Các loại móng nhà 2 tầng điển hình KN108027

Nhà 2 tầng đã và đang được thiết kế và xây dựng trên cả nước, đây là loại công trình có tải trọng trung bình, tùy vào những điều kiện địa chất cũng như tự nhiên của mỗi khu vực mà lại có những phương án kết cấu móng phù hợp nhất. Nhà biệt thự 2 tầng với những phương án móng phổ biến được áp dụng thường xuyên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bao gồm: Móng băng, móng cọc. Ngoài ra vẫn có trường hợp xây nhà 2 tầng nhưng dùng móng đơn hoặc móng bè.

Do đó, để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân, đặc biệt là phù hợp với kết cấu và khả năng chịu tải của từng công trình mà chủ nhà thực hiện các phương án móng khác nhau. Và để giúp khách hàng hiểu biết rõ hơn, bài viết dưới đây kiến trúc Angcovat sẽ cung cấp đến các bạn những loại móng nhà 2 tầng điển hình, cách thức thực hiện, ưu và hạn chế của từng loại để khách hàng có được những quyết định phương án lựa chọn thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

  •  
Tổng hợp: Những mẫu biệt thự đẹp nhất 2017
  •  

Thiết kế nhà 2 tầng đơn giản: Nên hay không?

  •  

Những thiết kế nhà 2 tầng 40m2 nhỏ xinh

Dựa trên tính phổ biến và nhu cầu thực tế, mà chúng tôi sẽ đi giới thiệu 4 loại móng nhà 2 tầng điển hình bao gồm:

  • Móng băng
  • Móng cọc
  • Móng bè
  • Móng đơn

Sẽ có những bài viết hướng dẫn chuyên sâu về cách thực hiện các loại móng, các bạn có thể lưu lại và cập nhật, tương tác thường xuyên cùng chúng tôi qua Website hoặc qua Fanpage của công ty!


1. Các loại móng nhà 2 tầng điển hình - Móng băng

Móng băng là một trong các loại móng nhà 2 tầng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Móng băng nhà 2 tầng thường được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa.

Móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Ở những vùng có điều kiện địa chất kém hơn thì người ta có thể dùng phương án móng băng. Kết cấu móng băng phù hợp với đa số các loại địa chất thông thường. Móng băng lún đều và dễ thi công. Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phảo tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu, nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Các loại móng băng nhà 2 tầng bao gồm: 

  • Móng cứng
  • Móng mềm
  • Móng kết hợp

Chú ý: Trong trường hợp, móng băng là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn thì ta nên thay bằng móng mềm. Điều này có tác dụng là làm giảm được chiều sâu đặt móng nên kinh tế hơn. Móng thường là móng bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với thép móng.

Chọn kích thước móng băng? 

Chiều cao của bản vẽ móng băng nhà 2 tầng phụ thuộc vào nhịp của cột và chiều cao tầng, đối với nhà.

Hình ảnh móng băng sau khi hoàn thiện

Hình ảnh: Móng băng sau khi hoàn thiện

Đối với nhà 2 tầng điển hình, chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất,

Ví dụ:

- Bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 6m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/10*6m = 0.6m,

- Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33x60, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1-1.2m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D18 - 6D20 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.


2. Các loại móng nhà 2 tầng điển hình - Móng cọc

Móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc.

Hình ảnh móng cột

Bản vẽ thiết kế móng nhà 2 tầng

Khác với móng băng, móng cọc được dùng với trường hợp nhà có địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vượt....

Lựa chọn số lượng cọc

Đa số, khi thiết kế nhà dân như nhà các mẫu nhà 2 tầng ở nông thôn, các thiết kế nhà cấp 4,... sẽ không có kết quả khảo sát địa chất, chính vì thế nên việc tính toán chọn sơ bộ số lượng cọc cho chính xác và không lãng phí là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư.

Số lượng cọc trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:

Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng  cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cộtx hệ số moment 1.2x số tầng

Ví dụ: tính số cọc 200x200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) => số cọc = 1.2*1.2*2*20=57.6 tấn/20 = 2.88 cọc => chọn 3 cọc

Các loại móng nhà 2 tầng điển hình

Móng cọc thiết kế

Lựa chọn máy ép cọc


- Sức chịu tải của cọc 200x200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T 

- Khi chọn máy ép cọc thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động => máy ép cọc phải >=75T mới được.

- Khi ép cọc sẽ có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra tấn thực tế ép được, chỉ cần xem chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được công trình của bạn

Kích thước đài là bao nhiêu?


Đối với đài 4 cọc, ta dùng kích thước 1000x1000x700 và đặt đặt thép ф12a150. Thép chờ đầu cọc được liên kết với thép đài và thép dầm móng tạo thành một khối.

Dầm móng kích thước 300x600, đặt thép 3ф20 trên, dưới và ф8a150 đối với thép đai.

Các loại móng nhà 2 tầng điển hình

Hình : Đài móng chờ đổ bê tông sau khi đã đóng cọc


3. Các loại móng nhà 2 tầng điển hình - Móng bè

Các loại móng nhà 2 tầng chủ yếu không thể không kể tới móng bè. Đây là loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất.

Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Trên thực tế, kinh nghiệm xây nhà cho thấy đối với nhà 2 tầng thì rất ít sử dụng móng bè, do tải trọng không quá lớn.

Móng nhà 2 tầng điển hình

Hình : Móng bè sau khi đã hoàn thành


4. Các loại móng nhà 2 tầng điển hình - Móng đơn

Móng đơn: Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực trong thi công nhà ở trọn gói.

Đối với điều kiện địa chất rất tốt, đất cứng, đất trên nền đá… thì ta có thể sử dụng móng đơn kết hợp giằng móng để xây dựng nhà 2 tầng, trong trường hợp này móng đơn vẫn đảm bảo điều kiện chịu lực mà lại tiết kiệm chi phí xây dựng.

Trên thực tế, phương án móng đơn ít được sử dụng khi xây dựng nhà 2 tầng.

Đối với nhà 2 tầng thông thường, kích thước móng đơn trung bình là 1600x1600 mm, đặt thép ф12a150, dầm móng 300x500 đặt thép dọc 4ф20 và thép đai ф8a150.

Các loại móng nhà 2 tầng điển hình

Hình : Móng đơn sau khi đã hoàn tất

Sau khi hoàn thiện móng, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thực hiện tiếp những công đoạn tiếp theo trong quy trình thi công nhà ở. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm xây nhà để thực hiện cho gia đình mình. 

Tham khảo thêm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề

Liên hệ để được tư vấn thiết kế kiến trúc: 0988 030 680

Đừng quên chia sẻ với chúng tôi những hiểu biết của bạn về các loại móng nhà 2 tầng để hoàn thiện hơn kinh nghiệm cho tất cả mọi người đều áp dụng được qua phần bình luận (Comment) bên dưới nhé!

Trân trọng cảm ơn!

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận