trước khi thiết kế và xây dựng nhà của mình. Sao cho khu vực tiền sảnh- cửa đi rộng và thoáng nhất để mặt tiền ngôi nhà luôn sáng và đẹp.
  • Ngoài ra, cấu tạo cửa đi khi thiết kế cũng phải đảm bảo mỹ quan cho chính bản thân của mặt đứng công trình, thi công và bảo trì dễ dàng, đồng thời với yêu cầu cách âm do chấn động sinh ra khi đóng cửa. Tính thẩm mỹ là yêu cầu cần thiết, đặc biệt là kích thước cửa, chiều cao, chiều rộng, chất liệu cửa được sử dụng. Sự hài hòa hợp lý và vẻ đẹp của nó cũng được đánh giá trong tổng thể kiến trúc của ngôi nhà.

Yêu cầu  thiết kế cửa đi về kích thước cửa đi cao bao nhiêu là đủ?

thiết kế cửa đi

Kích thước cửa đi trong thiết kế nhà ở dân dụng

Khi thiết kế cửa đi, Kích thước cửa đi phụ thuộc vào công dụng cửa và yêu cầu mỹ quan. Trong kiến trúc dân dụng, thiết kế và thi công các mẫu nhà biệt thự vườn 1 tầng, thiết kế nhà 2 tầng, 3 tầng, nhà phố…, kích thước của cửa được chọn theo yêu cầu đi lại và thông thoáng với chiều cao cửa thấp nhất cũng phải bảo đảm cho người lớn đội mũ đi lại không bị trở ngại thường từ 1.9;2.4m.

Chiều rộng của cửa trong khi thiết kế và xây dựng phải đảm bảo vận chuyển trang thiết bị và vào phòng được một cách dễ dàng và yêu cầu về thoát hiểm. Chiều rộng cửa được chọn cho trường hợp cửa 1 cánh là 0.65m. 0.70m. 0.8m. 0.9m. Chiều rộng cửa có 2 cánh là 1.2m: 1.4m. Chiều rộng cửa trên 2.10m áp dụng cửa có 4 cánh.

Trường hợp chiều rộng cửa quá lớn so với chiều cao cửa để tạo ra cảm giác cân đối đồng thời để lấy sáng và thông gió chúng ta bố trí thêm cửa sổ hẵm hoặc cửa sổ lật với chiều cao khoảng 50-60cm.

Xem thêm: Mẫu nhà 1 tầng đơn giản

thiết kế cửa đi

Tư vấn thiết kế cửa đi: Kích thước cửa đi bao nhiêu là đủ

Kích thước cửa đi phụ thuộc công dụng cửa và yêu cầu mỹ quan. Trong kiến trúc dân dụng kích thước cửa cửa được chọn theo yêu cầu đi lại và thông thoáng với chiều cao của cửa thấp nhất cũng phải bảo đảm cho người lớn đội mũ đi lại không bị trở ngại thường từ 1.9:2.4m. Cửa phụ ra vào cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên,

Chiều rộng cửa phụ vẫn phải đảm bảo vận chuyển trang thiết bị ra vào văn phòng được dễ dàng và yêu cầu về thoát người. Chiều rộng cửa được chọn cho trường hợp một cánh là 0.65m. 0.7m. 0.8m. 0.9m Chiều rộng cửa có hai cánh là 1.2:1.4m. Chiều rộng cửa trên 2.1m áp dụng khi cửa có 4 cánh. Cửa phụ thường sẽ có kích thước hẹp hơn so với cửa chính ra vào.


Thứ hai: Các loại cửa đi trong xây dựng thường được áp dụng

  • Phân loại thiết kế cửa đi theo vật liệu

Có thể phân thành các loại: Cửa gỗ, cửa thép, cửa nhôm chất dẻo, thủy tinh.

  • Phân loại theo nhiệm vụ

Gồm các loại cửa đi, và ngăn kín như cửa bản, cửa pano, cửa kính, cửa đi cách nhiệt và giữ nhiệt, cửa đi và ngăn thoáng như cửa chớp, cửa đi cách âm, cửa đi và cửa sổ ( cửa sổ đi), cửa thoát hiểm

  • Theo phương cách đóng mở

+ Cửa mở 1 chiều: Trục quay thẳng đứng, hưởng mở ra ngoài nhà hoặc mở vào trong theo yêu cầu sử dụng cửa cửa thoát hiểm, cửa ra vào chính nhà nhất thiết phải mở ra ngoài. Đây là yêu cầu tối thiểu trong thiết kế cửa đi - loại cửa mở 1 chiều đẹp này!

+ Cửa mở 2 chiều: Thường được dùng ở nơi công cộng, người đi lại nhiều và trong các phòng có trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ. Cửa mở 2 chiều thường được áp dụng tại các văn phòng làm việc, trung tâm thương mại hiện đại!

Tham khảo thêm: Mẫu nhà 3 tầng cổ điển đẹp

thiết kế cửa đi

Tư vấn thiết kế cửa đi trong xây dựng nhà ở dân dụng

Các hình thức đóng mở cửa đi:

  1. Cửa 1 cánh thông thường
  2. Cửa 2 cánh
  3. Cửa bật 1 cánh
  4. Cửa bật 2 cánh
  5. Cửa đẩy qua 2 bên phía trong tường
  6. Cửa đẩy qua 2 bên phía ngoài tường
  7. Cửa quay có 4 cánh vuông góc
  8. Cửa có 2 cánh song song thẳng đứng một bên trục
  9. Cửa xếp có một trục di chuyển ở giữa cửa
  10. Cửa xếp có một trục di chuyển ở cánh cửa

+ Cửa đẩy trượt: Việc đóng mở cửa không chiếm diện tích và không gian cửa phòng nhưng cần bố trí mảng tường cho cách đẩy vào, thường được dùng trong việc ngăn chia các phòng đa dụng, cửa nhà kho, xưởng cửa phòng cháy, chặn lửa. Cánh cửa đẩy trượt theo 2 cánh:

thiết kế cửa đi

  • Cánh cửa có cấu tạo bánh xe làm trên đường ray đặt trên đầu lỗ cửa sẽ thuận lợi hơn
  • Cánh cửa trượt theo thanh dẫn hướng đặ đứng và có thiết kế đối trọng để giúp đóng mở dễ dàng

+ Cửa đẩy xếp: Dùng khi lỗ cửa rộng lớn, ngăn chia phòng, cửa hàng, nhà kho, nhà để xe. Cửa có cấu tạo mặt xếp bằng da hoặc vải hay ghép nhiều cánh bằng gỗ, thép, nhôm, cửa xếp song sắt

+ Cửa quay: Loại cửa có công dụng cách ly, giữ nhiệt, ngăn gió lạnh, hơi nóng, bụi lùa từ ngoài vào, đồng thời, với việc hạn chế lượng người qua lại, Cửa có cấu tạo phức tạo. Thường được dùng trong cách công trình kiến trúc cao cấp như khách sạn

+ Cửa cuốn: Trong thiết kế cửa đi sẽ dùng để bảo vệ cửa hàng có mặt kính trưng bày rộng như cửa gara, cửa kho. Tùy theo vào vị trí và yêu cầu sử dụng mà cấu tạo cửa cuốn thoáng hoặc cửa cuốn kính, cùng với việc đặt thép hướng dẫn và hộp che dấu bộ phận cuốn cho thích hợp.

thiết kế cửa đi

Thiết kế cửa đi có vai trò quan trọng trong xây dựng và có tính kết nối với thiên nhiên

Tùy từng trường hợp mà trong quá trình thiết kế cửa đi, kiến trúc sư sẽ có lựa chọn các loại cửa đi khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng khác nhau và yêu cầu kĩ thuật của từng phòng mà sử dụng các loại cửa khác nhau.

Như vậy, trên đây là những yêu cầu thiết kế cửa đi, các loại cửa đi trong thiết kế và thi công nhà ở dân dụng mà bạn nên biết để tham khảo sử dụng cho gia đình mình. Hy vọng rằng, đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn trước khi xây nhà!

Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế kiến trúc- nội thất mời bạn liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp!

Liên hệ: 0988 030 680

Xem thêm: Trát trần nhà

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận