Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng tiện nghi và tiết kiệm chi phí ? KN321069
Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng là vấn đề cũng là yêu cầu thiết kế, xây dựng của nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là khi xây nhà ống ở những khu vực thành thị đông đúc, chật chội bị giới hạn về không gian xây dựng. Xây tầng lửng cho nhà ống 2 tầng vừa tăng không gian sử dụng theo chiều cao lại vừa tiết kiệm chi phí thi rất nhiều so với việc xây nhà 3 tầng nên không có lí do gì để phản đối ý tưởng làm gác lửng này.
Theo như định nghĩa của các nhà chuyên môn hay kiến trúc sư thiết kế thì tầng lửng hay gác lửng vẫn thường được hiểu đơn giản là lửng một trong khối cơ cấu nhà, căn nhà nào đó. Đây là tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà, nhà và thường thì không được tính trong tổng thể mặt bằng công trình đó. Tầng lửng có kiến trúc có thiết kế khá thấp, nằm ở gần tầng 1 ( hoặc tầng dưới cùng) khẳng định được độ thẩm mỹ, kĩ thuật cũng như tính pháp lý không chỉ trong các mẫu căn nhà ống mà còn hiện diện tại cả tòa nhà phố, căn nhà vườn 1 tầng. Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng là vấn đề mà nhiều gia đình có được tổng diện tích đất nhỏ hẹp hoặc không có nhiều tài chính để xây đất lên cao rất quan tâm, mong muốn, đây là một giải không gian tối ưu.
|
Gợi ý các mẫu nhà 2 tầng đẹp và được yêu thích nhất năm 2019 |
|
Tham khảo ý tưởng thiết mẫu nhà 2 tầng có gác lửng kiến trúc hiện đại |
|
Tổng hợp các mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp, sang trọng |
Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng để tạo nên tính đa năng cho không gian sống ?
Xây nhà ống 2 tầng có gác lửng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cả ngoại thất và không gian nội thất
- Thiết kế nhà 2 tầng có gác lửng nhằm tăng diện tích chiều cao sử dụng, việc này rất thích hợp với những nhà lô, nhà phố có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Việc thiết kế tầng lửng sẽ mang đến nhiều không gian sử dụng cho ngôi nhà đảm bảo sự thoải mái trong quá trình sinh hoạt. Trong ưu điểm gia tăng diện tích sử dụng, tầng lửng đóng vai trò là không gian đa năng có thể giải quyết những trường hợp sau:
+ Khi diện tích mặt sàn đất không quá rộng, cần đến mặt bằng tầng trệt để kinh doanh, làm ngôi nhà kho hoặc nơi để xe. Đặc biệt khi đứng ở tầng trệt bạn có thể quan sát ở phía dưới tiện lợi giúp bạn kiểm soát mọi thứ tốt hơn khi có thiết kế tầng lửng.
+ Công trình bị giới hạn bởi chiều cao mà chủ đầu tư cần đến mặt bằng rộng. Khi đó, tầng lửng sẽ giúp chắc chắn được các không gian tác dụng như phòng khách, phòng bếp ăn.
+ Tầng lửng cũng có thể sử dụng dành cho mục đích tiếp khách hoặc làm phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Với nhiều hộ gia đình có đông thành viên thì tầng lửng còn có thêm 01 phòng ngủ riêng dành cho gia chủ.
- Thiết kế nhà 2 tầng có gác lửng sẽ giúp không gian phía dưới được thông thoáng hơn mang đến cảm giác rộng rãi, mặt khác về mặt thiết kế những hệ cửa cao tăng tính thẩm mỹ. Khi bước vào bên trong phòng khách bạn sẽ không cảm thấy ngột ngạt hay nóng bức vì trần nhà cao.
Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng để mở rộng diện tích sử dụng và tiết kiệm chi phí xây dựng ?
- Tầng lửng tiết kiệm được chi phí xây dựng cho gia chủ vì diện tích cũng như chiều cao nhỏ hơn. Cũng chình vì điều này mà việc xây nhà 2 tầng có tầng lửng được nhiều người lựa chọn thay vì xây luôn nhà biệt thự 3 tầng tốn kém thêm nhiều chi phí. Nếu xây thêm tầng lửng thì với vật liệu mới chứ không đổ bê tông thì chi phí rất rẻ, hơn 20m2 sàn tầng lửng chỉ khoảng 20 triệu, nếu đổ sàn tầng lửng bằng bê tông cốt thép thì chi phí đổ hơn 20m2 sàn là khoảng gần 80 triệu đồng, tuy nhiên, với kết cấu bê tông cốt thép sẽ bền hơn nhiều mặc dù sử dụng các loại vật liệu nhẹ sẽ giảm được cả chi phí làm móng nhà.
Với tất cả những ưu điểm và những tính năng vượt trội khi xây thêm tầng lửng thì chắc chắn các mẫu nhà ống 2 tầng cũng có thể xây tầng lửng để mang đến không gian sống hoàn hảo hơn.
Ý tưởng thiết kế mặt bằng công năng cho nhà ống 2 tầng có gác lửng
Những ý tưởng để bố trí mặt bằng công năng cho các mẫu nhà ống 2 tầng có gác lửng tiện nghi, đầy đủ
Bố trí tầng lửng làm phòng ngủ cho ông bà đơn giản, tiện nghi trong mẫu nhà ống 2 tầng
Ý tưởng 1: Lựa chọn không gian tầng lửng làm phòng ngủ
Đây là ý tưởng phổ biến nhất cho các mẫu nhà ống nhỏ muốn bố trí thêm không gian phòng ngủ cho gia đình. Bởi vì những nhà ống nhỏ hẹp 2 tầng thường chỉ bố trí được 2 phòng ngủ ở tầng 2 còn lại tầng 1 là chỗ để xe, 1 phòng khách, 1 nhà bếp ăn, 1 wc chung. Vì thế, việc làm thêm gác lửng để làm thêm 1 phòng ngủ cho ông bà hay con cái là rất cần thiết. Với ý tưởng này, phòng ngủ chỉ cần diện tích khoảng 18 đến 20m2 là quá hợp lý, diện tích này đã bằng ½ hoặc 1/3 diện tích sàn tầng trệt đúng theo tiêu chuẩn. Nội thất phòng ngủ tầng trệt, có thể kết hợp lan can kính với rèm, nệm, và 1 chiếc tủ nhỏ là đã trở thành một phòng ngủ hết sức tiện nghi cho ngôi nhà ống 2 tầng.
Ý tưởng 2: Thiết kế tầng lửng làm phòng khách sang trọng trong nhà ống 2 tầng
Bố trí gác lửng trong nhà ống 2 tầng làm phòng khách nhỏ, tiện nghi, thoáng đãng
Nếu như bạn muốn giành cho không gian phòng khách sự sang trọng không bị ảnh hưởng bởi khí nóng của bếp nấu hay mùi xăng xe ở tầng trệt thì có thể sử dụng tầng lửng để làm phòng khách còn tầng trệt giành cho không gian để xe ở phía trước, không gian bếp nấu và 1 phòng ngủ giành cho vợ chồng hoặc ông bà. Tầng 2 của nhà ống sẽ thiết kế 2 phòng ngủ, như vậy ngôi nhà ống 2 tầng nhỏ đã đầy đủ các chức năng, phòng ốc tiện nghi hơn và sở hữu không gian phòng khách lịch sự, sang trọng.
Một nguyên nhân nữa để biến tầng lửng thành phòng khách đó là giành tầng trệt cho không gian kinh doanh, và bạn có thể tiếp khách ở tầng lửng, vừa quan sát được bên dưới lại vừa có không gian tiếp khách phù hợp, thuận tiện.
Ý tưởng 3: Thiết kế tầng lửng cho nhà ống 2 tầng làm khu bếp nấu
Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng để thiết kế bếp đặt ở trên gác lửng không ?
Nếu như bạn không muốn hơi nóng của nhà bếp lan tỏa khắp cả tầng 1 trong một ngôi nhà nhỏ hẹp 2 tầng thì bạn có thể bố trí tầng trệt làm phòng khách và 1 phòng ngủ, 1 wc chung và 1 chỗ để xe phía trước. Phòng bếp ăn bố trí nhỏ gọn, tách biệt trên tầng tầng sẽ không làm ẩm ướt sàn tầng trệt cũng không tạo khí nóng ảnh hưởng đến không gian tiếp khách. Tầng 2 có thể bố trí được 2 phòng ngủ, 1 wc chung tiện nghi.
Ý tưởng 4: giành tầng lửng để làm phòng thờ, phòng làm việc hoặc phòng sinh hoạt chung
Thiết kế phòng thờ đặt ở gác lửng của mẫu nhà ống 2 tầng nhỏ hẹp là một giải pháp tuyệt vời
Phòng sinh hoạt chung của gia đình được đặt trên gác lửng làm tăng công năng cho mẫu nhà ống 2 tầng mặt tền hẹp
Mẫu nhà ống 2 tầng nhỏ sẽ tiện nghi hơn nếu như có gác lửng để bố trí thành phòng làm việc và học tập
Những không gian ít sử dụng hơn nhưng không thể thiếu trong nhà đó là phòng thờ, phòng làm việc….nếu như ngôi nhà bạn không đủ diện tích để bố trí thành không gian sử dụng rộng rãi thì có thể đặt trên gác lửng và bố trí nội thất đúng với mục đích sử dụng. Với những không gian không sử dụng thường xuyên này thì chỉ cần khoảng diện tích sàn gác lửng khoảng từ 10 – 15m2 là phù hợp.
Tiêu chuẩn thiết kế tầng lửng cho nhà ống 2 tầng hiện đại
Thiết kế nhà ống 2 tầng có gác lửng chú ý những tiêu chuẩn về kích thước, vị trí của gác lửng
Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang trí, có thể làm riêng một thang chỉ để lên phần này. Phần trệt dưới bố trí nhà kho, nơi để xe… tuỳ vào sự phóng tác của kiến trúc sư hay dụng ý của gia chủ.
Thông thường tầng lửng được xây ở tầng trệt với độ cao 2,5 đến 2,8m và diện tích chiếm từ 1/3 đến 2/3 của tầng trệt. Nếu tầng lửng thấp hơn sẽ tạo sự bí bách và chật chội cho không gian tầng trệt. Bên cạnh đó tầng trệt của nhà ống 2 tầng cũng được quy định rõ ràng thường phải cao trên 5m và thấp hơn 5,8m.
Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2 m-2,5 m.
Ở Việt Nam, theo quy định thì tẩng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà tuy nhiên trường hợp chủ nhà, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị phạt.
Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng.
Đối với những căn nhà ống xây mới thì gác lửng sẽ là thiết đúc còn nhà cũ thì có thể đúc sàn giả, ván gỗ hoặc làm bằng tấm xi măng công nghiệp. Thiết kế cầu thang đi lên tầng lửng thì thiết kế khá nhỏ gọn, ốp sát tường và ít bậc để có thể tạo cho không gian nhà rộng rãi hơn.Tầng lửng cũng là một điểm nhấn rất quan trọng trong ngôi nhà nên khi thiết kế cần chí ý cách bày trí cũng như phối màu sao cho hài hòa với không gian, tăng tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà.
Giới thiệu những mẫu nhà ống 2 tầng có gác lửng đẹp
Mẫu 1: Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng theo phong cách hiện đại kết hợp tân cổ điển với mái dốc đẹp
Mẫu 2: Tư vấn thiết kế và xây dựng mẫu nhà ống 2 tầng có gác lửng kiểu hiện đại với cách sử dụng vật liệu kính để lấy ánh sáng tự nhiên
Mẫu 3: Thiết kế hình khối cho mẫu nhà ống 2 tầng có gác lửng hiện đại mái bằng tạo nên tính thẩm mĩ cho công trình
Mẫu 4: Kiến trúc ngoại thất của mẫu nhà ống 2 tầng có gác lửng có gì đặc biệt ?
Mẫu 5: Trang trí mặt tiền nhà ống 2 tầng có gác lửng hiện đại với vật liệu và màu sắc sang trọng, cao cấp
Mẫu 6: Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng theo kiến trúc hiện đại xanh ?
Mẫu 7: Vẻ đẹp sang trọng, trẻ trung từ mẫu nhà ống 2 tầng hiện đại có gác lửng kết hợp kinh doanh tầng 1
Những lưu ý quan trọng khi xây nhà ống 2 tầng có gác lửng
Có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng giành cho những ngôi nhà nhỏ muốn mở rộng diện tích không? Lưu ý khi xây dựng
- Vị trí đặt gác lửng:
Trước khi xây một ngôi nhà ống 2 tầng có gác lửng bạn cần lên kế hoạch một cách rõ ràng. Hỏi ý kiến một kiến trúc sư hoặc những người có hiểu biết về xây dựng để tham khảo ý kiến về toàn bộ những vấn đề xoay quanh việc xây nhà và vị trí đặt gác lửng. Nếu bạn bỏ qua bước này rất có thể ngôi nhà của bạn trở nên u tối và kém sang.
Về vị trí bố trí gác lửng cho nhà ống 2 tầng hợp lý nhất là ở tầng trệt, có 3 gợi ý:
+ Đặt gác lửng ở giữa giáp bên hông nhà
+ Đặt gác lửng cuối nhà
+ Đặt gác lửng phía trước nhà.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào kiến trúc hình khối, kiểu dáng, kích thước ngôi nhà ống để xử lý sao cho đảm bảo tính thẩm mĩ và tính công năng nhất.
- Kích thước căn gác lửng:
Kích thước của căn gác lửng này phụ thuộc vào toàn bộ không gian của ngôi nhà. Cần chọn sao cho ngôi nhà thoáng đãng, thoải mái mà không bí bách. Nếu lô đất của bạn hơi nhỏ thì thiết kế gác lửng vừa phải để đồ hoặc không gian làm việc.
- Xác định chức năng gác lửng
Bạn cần rõ ràng ngay từ ban đầu luôn là căn gác lửng này để làm gì. Phòng khách, ngủ hay nơi làm việc. Việc xác định này ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế ngôi nhà. Tuy nhiên thì chức năng này phải phù hợp với diện tích căn gác lửng.
- Vật liệu sử dụng phù hợp
Vật liệu để làm căn gác lửng cũng rất đa dạng như bê tông, gỗ, kim loại hoặc vật liệu trong suốt. Bạn cần lựa chọn vật liệu phù hợp với toàn bộ thiết kế ngôi nhà cũng như cần đảm bảo sự chắc chắn cho phần gác lửng phía trên.
- Không xây gác lửng quá cao
Nhiều bạn nghĩ rằng cứ xây gác lửng cao sẽ tạo độ thông thoáng cho ngôi nhà. Nhưng nếu bạn xây quá cao ngôi nhà của bạn vô hình đã mất đi tính thẩm mỹ. Hơn thế, xây quá cao còn có thể khiến căn gác này không vững trãi ảnh hưởng đến độ an toàn của ngôi nhà.
- Để ý tới không gian bên dưới
Không gian tầng trệt cũng cần lưu ý. Bạn không nên thiết kế tầng trệt quá thấp, ảnh hưởng đến không gian của ngôi nhà. Không gian bên dưới đủ lớn bạn có thể làm phòng khách hoặc phòng bếp. Nếu nhỏ hãy thiết kế nó thành phòng chứa đồ cho ngôi nhà được gọn hơn.
- Lưu thông khí ở tầng gác lửng.
Với những mẫu nhà gác lửng, phần nhiệt độ tầng gác lửng sẽ cao hơn và không khí thường lưu thông không tốt. Vì vậy, bạn nên sử dụng những tấm cách nhiệt hoặc các cửa sổ lớn để không khí được lưu thông mát mẻ và thoáng khí hơn.
- Ánh sáng căn gác lửng
Gác lửng sẽ thoải mái hơn khi có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Vì thế bạn nên thiết kế tầng gác lửng sao cho đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Hoặc bạn thêm cửa kính để ánh sáng có thể lọt vào, hạn chế dùng ánh sáng nhân tạo.
- Vị trí đặt cầu thang và kiểu kích thước cầu thang lên gác lửng:
Những mẫu nhà gác lửng thường được thiết kế trên lô đất nhỏ hẹp. Nên việc thiết kế kết cấu ngôi nhà vô cùng quan trọng. Vị trí đặt cầu thang cũng được quan tâm khi lên ý tưởng cho nhà gác lửng. Cần bố trí cầu thang sao cho thuận tiện nhất, không vướng víu tới nơi sinh hoạt chung hay gây chật chội cho ngôi nhà. Giải pháp hợp lý hơn cả là thiết kế cầu thang làm tủ hoặc kệ đựng đồ của gia đình bạn.
Thiết kế nhà ống 2 tầng có gác lửng thường chú trọng vào cách bố trí công năng cho không gian nội thất chứ không cầu kỳ trang trí ngoại thất vì thiết kế nhà ống chỉ tập trung kiến trúc mặt tiền còn 3 mặt ngôi nhà hầu như giáp công trình liền kề. Trong cuộc sống chật chội tại các khu vực đô thị, có nên xây nhà ống 2 tầng có gác lửng để đảm bảo công năng sử dụng cho gia đình là vấn đề không cần bàn cãi. Với những ưu điểm vượt trội, các mẫu nhà ống 2 tầng có gác lửng được nhiều người yêu thích và yêu cầu thiết kế, xây dựng. Tuy vậy, bạn nên tìm đến một đơn vị kiến trúc uy tín để tư vấn, để đảm bảo cho hiệu quả sử dụng cao nhất.
Xem thêm: Diện tích các phòng trong nhà ở bao nhiêu là hợp lý ?
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận