Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng: Sự lựa chọn nào là đúng đắn?

Khi bắt đầu triển khai thiết kế và xây dựng công trình cho gia đình, nhiều chủ đầu tư thường phân vân giữa việc xây gác lửng hay thêm hẳn một tầng nữa cho căn nhà. Để quý bạn đọc và quý khách hàng có thể đưa ra sự lựa chọn hợp lý và đúng đắn nhất cho công trình của mình, trong bài viết này, Kiến trúc Angcovat sẽ giúp bạn có thêm thông tin để trả lời cho câu hỏi “Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng?”.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Nhà gác lửng hay nhà 2 tầng - lựa chọn nào phù hợp?

Hiện nay, có rất nhiều kiểu thiết kế không gian nhà ở mà chủ đầu tư có thể lựa chọn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình, trong đó có xây nhà gác lửng và xây nhà nhiều tầng. Dù lựa chọn cấu trúc nào thì thiết kế đều cần đảm bảo được sự hài hòa với tổng thể ngôi nhà. Vậy để có sự lựa chọn đúng đắn và có câu trả lời rõ ràng cho “Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng?”, trước tiên hãy cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của cả hai kiểu thiết kế này nhé!

ƯU & NHƯỢC ĐIỂM KHI XÂY NHÀ GÁC LỬNG

Có thể nói, xây nhà gác lửng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình muốn gia tăng diện tích và không gian sống nhưng không có nhu cầu xây thêm tầng hoặc bị hạn chế về mặt kinh phí xây dựng. Dưới đây sẽ là một số ưu, nhược điểm của việc xây nhà gác lửng mà quý bạn đọc và quý khách hàng có thể tham khảo.

Về ưu điểm khi xây nhà gác lửng:

- Tăng diện tích sử dụng: Một trong những ưu điểm lớn nhất khi lựa chọn thiết kế nhà cấp 4 gác lửng chính là gia tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Khi diện tích xây dựng bị hạn chế, gia chủ có thể tận dụng gác lửng để bố trí thêm không gian phòng thờ, phòng ngủ, phòng làm việc hay phòng kho đều vô cùng hợp lý.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Thiết kế gác lửng giúp gia tăng diện tích công năng hiệu quả

- Mang lại sự thuận tiện: Với một số địa phương không được xây dựng vượt quá số tầng quy định làm phá vỡ quy hoạch, thì việc xây dựng thêm tầng lửng để mở rộng mặt bằng khi bị giới hạn về chiều cao công trình có lẽ là sự lựa chọn lý tưởng và mang lại sự thuận tiện cho gia chủ. Đặc biệt, mẫu nhà này cũng phù hợp với những gia đình muốn tận dụng nhà ở làm nơi kết hợp kinh doanh. Chẳng hạn tầng lửng có thể sử dụng để tiếp khách mà gia chủ vẫn quan sát được việc buôn bán ở dưới tầng trệt.

- Tiết kiệm chi phí xây dựng: Nếu quý bạn đọc và quý khách hàng muốn sở hữu một ngôi nhà cấp 4 vừa tiết kiệm chi phí xây dựng, lại vừa tối đa hóa được diện tích sử dụng với một ngân sách hạn hẹp thì xây nhà gác lửng chính là một sự lựa chọn lý tưởng.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Nhà gác lửng giúp tiết kiệm kinh phí xây dựng cho gia chủ

Nhược điểm khi xây nhà gác lửng:

Ngoài những ưu điểm trên, xây nhà gác lửng cũng tồn tại một số nhược điểm mà chủ đầu tư cần chú ý để có thể khắc phục cho công trình của mình:

- Khó khăn trong việc bố trí thiết bị chiếu sáng: Do độ cao của tầng gác lửng bị giới hạn nên việc bố trí đèn điện tại khu vực này có chút khó khăn. Đặc biệt, gác lửng sẽ không thể lắp đặt hệ thống đèn chùm trang trí, chiếu sáng vì loại đèn này tốn rất nhiều không gian, không phù hợp với chiều cao và dễ va phải người.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Thiết kế và thi công gác lửng cần tính toán kỹ lưỡng để có thể khắc phục được những nhược điểm

- Khó để trang trí không gian gác lửng hợp lý: Không gian gác lửng thường tương đối hẹp và thấp nên việc trang trí sẽ có thể gặp một số khó khăn và bất tiện. Vậy nên, nếu có thể gia chủ hãy lựa chọn những đơn vị thiết kế và thi công giàu kinh nghiệm để các kiến trúc sư có thể tính toán, xây dựng và trang trí không gian này một cách hợp lý và giàu tính thẩm mỹ nhất.

ƯU & NHƯỢC ĐIỂM KHI XÂY NHÀ 2 TẦNG

Bên cạnh việc lựa chọn xây nhà gác lửng, quý bạn đọc và quý khách hàng có thể lựa chọn xây nhà 2 tầng để tăng diện tích sử dụng cũng như phân chia được nhiều không gian chức năng hơn cho gia đình. Vậy hãy cùng Kiến trúc Angcovat tìm hiểu kỹ hơn về ưu, nhược điểm của mẫu nhà 2 tầng nhé!

Ưu điểm khi xây nhà 2 tầng:

- Tiết kiệm diện tích xây nhà: Nếu như phần gác lửng thường chỉ xây dựng được khoảng 50% diện tích so với tầng trệt thì khi lựa chọn mẫu nhà 2 tầng, diện tích để xây nhà không cần quá lớn mà vẫn có thể đảm bảo thiết kế được đủ công năng như gia chủ mong muốn.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Lựa chọn nhà 2 tầng giúp tiết kiệm diện tích xây nhà

- Đảm bảo sự riêng tư:  Khác với gác lửng, việc xây nhà 2 tầng sẽ đảm bảo được sự tách biệt một cách rõ ràng giữa không gian tầng dưới và tầng trên. Vì tầng dưới không thể nhìn lên tầng trên và ngược lại nên các thành viên trong gia đình sẽ có nhiều không gian riêng tư hơn.

- Dễ dàng trang trí, lựa chọn thiết bị chiếu sáng: Một nhược điểm của nhà gác lửng nhưng lại là ưu điểm của nhà 2 tầng đó là dễ dàng trong việc bố trí thiết bị chiếu sáng và trang trí không gian. Bởi chiều cao của tầng 2 thường tương đương với tầng 1 nên chủ đầu tư có thể hoàn toàn thoải mái lựa chọn các thiết bị chiếu sáng như đèn chùm hay các thiết bị gia dụng khác. 

Nhược điểm khi xây nhà 2 tầng:

- Tốn nhiều thời gian thiết kế và xây dựng: Việc thiết kế và thi công nhà 2 tầng đơn giản thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với nhà gác lửng. Vì vậy, chủ đầu tư cùng các kiến trúc sư nên tính toán và lựa chọn thời gian phù hợp để thực hiện công trình của mình.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Xây dựng nhà 2 tầng tốn kém thời gian và chi phí hơn so với nhà gác lửng

- Chi phí xây dựng tương đối cao: Có thể quý bạn đọc và quý khách hàng chưa biết, do thời gian xây dựng dài hơn nên giá nhân công vì vậy cũng tăng lên, độ phức tạp của công trình cũng kéo theo giá nguyên vật liệu cao, nên chi phí để xây dựng nhà 2 tầng thường cao hơn khoảng 50% so với nhà một tầng có cùng kích thước.

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ GÁC LỬNG ĐẸP VÀ TIỆN NGHI MÀ GIA CHỦ NÊN BIẾT

Xây dựng nhà gác lửng tuy thuận tiện và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với nhà 2 tầng nhưng để sở hữu một căn nhà hoàn hảo nhất, chủ đầu tư cùng đội ngũ kiến trúc sư cũng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây dựng. Ngay bây giờ, Kiến trúc Angcovat sẽ mang  đến cho quý bạn đọc và quý khách hàng những kinh nghiệm khi thiết kế và thi công tầng lửng để có thể hạn chế được những vấn đề không mong muốn xảy ra hoặc có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình.

Xác định mục đích sử dụng của gác lửng

Xây dựng gác lửng thường nhằm mục đích gia tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Tuy không gian này hạn chế, thường chỉ chiếm không quá 80% so với tầng trệt nhưng chủ đầu tư có thể sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau:

- Biến gác lửng thành phòng khách: Trong những ngôi nhà có diện tích hạn chế, nếu gia chủ muốn sở hữu một không gian riêng tư, sang trọng để làm phòng khách mà không bị ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt khác trong gia đình thì việc biến gác lửng thành phòng khách là sự chọn tuyệt vời.

- Biến gác lửng trở thành phòng làm việc, phòng đọc sách: Với những thiết kế thông thường trong các ngôi nhà nhỏ, không gian học tập, làm việc thường được kết hợp chung cùng với phòng ngủ. Đây là một cách để tiết kiệm không gian khá tốt nhưng hiệu quả công việc sẽ không được tối ưu khi có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của những thành viên khác. Vì vậy, việc sử dụng gác lửng làm phòng làm việc, phòng đọc sẽ giúp gia chủ có không gian riêng tư, tránh phiền nhiễu để có thể tập trung và mang lại hiệu quả cao trong học tập, công việc.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Biến gác lửng trở thành phòng làm việc, phòng đọc tiện lợi

- Biến gác lửng thành phòng ngủ: Phòng ngủ nằm trên gác lửng là một thiết kế khá phổ biến trong những phòng trọ hay nhà chung cư. Tuy nhiên, do phần gác lửng là không gian mở nên để đảm bảo được sự riêng tư, yên tĩnh để nghỉ ngơi, chủ đầu tư nên bố trí thêm rèm che chắn hay vách ngăn cho căn phòng ngủ.

Xem thêm: 100+ mẫu thiết kế nhà 1 tầng 1 tum đẹp ấn tượng

Xác định vị trí đặt và xây dựng gác lửng trong ngôi nhà:

Có khá nhiều vị trí để đặt và xây dựng gác lửng trong nhà. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích mà chủ đầu tư có thể lựa chọn cho hợp lý. Sau đây là một số vị trí mà quý bạn đọc và quý khách hàng có thể tham khảo:

- Gác lửng phía sau: Vị trí này thường rất phổ biến trong các công trình nhà phố, nhà liền kề với đặc điểm kết nối mặt tường phía trong của ngôi nhà và có thể quan sát tầng trệt một cách rõ ràng.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Gác lửng được đặt ở phía sau ngôi nhà

- Gác lửng phía trước: Loại gác lửng này thường được đặt và xây dựng ngay gần cửa chính của ngôi nhà. Đối với vị trí này thì gác lửng thường ở trên không gian phòng khách và khiến cho không gian này trở nên thấp hơn. Nhìn tổng thể ngôi nhà cũng có thể trở nên kém cao ráo và thông thoáng. Vì vậy, nếu lựa chọn xây gác lửng ở vị trí này, chủ đầu tư cần bàn bạc với kiến trúc sư để đưa ra được quyết định hợp lý.

- Gác lửng bên hông: Đây cũng là một vị trí đặt và xây dựng gác lửng tương đối phổ biến, tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những ngôi nhà có điều kiện đủ rộng, nếu không thì diện tích của phần gác lửng sẽ rất nhỏ. Đặc biệt, với kiểu nhà ống dài hẹp thì khó có thể bố trí gác lửng ở phía bên hông.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Gác lửng độc đáo khi đặt bên hông ngôi nhà

Thông số kỹ thuật của một gác lửng tiêu chuẩn:

Để sở hữu một ngôi nhà gác lửng vừa đẹp, vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về mặt công năng và không xảy ra bất cứ sai sót nào trong quá trình thi công thì chủ đầu tư cần nắm được những nội dung dưới đây:

- Độ cao các tầng lửng thường giao động từ 2,5 - 2,8m. Nếu bạn thiết kế thấp hơn mức này thì không gian sẽ dễ trở nên bí bách, tù túng và bất tiện trong quá trình sinh hoạt.

- Tầng gác lửng phải có chiều cao từ 4,5 – 5m.

- Diện tích bao phủ thường chiếm 2/3 diện tích của một tầng.

- Tổng diện tích của gác lửng không được quá 80% so với tầng trệt.

Ngoài ra, diện tích và chiều cao của tầng lửng còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như kiến trúc của ngôi nhà. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo những thông số tiêu chuẩn và quy định chung để đảm bảo được sự cân đối, an toàn và kiên cố cho công trình.

Lựa chọn vật liệu phù hợp để làm gác lửng:

Để xây dựng được phần gác lửng chắc chắn và kiên cố, trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu đa dạng như gỗ, ván gỗ công nghiệp, tấm ván xi măng, ván nhựa chịu lực,... Dưới đây là một số vật liệu lót sàn được sử dụng phổ biến mà các chủ đầu tư có thể tham khảo:

- Ván nhựa chịu lực: Vật liệu này được sử dụng rất phổ biến trong thi công gác lửng hiện nay bởi vừa có tính thẩm mỹ cao, lại có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng gia công và vận chuyển. Bên cạnh đó ván nhựa này cũng có khả năng chịu lực và chịu nước tốt, chốn được mối mọt, trơn trượt,...

- Ván gỗ Laminate: Còn có tên gọi khác là ván gỗ công nghiệp, được tạo nên từ 4 lớp dày dặn song giá thành lại rẻ, dễ thi công và cách âm tốt. Không những vậy, ván gỗ Laminate cũng có khả năng chống mối mọt, chống trầy xước và chịu mài mòn ở mức độ nhất định nên được ưu ái sử dụng rất nhiều trong xây dựng gác lửng.

Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Tầng lửng được xây dựng bằng ván gỗ Laminate kiên cố và thẩm mỹ

Nếu quý bạn đọc và quý khách hàng muốn mở rộng mặt bằng công năng và tiết kiệm chi phí xây dựng thì nhà gác lửng chính là sự lựa chọn hợp lý hơn so với xây dựng nhà 2 tầng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, cần chú ý đến những nguyên tắc và quy định để đảm bảo được công năng cũng như tính thẩm mỹ, tính pháp lý và sự an toàn cho tổ ấm của bạn. Để việc sở hữu một ngôi nhà gác lửng trở nên dễ dàng, hãy liên hệ với Kiến trúc Angcovat theo hotline 0988.030.680 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

Có thể tham khảo: Sự lựa chọn thông minh cho gian bếp: Tường bếp nên ốp gạch hay kính cường lực?

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận