Các giải pháp thi công tầng hầm nhà phố phổ biến và hiệu quả nhất KN12107

Khác với những mẫu biệt thự đẹp có vườn hay sân, những ngôi nhà phố thường gặp vấn đề về diện tích và đau đầu vì không biết thiết kế nhà để xe hay kho chứa như thế nào để đảm bảo công năng sử dụng. Do nhu cầu đó mà tầng hầm nhà phố ra đời, đó là một giải pháp hữu ích để mở rộng diện tích cho mẫu thiết kế nhà đẹp của bạn. Kiến trúc Angcovat sẽ cung cấp các giải pháp thi công tầng hầm nhà phố đúng kỹ thuật, hi vọng đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích. 

Có khá nhiều giải pháp thi công tầng hầm nhà phố, trong đó có cả những biện pháp mới và biện pháp phổ biến truyền thống. Chúng tôi xin giới thiệu 3 biện pháp cơ bản sau đây, có nhiều ưu điểm nhất và khoa học nhất. 

mẫu nhà phố có tầng hầmMẫu nhà phố 3 tầng có tầng hầm và gác lửng sang trọng

Thi công tầng hầm nhà phố bằng phương pháp đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên.

Đây là phương pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng cổ điển và rất phổ biến được áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn.

Theo phương pháp này thì toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu đặt móng, có thẻ dùng thủ công hay cơ giới tùy thuộc vào độ sâu hố đào, tình hình địa chất thủy văn, khối lượng đất cần đào, khả năng cung cấp máy móc thiết bị và nhân lực của đơn vị thi công. Sau khi đào xong người ta tiến hành làm nhà theo trình tự thông thường từ dưới lên trên, thi công theo phương pháp này thường gây ra mất ổn định thành hố đào. 

giải pháp thi công tầng hầm nhà phố

Tường chắn sử dụng cọc bê tông cốt thép, ván gỗ và thanh giằng

Hiện tượng mất ổn định thành hố đào là do trạng thái cân bằng của nền đất bị phá vỡ. Khi đất nèn ổn định tại một điểm trong lòng đất tồn tại các giá trị ứng suất theo 3 phương pháp x, y, z. Khi đào đất thành phần ứng suất ở thành hố đào theo phương ngang bị triệt tiêu, do vậy, mất đi sự cân bằng ban đầu và lúc này xuất hiện các mặt trượt đẩy đất vào trong hố đào. Nếu cạnh hố đào còn có các tải trọng khác chẳng hạn như các công trình có sẵn hoặc thiết bị máy móc thi công thì giá trị dịch chuyển này sẽ tăng lên.

Nếu hố đào được bảo vệ bằng tường cừ đất sẽ tác dụng lên tường cừ một áp lực, dưới tác dụng của áp lực này tường cừ sẽ bị dịch chuyển, giá trị dịch chuyển ngang của tường cừ phụ thuộc vào nhiều yếu tó và quan trọng nhất là chiều sâu của hố đào, độ cứng của tường cừ, chất lượng đất nền, thời gian đào đất trong hố, cách bố trí và thời gian lắp đặt hệ chống đỡ. 

Chuyển vị ngang của tường cừ gây ra hiện tượng lún sụt vùng chung quanh hố đào, vì vậy việc sử dụng tường cừ để bảo vệ hố đào cần phải được tính toán và thiết kế đầy đủ. Nội dung chính trong việc tính toán và thiết kế tường cừ là xác định độ ổn định ủa tường cừ, thực chất là phải xác định chiều dài của các tấm cừ, chiều sâu của cừ ngàm trong đất, độ cứng của cừ và tính toán các thiết bị chống hoặc neo. 

giải pháp thi công tầng hầm nhà phố đúng kỹ thuật

Tường chắn sử dụng cọc thép và ván gỗ hoặc tấm bê tông đúc sẵn

Người ta cũng có thể thay thế tường cừ bằng các cọc bê tông hoặc cọc thép đóng thưa sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc để giữ đất, dùng cọc khoan nhồi khoan liền nhau để tạo thành vách để ổn định thành hố đào, tạo thành móng tầng hầm, với giải pháp thi công tầng hầm nhà phố các bạn nên tìm hiểu cách thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ để rõ hơn về móng tầng hầm. 

Ưu và nhược điểm của giải pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng cách đào đất trước rồi thi công từ dưới lên:

- Ưu điểm:

+) Thi công đơn giản

+) Độ chính xác cao

+) Giải pháp kiến trúc và giải pháp kết cấu không phức tạp vì việc xây dựng phần ngầm cũng tương tự như phần nổi của nhà.

+) Xử lý chống thấm và lắp đặt mạng lưới kỹ thuật dễ dàng.

+) Làm khô móng để thi công công cũng không có gì phức tạp.

- Nhược điểm:

+) Khi chiều sâu hố móng lớn đặc biệt nếu lớp đất bề mặt yếu thì rất khó khăn trong thi công.

+) Nếu không dùng tường cừ thì yêu cầu mặt bằng phải rất lớn mới đủ để mở rộng taluy cho hố đào, mặt khác xét về thời gian thi công cũng bất lợi vì thi công thường kéo dài bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thời tiết.

+) Nhược điểm quan trọng nhất của phương pháp này là rất dễ gây lún nứt, nguy hiểm cho các công trình lân cận, nhất là trong thành phố đối với các các công trình xây chen.

Phạm vi ứng dụng của phương pháp:

Người ta đã tổng kết giải pháp thi công tầng hầm nhà phố theo phương pháp cổ điển tức là đào đất trước rồi thi công từ dưới lên và đã rút ra kết luận là:

+ Đào đất theo độ dốc tự nhiên chỉ nên áp dụng khi hố đào không sâu, với đất dính (đất có góc ma sát trong lớn), có mặt bằng thi công rộng rãi.

+ Dùng cán cừ không chống hoặc neo:

Sử dụng một đợt ván cừ, khi hố đào sâu ván cừ không đủ dài, công trình có yêu cầu mở rộng bên trên trên để dễ thi công hoặc thi công đào đất thủ công 

tư vấn giải pháp thi công tầng hầm nhà phố

Thi công hạ cừ bằng máy thủy lực 

giải pháp thi công tầng hầm nhà phố chính xác

Thi công hạ cừ bằng máy ép rung  

các giải pháp thi công tầng hầm nhà phố

Tường chắn và hệ neo trong đất

+ Ván cừ có chống hoặc neo: Trường hợp vách đất thẳng đứng và áp lực đất vào tường lớn.

Dùng chống trong trường hợp hệ thóng ít ảnh hưởng đến việc thi công phầm ngầm.

Dùng neo trong trường hợp chiều sâu hố móng lớn, tường cừ dễ mất ổn định và yêu cầu thủ công đòi hỏi phải có một mặt bằng thoáng ít bị cản trở.

Trong mẫu thiết kế nhà 2 tầng có tầng hầm diện tích 90m2 ở Thanh Hóa, kết cấu sư của Angcovat đã thực hiện giải pháp này, mặc dù không phải là nhà phố nhưng ngôi nhà cũng có mặt sàn khá hẹp.

Phương pháp thi công tường tầng hầm nhà làm tường chắn đất

Đây là một công nghệ thi công tường trong đất.

Trước khi thi công đào đát người ta tiến hành thi công phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao này đến đáy của tầng hầm.

Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì người ta cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi đồng thời với thi công tường bao.

Phương pháp này không đòi hỏi phải có tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào, tuy nhiên điều kiện để áp dụng phương pháp này công trình phải thiết kế để tường bao tầng hầm chịu được tải trọng áp lực đất và phải áp dụng công nghệ thi công cọc barette, đây là giải pháp thi công tầng hầm cho nhà phố mới được sử dụng sử dụng công nghệ mới.

Vì lực tác dụng của đất lên tường bao rất lớn nên để ổn định cho tường bao người ta thường áp dụng các giải pháp sau đây:

- Dùng hệ dầm và cột chống văn giữa các tường đối diện hệ dầm này thường làm bằng thép hình gồm các xà ngang, dầm văng và cột chống. Áp lực đất truyền lên tường, tường truyền lên dầm văng. Cột có nhiệm vụ giữ cho dầm văng ổn định.

Phương pháp này đơn giản, tốn vật liệu làm dầm, xà ngang, cột chống tuy nhiên sau khi sử dụng ta có thể thu hồi để tái sử dụng 100%.

Nhược điểm của phương pháp này là chiếm không gian trong hố đào, đặc biệt là khi chiều ngang công trình lớn thì hệ trống văng trở nên rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến thi công.

- Dùng neo giữ tường: Phương pháp này áp dụng đối với công trình có mặt bằng lớn, hố móng sâu và yêu cầu thi công cần một không gian rỗng rãi trong hố đào. Neo có thể ngay trên mặt đất hoặc neo ngầm, có thể một hoặc nhiều lớp neo. Khi đào đất đến đâu người ta khoan qua tường để chôn neo sâu vào lòng đất, khi neo chắc người ta dùng kích để kéo căng các sợi cáp neo và cố định neo vào tường. 

biện pháp thi công tầng hầm nhà phố

Thiết bị thi công neo bằng công nghệ bơm phụt và vữa xi măng

+) Với phương pháp này tương được giữ bằng các cáp neo ứng lực trước nên hầu như ổn định hoàn toàn, bầu neo và ống tạo neo được bao bọc bởi một lớp vữa bê tông bảo vệ nên sử dụng được lâu dài.

+) Cả 2 trường hợp neo và chống đều thi công song song với đào đất, đào đến đâu đặt neo và dựng chống đến đó. Với cách làm như vậy tường bao hầm như không chuyển vị, áp lực đất tác dụng lên tường là áp lực tĩnh.

Phương pháp thi công từ trên xuống (phương pháp Top – down) 

giải pháp thi công tầng hầm nhà phố cao tầngCông trình thi công tầng hầm bằng phương pháp Top-down

Để khắc phục tình trạng thi công công trình bị kéo dài, người ta đã đưa ra phương pháp thi công công trình vừa làm tầng hầm theo cách làm từ trên xuống, vừa đồng thời phải làm phần thân nhà từ dưới lên, lấy mặt đất làm mốc khởi hành vừa đi lên trên, vừa tiến xuống dưới đó là bản chấn của phương pháp Top-down, đây cũng là giải pháp thi công tầng hầm cho nhà phố mới được áp dụng khi không thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp cổ điển.

Trình tự thi công như sau:

- Bước 1: Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước, như trong phương pháp thi công tường nhà làm tường chắn đất.

- Bước 2: Đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sàn tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm.

Người ta lợi dụng lỗ cầu thang máy, cầu thang bộ, giếng trời để làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên, đồng thời để thông gió chiếu sáng cho việc đào đất và thi công các tầng dưới.

Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu người ta tiến hành đào đất qua các lỗ sàn cho đến cốt của sàng tầng hầm 1, dừng lại để đặt cốt thép, đổ bê tông.

Đồng thời với việc thi công các tầng hầm người ta tiến hành thi công phần thân từ dưới lên.

Khi thi công đến sàn tầng dưới cùng người ta tiến hành đổ bê tông đáy tầng hầm liền với đầu cọc khoan nhồi. Đó cũng là phần bản móng của nhà, bản này làm nhiệm vụ chống thấm và chịu lực đẩy nổi Archimet. 

giải pháp thi công tầng hầm nhà phố mới nhấtTrình tự thi công tầng hầm bằng phương pháp Top-down

- Ưu điểm của phương pháp thi công từ trên xuống:

+) Tiến độ thi công nhanh do tiến hành song song phần thân và phần ngầm.

+) Chống vách đất được giải quyết triệt để vì tường trong đất và các hệ kết cống công trình có độ bền và ổn định cao, không phải chi phí cho các hệ thống chống phụ.

+) Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn tầng hầm vì sàn thi công ngay trên mặt đất.

-  Nhược điểm:

+) Kết cấu cột tầng hầm phức tạp

+) Khi thi công rất khó khăn trong liên kết giữa dầm sàn với cột tường ở tầng hầm.

+) Thi công đào đất trong không gian kín trong tầng hầm rất chật chội và khó cơ giới hóa.

+) Điều kiện thi công trong hầm kín ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất của công nhân và đòi hỏi nhất thiết phải có hệ thống thông giớ và chiếu sáng nhân tạo đảm bảo.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện các giải pháp thi công tầng hầm nhà phố

4.1. Về mặt kỹ thuật: 

các biện pháp thi công tầng hầm nhà phốLựa chọn đơn vị thi công nắm chắc kỹ thuật vì kết cấu tầng hầm rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ ngôi nhà

1. Phải nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn để đảm bảo có đầy đủ số liệu tin cậy về cấu tạo địa tầng, các chỉ tiêu cơ lý, động thái và tính chất hóa học của nước dưới đất cho việc xử lý nền móng và thiết kế cũng như thi công các phần ngầm trong công trình xây dựng.

2. Nếu dùng cọc ván thép hoặc cọc lắc xen để làm tường cừ chống giữ thành hố đào sâu thì phải chú ý:

- Chỉ nên dùng cọc lắc xen cho hố đào có chiều sâu nhỏ hơn 10m, ví dụ cho 1 đến 2 tầng hầm

- Phải cắm được chân của tường vây vào tầng đất loại sét (sét hoặc sét pha) tốt (dẻo cứng, nửa cứng) để đảm bảo không cho nước dưới đất xâm nhập vào tầng hầm

- Nên dùng cọc lắc xen tốt, không bị cong vênh để tránh nước thấm vào hố đào qua tường vây. Cần cân nhắc xem khi nào thì dùng cọc ván thép làm tường cừ tạm thời hay vĩnh viễn để tránh trường hợp khi rút tường cừ lên sẽ làm lún nứt các công trình xung quanh

3. Nếu áp dụng giải pháp thi công tầng hầm nhà phố tường trong đất làm tường tầng hầm thì cần chú ý những điều sau đây:

- Tường trong đất dùng cho công trình có hố đào sâu trên 10m là cần thiết và hiệu quả (ví dụ như nhà cao tầng có từ 2 tầng hầm trờ lên).

- Chân tường trong đất phải đặt vào tầng đất loại sét (sét, sét pha) tốt, có trạng thái dẻo cứng, nửa cứng và cứng để đảm bảo ổn định cho tầng hầm và chống thấm tốt cho hố đào sâu và cho tầng hầm

- Khi thi công tường trong đất, phải dùng Bentonite thích hợp để tránh sạt lở hố đào. Nếu nền đất loại cát nhỏ và cát pha bão hòa nước thì phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung trọng d = 1.15g/cm3

- Phải thực hiện nghiêm túc qui trình thi công bêtông để đảm bảo chất lựơng , tránh khuyết tật và bêtông xấu. Phải có giooăng chống thấm tốt giữa các barét, và chất lượng bêtông tốt ,đặc chắc với mác ≥300 của từng barét thì mới đảm bảo chống thấm tốt cho công trình ngầm .

- Khi mặt bằng hẹp thì có thể dùng phương pháp chống đở bằng khung thép hình, bằng phương pháp Tops down toàn phần để đảm bảo ổn định cho tường tầng hầm .Khi mặt bằng tầng hầm lớn thì có thể dùng phương pháp Tops down từng phần hoặc dùng neo trong đất để ổn định tường tầng hầm .

Khi dùng phương pháp Tops down , phải chú ý đặt ống vách tạm thời khi đổ bêtông dưới cốt đáy tầng hầm cuối cùng ( sâu nhất) ít nhất là 2m và hàn cố định thanh thép hình (Kingpods)vào khung lồng cốt thép của cọc khoan nhồi, hoặc tốt nhất là cọc Barét đến 1/3 chiều dài cọc để đảm bảo bê tông tốt cho cọc và định vị chính xác cho thép hình (Kingpods).

- Khi bơm hút hạ mực nước ngầm phải chủ ý đảm bảo ổn định của các công trình lân cận.

- Phải kiểm tra chất lượng bê tông (tốt nhất là dùng phương pháp sonic) đầy đủ số lượng theo tiêu chuẩn (≥25 %) để phát hiện được các khuyết tật bêtông (nếu có ), có biện pháp xử lý kịp thời

4.2. Về mặt quản lý : 

biện pháp thi công tầng hầm nhà phố chính xácTuân thủ những quy định về mặt quản lí, đặc biệt là cẩn trọng khi xây dựng trên nền đất yếu

Dù sử dụng giải pháp thi công tầng hầm nhà phố như thế nào cũng cần cân nhắc khi cấp phép cho việc xây dựng công trình ngầm trên nền đất yếu trong các đô thị, nhất là các công trình ngầm có chiều sâu trên 10m, hoặc nhà cao tầng có 3 tầng hầm trở lên.

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc đấu thầu hoặc chỉ định thầu để chọn được các pháp nhân khảo sát, thiết kế và thi công có đủ năng lực về nhân sự, về trang thiết bị, về trình độ và kinh nghiệm, về thành tích tốt trong quá khứ để đảm bảo chất lượng công trình, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Phải nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 07/2007/CT.BXD về tăng cường quản lý chất lượng và bảo đảm an toàn khi xây dựng tầng hầm nhà cao tầng. Có 2 vấn đề phải đặc biệt chú ý:

- Phải có tư vấn độc lập đủ trình độ và kinh nghiệm thẩm định thiết kế, biện pháp thi công phần ngầm của công trình để đảm bảo chất lượng và an toàn. Ví dụ: các chuyên gia đầu ngành về địa kỹ thuật, về kết cấu công trình và về thi công).

- Phải đảm bảo chất lượng và an toàn không những cho bản thân công trình mà phải đảm bảo an toàn và ổn định cho các công trình lân cận.

Nhiều trường hợp được thiết kế hiện nay là xây tầng hầm hay bán hầm để có thêm diện tích sử dụng như làm nơi để xe, kho chứa... Chiều sâu đào gồm chiều sâu tầng hầm và chiều sâu móng nên mức đào đất tương đối sâu và rộng (đào hết diện tích bề mặt công trình), do đó rất dễ gây lún sụt các công trình kề bên, vì thế chúng ta cần chú ý thực hiện đúng ký thuật các giải pháp thi công cho tầng hầm nhà phố và quản lí tốt. Tầng hầm là tầng dưới cùng nên rất quan trọng, do đó không được có sai sót về mặt kỹ thuật, có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến kết cấu toàn bộ ngôi nhà cao tầng. 

Xem thêm: Giải pháp chống ồn cho nhà phố hiệu quả, bạn đã biết chưa ?

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận