Mối quan hệ giữa màu sắc và chất liệu trong thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất là một đề bài dễ dàng tìm được một nguồn cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư, cũng như chủ nhân của ngôi nhà. Sự hài hòa của màu sắc và chất liệu trong thiết kế nội thất sẽ được làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.

Vai trò của màu sắc trong thiết kế nội thất

Trong thiết kế, ngoài chất liệu, không gian, bố cục, thì màu sắc là yếu tố không thể bỏ qua trong bất kỳ sản phẩm nào.

 Ngoài chất liệu, không gian, bố cục, thì màu sắc là yếu tố không thể bỏ qua trong bất kì sản phẩm nào

Ảnh 1: Ngoài chất liệu, không gian, bố cục, thì màu sắc là yếu tố không thể bỏ qua trong bất kì sản phẩm nào

Màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong thiết kế nội thất. Chúng không chỉ tạo nên sự mới mẻ và độc đáo riêng trong sản phẩm nội thất, mà nó còn thể hiện phong cách, tâm tư của chủ sở hữu.

Bởi vậy, việc sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất, ngoài việc thể hiện đồng nhất các yếu tố như: vật liệu, kiến trúc, sự sáng tạo, bố cục, nó còn cần sự sáng tạo, tư duy, để tạo nên những không gian nổi bật.

Vai trò của chất liệu trong thiết kế nội thất

Sử dụng vật liệu phù hợp trong từng không gian là chìa khóa trong thiết kế nội thất

Không phải tất cả các vật liệu đều phù hợp tốt trong bất kỳ phòng nào mặc dù ngày nay có các giải pháp kỹ thuật cho hầu hết mọi thứ.

Ngày nay, nhiều vật liệu có thể được sử dụng trong một căn phòng. Đá tự nhiên, gỗ, gốm sứ, vv Bạn có bao nhiêu ý tưởng trong đầu để trang trí không gian của bạn. Tuy nhiên, điểm chung duy nhất cho tất cả các vật liệu bạn chọn là chất lượng.

 Sử dụng vật liệu phù hợp trong từng không gian là chìa khóa trong thiết kế nội thất 

Ảnh 2: Sử dụng vật liệu phù hợp trong từng không gian là chìa khóa trong thiết kế nội thất 

Chất lượng là một trong hai tiền đề cơ bản cho mọi hoạt động của chúng tôi cùng với sự độc đáo. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn cố gắng tối ưu hóa ngân sách có tính đến chất lượng của vật liệu và quá trình thực hiện không bị ảnh hưởng. Kết quả chất lượng cuối cùng là sự đảm bảo về độ bền thẩm mỹ và chức năng. Chọn một vật liệu chất lượng không rõ ràng, dù đẹp hay rẻ, không bao giờ là một lựa chọn tốt. Vì những gì bạn tiết kiệm được đầu tiên, bạn sẽ sử dụng nó để sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian ngắn.

Chất lượng liên quan đến độ bền

Khi chúng ta nói về chất lượng vật liệu, chúng ta thường đề cập đến độ bền và sự quý phái của nó. Theo từ điển của Học viện Hoàng gia về Ngôn ngữ Tây Ban Nha (DRAE), độ bền là “điều kiện của những gì kéo dài rất nhiều.” Với một cụm từ đơn giản và ngắn gọn, khái niệm này được định nghĩa. Đối với chúng tôi, đó là vấn đề của sự trung thực nghề nghiệp, trách nhiệm với không gian mà chúng tôi tạo ra và hứa hẹn trường tồn với thời gian.

Một vật liệu chất lượng sẽ tồn tại rất nhiều và một thứ gì đó có thời gian lâu dài sẽ có chất lượng. Trong các lĩnh vực khác, ý tưởng này rất rõ ràng, ví dụ như trong quần áo. Mặc dù giá trị của thương hiệu có thể làm tăng giá cả và làm chúng ta nhầm lẫn khái niệm về chất lượng, nhưng quần áo được làm bằng chất liệu tốt sẽ tồn tại lâu hơn trong tình trạng tốt.

 Chất liệu liên quan đến độ bền, làm tăng sự sang trọng của nội thất

Ảnh 3: Chất liệu liên quan đến độ bền, làm tăng sự sang trọng của nội thất

Với các vật liệu được sử dụng trong thiết kế nội thất, điều tương tự cũng xảy ra. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy nhiều lựa chọn thay thế thẩm mỹ tương tự với mức giá rẻ hơn nhiều, nhưng vật liệu chất lượng sẽ mang lại điều kiện bảo tồn và lão hóa tốt hơn. Chất lượng thấp, tính thẩm mỹ có thể không tồn tại lâu theo thời gian.

Ảnh hưởng của màu sắc lên chất liệu trong thiết kế nội thất

Màu đỏ

Sắc đỏ trong thiết kế nội thất

Ảnh 4: Sắc đỏ trong thiết kế nội thất

Màu đỏ là màu thể hiện đam mê, phấn khích, sắc đẹp và tình yêu. Bên canh đó, màu đỏ còn làm tăng hô hấp. Nó thường được dùng trong các không gian giải trí. Đây là màu sắc hợp với những người có cá tính mạnh. Song, chính nó cũng thể hiện cảm xúc sợ hãi và tiêu cực.

Màu vàng

Màu vàng - màu của sự thịnh vượng 

Ảnh 5: Màu vàng - màu của sự thịnh vượng 

Đây là màu thể hiện sự vui tươi, tràn đầy năng lượng. Mặc dù là màu của niềm vui, ấm áp, thịnh vượng, song, theo nhiều nghiên cứu, màu vàng khiến nhiều người dễ mất bình tĩnh, dễ thất vọng hoặc tức giận. Bởi vậy, màu này chỉ hợp trong các không gian nhà bếp, phòng tắm, phòng ăn.

Màu cam

Màu cam - màu của năng lượng 

Ảnh 6: Màu cam - màu của năng lượng 

Màu cam là màu của năng lượng. Nó gợi lên sự nhiệt tình và phấn khích, khiến không gian trở nên sáng vui nhộn và phấn khích. Đặc biệt dù có những đặc tính tương tự, song, màu cam bình tĩnh hơn màu vàng. Màu này thường được sử dụng tại các không gian tập luyện thể thao, các phòng gym. Nó giúp mọi người giải tỏa những cảm xúc dồn nén khi tập luyện.

Màu xanh lá cây

Màu xanh lá cây mang cảm giác an toàn, an nhiên. Màu này được coi là màu giúp giảm các căn thẳng về thần kinh. Theo các đánh giá, màu này là màu trung tính. Bởi vậy, trong thiết kế nội thất, màu xanh lá cây phù hợp với tất cả các phòng.

 Màu xanh lá cây mang cảm giác an toàn, an nhiên 

Ảnh 7: Màu xanh lá cây mang cảm giác an toàn, an nhiên 

Bên cạnh đó, màu xanh lá cây tượng sinh cho sự sinh sôi, thư thái, lạc quan nên không gian phòng bếp và phòng ngủ rất phù hợp dùng màu này.

Màu xanh da trời

Màu xanh da trời thể hiện sự dịu dàng mát mẻ, an toàn và nghiêm trang. Bên cạnh đó, màu này cũng giúp hô hấp và nhịp tim được ổn định hơn. Bởi vậy, màu xanh da trời được ưu tiên dùng trong các không gian nội thất như phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách.

Màu xanh da trời mang lại cảm giác về sự dịu dàng, mát mẻ 

Ảnh 8: Màu xanh da trời mang lại cảm gác về sự dịu dàng, mát mẻ 

Màu hồng

Màu hồng thể hiện sự nữ tính, tinh tế, nhẹ nhàng. Đây là màu thể sự sang trọng, quý phái. Trong thiết kế nội thất, màu hồng ưu tiên sử dụng cho các không gian trẻ em hoặc con gái. Bởi chúng thể hiện rõ nhất sự mộng mơ và bay bổng. Màu hồng phù hợp với những người thích lãng mạn.

Màu hồng thể hiện sự nữ tính, tinh tế, nhẹ nhàng 

Ảnh 9: Màu hồng thể hiện sự nữ tính, tinh tế, nhẹ nhàng 

 

Màu trắng

Màu trắng mang đến sự hy vọng, sạch sẽ. Chúng cân bằng các mảng màu. Nó thường được sử dụng trong các phong cách nội thất của Bắc Âu. Đây là màu được sử dụng rất đa dạng trong thiết kế nội thất. Chúng tạo nên sự thoáng đãng, rộng rãi, mang đến sự dễ chịu, nhẹ nhàng.

  Màu trắng mang đến sự hy vọng, sạch sẽ 

Ảnh 10: Màu trắng mang đến sự hy vọng, sạch sẽ 

Màu đen

Màu đen mang đến vẻ sang trọng quý phái, riêng biệt. Bên cạnh đó, màu này còn thể hiện sự huyền bí, và tinh tế. Đây là màu trong nội thất sử dụng cho các không gian quán cà phê, quán bar, các khu vực giải trí,…

 Màu đen mang đến vẻ sang trọng quý phái, riêng biệt. Bên cạnh đó, màu này còn thể hiện sự huyền bí, và tinh tế. Đây là màu trong nội thất sử dụng cho các không gian quán cà phê, quán bar, các khu vực giải trí,…   

Ảnh 11: Màu đen mang đến vẻ sang trọng quý phái riêng biệt 

Màu nâu 

Màu nâu thiên về sử dụng trang trí hoặc màu nền. Chúng thể hiện chủ yếu ở các màu nội thất, màu gỗ, các yếu tố tự nhiên. Màu nâu thiên về các không gian sang trọng phòng khách.

 Màu nâu thiên về sử dụng trang trí màu nền

Ảnh 12: Màu nâu thiên về sử dụng trang trí màu nền 

Quy tắc phối màu theo từng mẫu thiết kế nội thất 

Để phối màu theo từng mẫu thiết kế riêng các bạn cần tuân thủ các nguyên tắc phối màu dưới đây:

  • Phối  2 màu tương phản.
  • Phối 3 màu.
  • Phối các màu tương tự.
  • Phối 4 màu.
  • Phối màu ô hình vuông.
  • Phối màu theo nguyên tắc 60-30-10.
  • Sử dụng màu đơn sắc.

Một số nguyên tắc sử dụng vật liệu trong nhà ở 

Gạch, đá và bê tông

Bỏ qua khả năng chịu lực như những thành phần của kết cấu thì trong ngôi nhà, đá, gạch và bê tông có những vị trí khác nhau, cảm xúc do chúng đem lại cũng không giống nhau.

Đá được sử dụng là vật liệu xây dựng chủ yếu từ hàng nghìn năm nay. Khi công cụ phát triển, công nghệ chế tác hiện đại ra đời, đá tự nhiên được dùng một cách thông minh, tiết kiệm hơn. Cũng như gạch trong nội thất đương đại, đá chủ yếu được sử dụng ở dạng tấm mỏng như nhiều vật liệu ốp lát khác. Truyền tải sự kỳ vĩ của thiên nhiên qua vân đá, màu sắc cũng như trọng lượng riêng lớn của mình, đá (Marble) luôn mang lại sự sang trọng, cảm giác vững chắc khi hiện diện trong không gian nội thất. Vì vậy, một trong những giải pháp phổ biến trong các không gian có tính chất bộ mặt của ngôi nhà (như phòng khách phòng ăn) thường là đá tự nhiên. 

 Đá được sử dụng như loại vật liệu xây dựng chủ yếu từ hàng nghìn năm nay

Ảnh 13: Đá được sử dụng như loại vật liệu xây dựng chủ yếu từ hàng nghìn năm nay

Ở một góc độ khác, vật liệu này thường gây cảm giác “lạnh”, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nên khi sử dụng trong nhà ở chỉ nên bố trí ở những không gian công cộng hoặc nhà tắm với liều lượng hợp lý, nên hạn chế bố trí đá xẻ trong phòng ngủ.

Bên cạnh đá tự nhiên thì gạch là vật liệu phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất. Với công nghệ hiện nay, gạch sử dụng trong nội thất có thể giả chính chất liệu của gạch đất nung truyền thống cũng như tất cả các vật liệu khác (Đá, gỗ, kim loại,…). Do đó, vật liệu thường được sử dụng và chọn lựa đầu tiên chính là gạch.

 Bên cạnh đá tự nhiên thì gạch là vật liệu phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất 

Ảnh 14: Bên cạnh đá tự nhiên thì gạch là vật liệu phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất 

Nếu như đá, gạch là vật liệu khá “cổ điển” thì bê tông có phần hiện đại hơn, không chỉ vì có tuổi đời ít hơn mà còn vì bê tông cho phép tạo hình gần như không giới hạn. Bê tông với cả hai chức năng chịu lực cũng như trang trí, trang trí một cách bản chất nhất, tối giản nhất khi để lộ các bề mặt (bê tông trần).

Cả ba loại vật liệu: Đá, gạch và bê tông đều có một thuộc tính chung là “tính vĩnh cửu”, thể hiện sự bền vững vốn có qua tuổi thọ rất cao của các công trình xây dựng bằng các loại vật liệu này. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng bê tông vì khả năng không tái chế và tái sử dụng được như gạch, đá. Thời gian gần đây, còn có sự trở lại của bê tông trần như một sự hồi tưởng và ngợi ca về cái đẹp căn cốt nhất, bản chất nhất của vật liệu.

Kim loại

Trong kiến trúc hiện đại, kim loại có một vai trò rất quan trọng giúp con người xây dựng các công trình cao hơn và rộng lớn hơn. Trong nhà ở nói riêng, kim loại thường được sử dụng trong các thành phần chịu lực như dầm, cột, và chủ yếu nó xuất hiện trong các thành phần trang trí với sự gia công tinh xảo mang màu sắc thủ công như lan can, cầu thang, đồ nội thất, trang trí. Kim loại không xuất hiện theo dạng khối hay tấm như nhóm đá, gỗ, gạch, nó thường hiện diện trong nội thất nhà ở dưới dạng thanh, mạng hay các họa tiết được rèn, đúc, gia công khá công phu. Chính vì thế nó tạo nên điểm nhấn, sự duyên dáng và sự mềm mại cho không gian. Có thể nói vật liệu kim loại qua chế tác tạo hình sẽ là những điểm nhấn nghệ thuật trong nội thất. Xu hướng sử dụng kim loại như những tấm ốp mặt lớn có vẻ như phù hợp hơn với các công trình công cộng, và có rất ít chỗ đứng trong nhà ở cũng bởi cảm giác “lạnh lẽo”, công nghiệp.

Gỗ 

Luôn được xem như một loại vật liệu xây dựng cơ bản nhất, không chỉ tham gia vào cấu trúc (kết cấu) của ngôi nhà, gỗ đóng góp phần rất quan trọng với vai trò là thành phần cấu thành không gian nội thất. Xuất hiện đa dạng nhất so với các vật liệu khác trong nội thất, gỗ có mặt ở khắp nơi trong không gian: Sàn, tường, trần, đồ đạc,… Đem lại cảm giác ấm áp khi tiếp xúc, bề mặt gỗ có thể được gia công mịn hay thô ráp. Vân gỗ tự nhiên luôn thể hiện đặc trưng của các loại gỗ khác nhau vừa độc đáo vừa đa dạng. Một số loại gỗ quý, ngoài vân đẹp còn có mùi hương quyến rũ. Là loại vật liệu dễ gia công và tạo hình nên việc gỗ trở thành các tác phẩm nghệ thuật một cách khá phổ biến.

 Gỗ - loại vật liệu xây dựng cơ bản nhất 

Ảnh 15: Gỗ - loại vật liệu xây dựng cơ bản nhất 

Ngày nay, việc sử dụng gỗ trở nên có trách nhiệm hơn, gỗ công nghiệp đã được tạo ra nhằm tận dụng được nhiều hơn giá trị kinh tế. Các loại gỗ dán, MDF, HDF, veneer với các bề mặt tái tạo vẻ đẹp của gỗ tự nhiên nhưng có khả năng chống co ngót, cong vênh, rạn nứt, ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong kiến trúc nói chung và trong nội thất nhà ở nói riêng. Không có nhiều giới hạn về vị trí khi sử dụng gỗ trong nhà ở, ngay cả các khu vệ sinh cũng có các loại gỗ tự nhiên và công nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng gỗ ở quá nhiều các bề mặt, đặc biệt là tường và trần sẽ làm giảm sự quý hiếm của gỗ cũng như gây cảm giác bức bối chật hẹp.

Kính 

Kính là loại vật liệu xây dựng và trang trí vô cùng đặc biệt với khả năng thấu thị cũng như tính tăng khúc xạ, lọc ánh sáng. Chúng ta thường sử dụng kính để lấp các khoảng hở trong công trình. Với công dụng khá trái ngược với các vật liệu còn lại, kính giúp dẫn ánh sáng vào các không gian tạo ra các hiệu ứng phản xạ, khúc xạ, tạo các màu sắc sinh động cho không gian sống. Kính màu (stained glass) không chỉ nổi tiếng trong các công trình tôn giáo, nó còn được dùng trong nhà ở với các ứng dụng trên cửa, trên vách và trần nhà với các hiệu ứng ngược sáng vô cùng ấn tượng. Với vai trò cấu tạo nên cửa và vách, kính giúp con người giao lưu với thiên nhiên, nhưng khi cần có thể ngăn chặn các yếu tố bất lợi từ thiên nhiên trong sự ưu việt của các loại kính công nghệ mới, cho phép điều tiết ánh sáng theo ý muốn. Có thể nói, kính là vũ khí vô cùng lợi hại để các nhà thiết kế sáng tạo ra những không gian đặc biệt hơn so với các vật liệu khác.

 Kính là loại vật liệu xây dựng và trang trí vô cùng đặc biệt 

Ảnh 16: Kính là loại vật liệu xây dựng và trang trí vô cùng đặc biệt 

Trong nhà ở, kính xuất hiện ở hầu hết các bộ phận từ cửa, vách cho tới trần, tường thậm chí cả sàn và cầu thang. Kính hay thủy tinh còn tạo ra những thành phần trang trí hấp dẫn như đèn, gương, gạch ốp lát. Cần lưu ý khi sử dụng kính trong nhà ở, luôn phải có các giải pháp song song đồng bộ như: Giao lưu đi đôi với ngăn chặn, mở đi đôi với đóng. Với thời gian sử dụng lâu dài, các không gian trong nhà ở nếu sử dụng kính cũng cần tiết chế về màu sắc và liều lượng để tránh những hiệu ứng có ảnh hưởng không tốt tới tâm sinh lý người ở.

Chất liệu tôn lên vẻ sang trọng cho vật phẩm nội thất; màu sắc chính là chiếc áo khoác tinh tế, tô điểm cho chất liệu. Tùy vào công năng sử dụng, tài chính và sở thích  mà chủ nhân ngôi nhà có thể lựa chọn những chất liệu nội thất, những gam màu phù hợp. Sự hài hòa của màu sắc và chất liệu sẽ đạt đến đỉnh điểm khi bạn cảm nhận được sang trọng của nó. Trong tư duy thẩm mỹ, ngoài sự hài hòa về màu sắc, cần lưu ý lựa chọn chất liệu phù hợp để tác phẩm của bạn trở nên hoàn mỹ nhất có thể. 

Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế biệt thự đẹp, xây nhà trọn gói vui lòng liên hệ  HOTLINE 0988 030 680

Angcovat - Design for life 

Xem tiếp: Không gian nhà cấp 4 nghỉ dưỡng cho gia đình nhỏ của bạn 

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận