Đặc điểm kiến trúc và kết cấu nhà rông Tây Nguyên có gì đặc sắc ? TT217088

Nhà Rông là mô hình nhà truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên gắn với lịch sử cư trú lâu đời và văn hóa của người dân nơi đây. Đặc điểm kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên phải thể hiện tinh thần là ngôi nhà chung của dân làng, là biểu tượng của đại ngàn. Xây dựng nhà Rông có giá trị thẩm mĩ cao và vững chắc về kết cấu là vấn đề không dễ dàng như xây các mẫu biệt thự đẹp.

Nhà rông là gì? Ý nghĩa của nhà rộng Tây Nguyên

kết cấu nhà Rông Tây Nguyên

Nhà Rông là kiểu nhà sàn truyền thống và là ngôi nhà chung của dân làng Tây Nguyên

Nhà Rông là gì ?

Nhà rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân dàng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba na…ở phía Bác Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Nhà Rông là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta đã được những người dân tộc lưu giữa lại từ bao đời nay, tuy qua thời gian đã không ít mai một nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Mặc dù không biết mô hình kết cấu nhà Rông Tây Nguyên đã xuất hiện từ khi nào nhưng khi mới thành lập làng những người dân tộc không quên xây dựng cho mình một ngôi nhà chung, giống như nhà văn hóa của dân làng người Kinh vậy.

Đôi điều về ý nghĩa của nhà Rông Tây Nguyên

đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên

Hình ảnh nhà Rông Tây Nguyên với kết cấu đặc trưng là nét văn hóa truyền thống

Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông giữ một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh những giá trị vật chất nó là nơi ẩn chứa những tần văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dự báo của những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, vũ trụ. Là sự thể hiện tình đoàn kết, gắn kết keo sơn của con người Tây nguyên cũng như người dân Việt Nam sẽ không mai một.

Người ta đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua kích thước, kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà Rông cấp tỉnh, cấp huyện hoặc nhà Rông liên làng bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định. Xưa kia đã là làng Tây Nguyên, thì phải có nhà Rông.

Nhà Rông Tây Nguyên rất hiện thực mà cũng rất huyền ảo. Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần và đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quý cho hôm nay và mai sau. Giữ được nguyên vẹn kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên như giữ được “trái tim” của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những “huyền thoại mới” bên cạnh những sử thi lẫy lừng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa rạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.

Xem thêm: Mẫu nhà 2 tầng kiểu nhà sàn hiện đại diện tích 150m2

Những đặc sắc trong kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây nguyên

1. Vị trí xây dựng nhà Rông

đặc trưng kết cấu nhà Rông Tây Nguyên

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên bền vững được xây dựng ở vị trí thích hợp

Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà thì già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần, thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông và bàn bạc về các chi tiết kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo và thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về mùa mưa, bên cạnh đó nhà Rộng được xây ở trung tâm của làng từ các con đường về từ xa phải nhìn thấy nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng đủ rộng để tập trung số người ít nhất là gấp 2 đến 3 lần số người của làng.

Tùy vào địa hình, điều kiện kinh tế và tài hoa của những người đứng đầu mỗi làng mà nhà Rông được dựng lên to hay nhỏ, cao hay thấp và mang tính thẩm mĩ triêng của mỗi làng, mỗi vùng.

2. Hình dáng, kích thước nhà Rông

kết cấu nhà Rông Tây Nguyên truyền thống

Mô hình kết cấu nhà Rông Tây Nguyên có kích thước không cố định

Khi đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum, từ xa chúng ta đã dễ dàng nhận ra mái nhà rông cao vút, nổi bật giữa không gian làng.

Nhiều người ví mái nhà Rông giống như cánh buồm no gió, nhưng có lẽ gần gũi hơn là hình ảnh của lưỡi rìu, lưỡi búa trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Tuy nhiên nó không phải là mặt phẳng mà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu.

Thoạt nhìn, phần mái có vẻ như mất cân đối so với cấu tạo tổng thể của nhà Rông nhưng nó lại tạo ra sự thanh thoát, khác biệt giữa những mái nhà sàn của cư dân trong cộng đồng.

Đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên về chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiến trúc của mỗi dân tộc, thể hiện sự quyền uy, sức mạnh của cộng đồng làng, tỷ lệ so với chiều rộng… do đó không cố định. Tuy nhiên tính từ mặt đất đến nóc nhà Rông thường dao động khoảng 8 đến 20m, phổ biến nhất là khoảng 15 đến 16m, cao nhất khoảng 30m. Chiều dài nhà Rông khoảng 10m và chiều rộng hơn 4m.

Phân loại: Có 2 loại nhà Rông ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống có mái to cao chót vót, có hà cao đến 30m.

3. Đặc điểm vật liệu xây dựng

kiến trúc nhà Rông Tây nguyên

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên bằng vật liệu tự nhiên chứ không liên quan sắt thép

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên không liên quan đến sắt thép. Vì có nguồn gốc lâu đời nên chúng ta có thể đoán trước được vật liệu làm nhà Rông xuất phát từ thiên nhiên núi rừng như gỗ, mây, tre, nứa, lá… Cột là những thân gỗ to, loại tốt như trắc, hương… để đảm bảo không bị mối mọt mục ruỗng, nhất là phần chân ngập đóng sâu dưới nền đất. Mái lá thì thường sử dụng mái cỏ tranh lợp thành nhiều lớp dày.

xây dựng nhà Rông Tây nguyên

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên sử dụng mái nhà tranh kết thành các tấm lợp

Ngày nay, khi nguồn vật liệu tự nhiên truyền thống ngày càng khan hiếm, việc sử dụng các vật liệu thay thế trong xây dựng, sửa chữa nhà Rông đang trở thành xu hướng phổ biến.

4. Đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên

mái nhà Rông Tây Nguyên

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên nổi bật nhất là có phần mái 4 mặt cong cao vút như cánh buồm

- Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn phụ thuộc vào kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi sung mây hay lạt tre để buộc. Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau.

- Khung nhà rông cao vút chịu lực bởi 8 cột to làm bằng gỗ quý. Kết cấu nhà rông Tây Nguyên với các cột liên kết với nhau theo thể thức cột vì kèo.

- Phần chân đế  gồm 10 đến 14 cột nâng đỡ toàn bộ sàn và mái nhà, trong đó có 8 cột chính và 2 đến 6 cột phụ nhà “chồ” nơi đặt cầu thang. 

mô hình nhà rông tây nguyên

Ở giữa nhà rông có một hàng lan can là chỗ dựa của những ché rượu cần

- Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Trên nền sàn, ở hai đầu của nhà Rông đặt hai bếp lửa vừa thuận tiện trong việc tổ chức lễ hội vừa sưởi ấm cho các chàng trai vào những đêm động giá rét.

kết cấu nhà rông tây nguyên

Ở 2 đầu của nhà sàn được đặt 2 bếp lửa để các trai làng sưởi ấm vào mùa đông

- Trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên thì phên vách được đan bằng tre nứa, lồ ô tạo nên một dải hoa văn sinh động. Cửa chính được mở ở gian chính giữa của một vách chính, cửa phụ mở ở vách phụ của đầu hồi phía bên phải cửa chính. Trước cửa chính và cửa phụ buôn làng làm thêm hiên là nơi dừng chân nghỉ ngơi chờ đợi khi có nhiều người ra vào nhà hay lên xuống cầu thang.

cách làm nhà rông

Đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên với cầu thang gỗ đơn giản

- Cầu thang lên nhà Rông các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau sẽ được tạo hình khác nhau: người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có nhà Rông trên nút đầu cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ…

- Mái nhà Rông: Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên gồm 2 mái chính và 2 mái phụ hình tam giác cân và nhỏ. Khung mái nhà được kết cấu từ nhiều loại cây dài được dựng thẳng đứng gọi là rùi. 

ý nghĩa của nhà rông

Kết cấu mái nhà Rông Tây Nguyên đầy ấn tượng

Rường mái sử dụng những loại cây không mọt, nhẹ và có độ dẻo dai cao như bằng lăng, cây trứng gà, hoặc lồ ô già đanh. Đặc biệt mái nhà Rông thường được kết bằng cỏ tranh dày khoảng 3cm, dân làng chọn thời điểm lá vào thời kỳ bánh tẻ, khoảng tháng 9 -10 cắt về rồi phơi vàng óng, chẻ rồi đan thành tấm cất giữ cẩn thận cho đến khi lợp. Các tấm được cột vào những hàng cây mè trên khung mái. Gần đến đỉnh được đan nẹp có hoa văn chạy song song với đỉnh tạo sự bền chặt của mái.

đặc điểm nhà rông tây nguyên

Cách trang trí mái nhà Rông Tây Nguyên với những hoa văn ấn tượng

Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng trong tỷ lệ kích thước cho phép này thì sức chống đỡ của những hàng cột sẽ đều nhau và cân bằng. Điều đặc sắc trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên là hai mái tạo thành một góc hẹp phía trên nhưng phía dưới sẽ tạo thành hai đường cong hình elip khuyết khoảng 1/8 cung. Điều này tạo nên một sự hợp lý là khi gió thổi vào mái sẽ tạo thành một đường tựa như thổi qua cái chai, làm giảm hẳn tiết diện của mái. Nhưng nếu chiều rộng của nhà Rông được nâng lên nữa thì góc khuyết hình elip giữa 2 mái sẽ nhỏ lại. Và điều đó có nghĩa là làm tăng tiết diện chịu gió của mái lên.

5. Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên - Trang trí nhà Rông

trang trí nhà rông tây nguyên

Cách trang trí hoa văn các vách và thanh xà trong nhà Rông Tây Nguyên

Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Ngoài ra, bên trong nhà còn treo trống, cung tên và giáo mác, sừng trâu, xương hàm, xương sọ những thú rừng đã săn bắt được… Khi có lễ hội, ở giữa nhà còn dựng lên một cây cột cao (nơi cột rượu thiêng của lễ) được chạm khắc tinh vi hình mặt trời, sao tám cánh, hình thoi… nối liền là hàng cây cột vào các cột thấp hơn chạy theo chiều dài của nhà Rông.

vật liệu làm nhà rông

 Bên trong mái nhà Rông được treo bộ phận của các loài dã thú đã săn bắt được

kiến trúc nhà rông truyền thống

Nhà Rông treo các dụng cụ săn bắt là niềm tự hào của cả buôn làng

Nhà Rông trống được trang trí rất công phu, nhà Rông mái được gọi là Rông Ana nhỏ hơn có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.

Trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên ở trên những vì kèo được chạm khắc, trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng tôn giáo, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật cách điệu, những hoa văn thể hiện cảnh sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống buôn làng.

Hoa văn trang tró trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Ba na thường sử dụng cặp sừng trâu cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi sao tám cánh hình thoi…

Kỹ thuật xây dựng tạo nên kết cấu nhà Rông Tây Nguyên vững chắc và giá trị thẩm mĩ cao

nhà rông tây nguyên

Để kết cấu nhà Rông Tây Nguyên được bền vững thì phải có cách tính toán xây dựng hợp lý

Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà rộng là một kinh nghiệm quý báu không phải làng nào cũng có nhiều người làm được. Nó thường do một số nghệ nhân nắm giữ, trao quyền trong dòng tộc nhằm thể hiện vai trò với cộng đồng.

Trước hết đó là cách ước lượng các tỷ lệ phù hợp trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên, phương pháp hoàn toàn thủ công nhưng tính khoa học lại cực kỳ chính xác. Chẳng hạn tỷ lệ tối ưu chiều cao và chiều rộng để đạt đến sự thanh thoát và vững chãi, cách tạo vòng elip cho phần mái để hạn chế lực cản của gió, chiều cao của sàn nhà so với mặt bằng khu đất.

Trước khi dựng nhà Rông, điều mà các nghệ nhân quan tâm nhất không phải chiều cao hay số lượng cột mà là chiều dài. Chỉ cần con số này, họ sẽ suy ra kích thước toàn bộ nhà rông… Giả dụ chiều dài của một nhà rông sắp dựng là 8m thì các kích thước này sẽ được suy ra như sau: Chiều cao từ mặt đất lên sàn: 1.5m; chiều rộng 2 đầu là 4m; chiều cao từ nóc xuống mặt đất 8m và độ dài của mỗi mái bằng 2/3 kích thước chiều rộng nhất của bề ngang…

mô hình kiến trúc nhà rông

Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên sử dụng khung và các vật liệu đều lấy từ thiên nhiên

Kiến trúc và đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên là tổng hợp các loại hình nghệ thuật: điêu khắc, hội họa, trang trí… trên chất liệu chủ đạo thiên nhiên như gỗ, tranh, tre, nứa, lá vốn thân thuộc trong cuộc sống mỗi ngày của các nghệ nhân.

Việc chỉ sử dụng các công cụ đơn giản như rìu, xà gạt để thi công nên thoạt nhìn các chi tiết có vẻ mộc mạc, thô ráp nhưng lại ẩn chứa sự tinh tế, hài hòa một cách tự nhiên.

Đặc biệt trong kỹ thuật xây dựng nhà Rông truyền thống, ngoài các đầu cột chính, xà đỡ sàn có khoét ngàm ốp vào nhau. Còn lại hầu hết các chi tiết đều được kết nối bằng dây buộc khéo léo, giàu chất thẩm mỹ, chắc chắn, đối xứng nhằm triệt tiêu sự xô lệch của gió về một chiều.

Xem thêm: Xây dựng các mẫu nhà truyền thống 3 gian kiến trúc hiện đại sang trọng

Hiện đại hóa, bêtông hóa kết cấu nhà rông Tây Nguyên

kết cấu nhà rông tây nguyên hiện đại

Có nên thay đổi kết cấu nhà Rông Tây Nguyên bằng cách hiện đại hóa ?

Trước đây, mỗi làng đồng bào dân tộc thiểu số đều có riêng cho mình một nhà Rông, nơi cả làng sinh hoạt cộng đồng. Nhà Rông Tây Nguyên xưa cao sừng sừng, trụ gỗ to, mái tranh cao vút, bốn bề được kết bằng tre, nứa, lồ ô. Nhà Rông như một nơi linh thiêng lưu giữ những kỷ niệm trong mỗi mùa lễ hội của dân làng. Thế nhưng hiện nay khi các vật liệu tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quý, gỗ lớn không còn nhiều thì việc xây dựng nhà Rông truyền thống trở nên khó khăn hơn. Do đó, đã dẫn dến việc bê tông hóa, hiện đại hóa kết cấu nhà Rông Tây Nguyên.

Mặc dù vẫn giữa đúng hình dáng truyền thống nhưng do không có các nguyên vật liệu như gỗ, tranh nen bà con buộc phải đồng ý xây nhà Rông theo kiểu tường gạch, mái tôn, trụ bê tông. Tỉnh Kon Tum hiện có 445 nhà Rông truyền thống của đòng bào các dân tộc thiểu số, trong đó 77% giữ đúng nguyên mẫu là truyền thống, còn lại 23% được xây dựng hiện đại hóa bằng các vật liệu bê tông, sắt, thép, mái lợp tôn.

Việc hiện đại hóa kết cấu nhà Rông Tây Nguyên đã kéo theo nhiều hệ lụy bởi nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng của người bản địa không còn “cái hồn” nữa, người già không thiết tha ngồi hát dân ca trên sàn xi măng, con trẻ chẳng thích chạy quanh trụ bê tông chơi trốn tìm. Tại những làng có nhà Rông bị bêtông hóa, tiếng cồng chiêng, điaụ múa xoang xoay quanh ánh lửa bập bùng trong các lễ hội cũng dần lạc điệu. Đó là những ngôi nhà mang hình dáng nhà Rông chứ không còn là biểu tượng của đại ngàn như nhà Rông truyền thống nữa.

Việc kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên dần thay đổi trở nên hiện đại có phải là điều đúng đắn không khi văn hóa đang dần mai một? Gắn liền với các vật liệu tự nhiên nên việc xây dựng nhà Rông truyền thống hiện nay rất khó khăn, cần có những biện pháp của Nhà nước để khắc phục tình trạng mai một các giá trị tinh thần của dân tộc, để nhà Rông vẫn là biểu tượng của đại ngàn.

Xem thêm: Tìm hiểu đặc điểm kiến trúc hiện đại và tính ứng dụng của nó trong nhà ở dân dụng

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận