Tường chịu lực là gì ? Cách nhận biết tường chịu lực và có mấy loại tường chịu lực ? KN108028
Có nhiều cách để phân loại tường nhà như dựa vào vật liệu, dựa vào tính năng, nhưng liên quan lớn nhất đến kết cấu nhà là sự phân loại theo tính chịu lực. Do đó mới hình thành khái niệm tường chịu lực là gì ? Có mấy loại tường chịu lực và làm sao để phân biệt tường chịu lực và tường không chịu lực khi không có bản vẽ thiết kế. Đó là những vấn đề rất quan trọng trong cải tạo và sửa nhà, biệt thự đẹp.
1. Tường chịu lực là gì ? Tường chịu lực dày bao nhiêu ?
Tường chịu lực là gì vốn là vấn đề xuất phát từ sự đa dạng của các loại tường nhà dân dụng
Theo sự phân loại của tường nhà theo tính chịu lực, chúng ta có tường chịu lực và tường không chịu lực với đặc điểm và chức năng riêng. Vậy tường chịu lực là gì ?
Tường chịu lực với chức năng mang tải trọng bản thân và truyền tải trọng của các cấu kiện bên trên và hoạt tải của công trình. Tải trọng được truyền qua hệ thống dầm sàn xuống tường và truyền xuống nền móng công trình. Ngoài ra tường chịu lực còn tăng độ cứng tổng thể không gian công trình.Tường chịu lực là gì ? Cũng có thể nói loại tường này sử dụng trong các công trình thấp tầng, nhà ở…
Tường chịu lực là gì hiểu đơn giản là tường chịu thêm trọng tải của các bộ phận khác của nhà ngoài trọng tải của chính nó
Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thường có 3 loại: kết cấu tường chịu lực, kết cấu khung chịu lực và kết cấu không gian chịu lực. Khái niệm về hệ tường xây chịu lực là khi toàn bộ tải trọng trước khi truyền xuống móng nhà phải thống qua kết cấu tường.
Tường chịu lực là gì ? Là loại tường mà vật liệu chế tạo tường chịu lực thường là gạch đất sét nung và có thể được thay bằng vật liệu khác có cùng tính chất hoặc tốt hơn. Tường chịu lực dày bao nhiêu ? Bề dày tối thiểu của tường là 200mm và dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2. Phạm vi ứng dụng cho các nhà có số tầng < 5 tầng, B < 4m, L < 6m.
Xem ngay: Vẻ đẹp cổ điển mẫu nhà phố kết hợp văn phòng 11 tầng 250m2
Đặc điểm cấu tạo của tường chịu lực là gì ?
Để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi tường quá dài thì cần có bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT cách khoảng ≤ 3m, khi tường quá cao thì phải bố trí giằng BTCT cách khoảng ≤ 2,7m.
2. Dựa vào khái niệm tường chịu lực là gì chúng ta có những cách nhận biết tường chịu lực
Với nhiều gia đình, nhất là những người mua lại nhà đã được xây dựng từ lâu mà không có bản vẽ kỹ thuật, việc nhận biết tường chịu lực trong nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn muốn cải tạo, sửa chữa, nâng tầng thì cần phải xác định được đâu là tường chịu lực, đâu là không chịu lực bởi nếu tác động đến 1 bức tường chịu lực sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Không chỉ hiểu tường chịu lực là gì mà phải đánh giá được khả năng chịu lực của tường mới có thể sửa chữa, cải tạo phù hợp. Có 6 cách xác định, nhận biết tường chịu lực trong nhà:
Xem ngay: Hàng trăm mẫu biệt thự sân vườn đẹp
- Dựa vào vị trí:
Tường chịu lực là gì và vị trí của tường chịu lực như thế nào ?
Một yếu tố dễ nhận biết nhất trong quá trình xác định tường chịu lực là vị trí của bức tường trong nhà bạn. Thông thường nếu tường là kết cấu chịu lực duy nhất trong căn nhà, thì tất cả các tường ngoài sẽ đóng vai trò chịu lực tải. Các bức tường này thường có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Ngoài ra, các bức tường trong chịu lực sẽ được nhận biết thông qua khoảng cách đến tường bao, hướng theo dầm, xà.
- Tường chịu lực tải trong nhà cao tầng:
Với nhà cao tầng, để biết tường chịu lực là gì hãy kiểm tra từ tầng dưới lên tầng cao. Thông thường, càng lên cao, độ dày của 1 vài bức tường càng giảm, hoặc thậm chí 1 vài bức tường còn biến mất, nhất là ở tầng thượng. Những bức tường này là tường không chịu lực tải nên hoàn toàn có thể giảm bớt, trong khi những bức tường không thể giảm chiều dày chính là những bức tường đóng vai trò chịu lực của công trình.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn, các căn nhà sử dụng kết cầu tường chịu lực thường có độ cao dưới 5 tầng.
- Dựa vào độ dày của tường:
Phân biệt tường chịu lực với tường không chịu lực dựa vào độ dày của tường
Tường chịu lực là gì ? Tường chịu lực sẽ có độ dày lớn hơn những bức tường không chịu lực. Để đảm bảo an toàn, tường chịu lực phải có chiều dày > 220mm và có giằng.
- Dựa vào chất liệu tường:
Tường chịu lực có thể là tường gạch, đá, đường bê tông, bê tông cốt thép…nhưng trong nhà ở dân dụng thường chỉ dùng tường gạch – đá.
- Dựa vào hệ thống dầm, đà và cột:
Tường chịu lực chịu trọng tải của mái nhà
ở bước này, bạn cần nghiên cứu kỹ hơn về ngôi nhà của mình. Tường chịu lực là gì ? Hãy tìm những bức tường có dầm nối trực tiếp với móng bê tông , hoặc những bức tường tiếp xúc vuông góc với đà ngang, nhiều khả năng chúng là những bức tường chịu lực cho cả căn nhà.
- Dựa vào sự thay đổi của cấu trúc:
Với những căn nhà cổ được xây dựng từ lâu hoặc xây dựng không cẩn thận, sau một thời gian dài sử dụng, dầm, đà ngang và cột của nhà sẽ xuống cấp, dồn trọng lượng của kết cấu vào những bức tường vốn không được thiết kế để chịu lực. Bởi vậy, bạn sẽ cần 1 sự giúp đỡ từ các chuyên gia trước khi tiến hành cải tạo nhà để đảm bảo an toàn.
Xem ngay: Các mẫu nhà 3 tầng hiện đại đẹp nhất hiện nay
3. Không chỉ biết tường chịu lực là gì mà cách phân loại tường chịu lực cũng rất quan trọng.
a. Tường ngang chịu lực là gì ?
Tường chịu lực theo phương ngang có đặc điểm gì
Khi tường chịu lực được bố trí theo phương ngang nhà thì chúng ta có kết cấu tường ngang chịu lực. Các tường ngang ngăn cách các phòng chịu toàn bộ tải trọng từ các bộ phận khác truyền vào sau đó đưa xuống kết cấu móng. Lúc bấy giờ dọc chỉ còn có chức năng bao che. Tường chịu lực là gì khi có kết cấu tường ngang ? Loại kết cấu này thường áp dụng cho các nhà có các phòng đồng đều và chiều rộng của bước gian B < 4m. Loại này có ưu, khuyết điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Độ cứng ngang của nhà lớn. Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ.
+ Trong các nhà có mái dốc tường ngang còn thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực chính.
+ Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt.
+ Vì tường dọc chỉ bao che và chịu tải trọng bản thâm nên cửa sổ có thể mở lớn giúp thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt, cấu tạo ban công, lô gia dễ dàng. Tường chịu lực là gì ?
- Nhược điểm:
+ Bố trí không gian của các phòng bị đơn điệu, không được linh hoạt, các phòng thường bố trí bằng nhau.
+ Tường ngang chịu lực dày và nhiều, tốn vật liệu làm tường và móng, trọng lượng nhà lớn.
+ Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng.
b. Tường chịu lực là gì - Tường dọc chịu lực là gì ?
Đặc điểm của tường chịu lực theo phương dọc
Khi tường chịu lực được bố trí theo phương dọc nhà thì chúng ta có kết cấu tường dọc chịu lực.
Để đảm bảo độ cứng ngang của nhà, cách một khoảng nhất định phải có bổ trụ hoặc bố trí tường ngang dày là tường ổn định, thường tận dụng tường cầu thang làm tường ổn định.
- Ưu điểm của tường chịu lực là gì khi kết cấu theo phương dọc:
+ Tiết kiệm vật liệu và diện tích xây dựng và móng.
+ Bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạt.
+ Diện tích tường ngang, nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.
- Khuyết điểm:
+ Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng. Khả năng cách âm kém.
+ Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi, thay vào đó phải dùng vì kèo, bán kèo hay dầm nghiêng.
+ Do tường dọc chịu lực nên cửa sổ mở hạn chế dẫn đến việc thông gió và chiếu sáng kém.
Xem ngay: Tổng hợp các mẫu nhà 3 tầng 60m2 đẹp
c. Tường chịu lực là gì - Kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực có được không ?
Tường chịu lực là gì và tường chịu lực kết hợp 2 phương có đặc điểm gì ?
- Khi bố trí tường chịu lực theo cả 2 phương của nhà thì chúng ta có loại kết cấu kết hợp tường ngang và dọc chịu lực. giải pháp này cho phép bố trí các phòng linh hoạt, tạo ra độcứng tổng thể của nhà lớn song còn lãng phí tường móng và không gian. Phía đầu gió thường giải quyết theo sơ đồ tường ngang chịu lực, phía cuối gió bố trí tường dọc chịu lực.
Tường chịu lực là bộ phận quan trọng chịu tải trọng cho ngôi nhà vì thế chúng ta nên hiểu rõ bản chất tường chịu lực là gì, đặc điểm của tường chịu lực để không xảy ra những sai sót hoặc sự cố sau thời gian sử dụng nhà lâu dài. Bên cạnh đó khi cải tạo nhà, chúng ta cũng phải lưu ý phân biệt tường chịu lực với tường không chịu lực để đảm bảo sự an toàn.
Xem thêm: Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng không thể bỏ qua
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận