Vẻ đẹp kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam truyền thống TIN121087
Xuất phát từ nền nông nghiệp, Việt Nam là một quốc gia mang nhiều nét văn hóa đậm đà, đặc trưng riêng. Kiến trúc- xây dựng nhà ở cũng là một trong những đặc trưng độc đáo, góp một phần tạo nên kho tàng văn hóa – nghệ thuật kiến trúc của dân tộc và phản ánh sự tài hoa, bản sắc của người Việt từ xưa cho đến nay.
Kiến trúc nhà ở nông thôn- mà đặc biệt là hình ảnh ngôi nhà trong quan niệm truyền thống của người Việt không chỉ là một nơi để ở, để đi, để trở về, là nơi che nắng che mưa,… mà còn là nơi giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, nét đẹp của gia đình, là nơi lưu giữ và kế thừa những giá trị mà các thế hệ ông cha đã để lại. Bởi vậy, cả đời người cũng chỉ cố gắng xây được ngôi nhà cho khang trang, sạch đẹp, mong muốn con cháu gìn giữ và phát huy. Chẳng vậy mà trong mỗi người dân Việt, dù đi đâu, thì nhà luôn là nơi cuối cùng mà mỗi người muốn được trở về, được trọn vẹn trong sự quay quần, ấm áp của tình yêu thương gia đình.
Kiến trúc nhà ở nông thôn gần gũi
Trên khắp cả nước, do khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội mà mỗi vùng, nhà ở cũng có những đặc trưng riêng để phù hợp nhất với thói quen và nhu cầu sử dụng của từng vùng. Ví dụ như nhà ở nông thôn vùng Nam bộ cũng có khác biệt với kiến trúc nhà ở nông thôn Bắc Bộ. Hay kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc khác với kiến trúc nhà ở vùng đồng bằng. Kiến trúc nhà ở miền núi khác biệt so với nhà ở vùng ven biển… Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc nhà ở nông thôn Việt nam mà đặc trưng là kiểu kiến trúc nhà ở đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo những mẫu nhà cấp 4 nông thôn để có thêm ý tưởng thiết kế và xây dựng nhà ở đẹp cho gia đình mình.
Kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam - Những đặc trưng về kiến trúc, kết cấu
Kiến trúc nhà ở nông thôn Bắc Bộ thời xưa khá giống nhau. Thường thì, đây đều là những ngôi nhà 3 gian hoặc 5 gian khá đơn sơ, 1 tầng. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện chủ yếu là tre, rơm rạ.
Qua các thời kì, vật liệu xây dựng có cải tiến đi lên như gạch, ngói đỏ lợp mái, song chất lượng chưa cao.
Kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
Kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam- Về kết cấu nhà ở truyền thống
Thông thường, nhà ở nông thôn truyền thống Bắc bộ thường được làm với kết cấu nhà ở ba gian nhỏ nhắn có thêm từ 1 đến 2 gian buồng ngủ bên cạnh. Nét độc đáo trong cách xây dựng, kết cấu nhà ở truyền thống đó là các cột ở hiên nhà. Nếu nhà 3 gian thường có 2 cột, nhà 5 gian thường có 4 cột. Các cột nhà thường được sử dụng gỗ tự nhiên, sau này có thể được thay thế bằng cột bê tông. Hoặc từ 4 đến 6 hàng cột tính từ ngoài vào bao gồm: cột hiên, cột con, cột cái, cột con và cột hậu. Trong kết cấu nhà ở truyền thống, cột còn được đặt ở trong nhà, phân chia không gian giữa các gian nhà với nhau.
Nhà thường được làm bằng khung xoan, bạch đàn, mít hay tre có kết cấu vững chắc với vì kèo gỗ, liên kết bởi xà ở đầu và bậu ở chân cột. Các loại gỗ dùng để làm nhà được chuẩn bị rất kỹ, vận chuyển và ngâm kỹ ở ao hồ khoảng từ 1- 2 năm trước khi đưa vào xây dựng và sử dụng. Quá trình này giúp cho các vật liệu bằng gỗ xây nhà không bị mối mọt và tăng lên độ bóng, bền đẹp cho kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam.
Điều đặc biệt nhất trong kết cấu nhà ở truyền thống Bắc Bộ có lẽ không thể không nhắc đến là kết cấu mái nhà. Mái của kiến trúc nhà ở thường được lợp bằng rơm rạ, tranh, sau đó là ngói mới đỏ tươi. Thiết kế mái có thể là 2 mái, hoặc 4 mái tựa như mái đình mái chùa, độ dốc mái vừa phải để tăng khả năng thoát nước và chống mưa dột, hắt nước do đặc trưng khí hậu của nước ta. Mái đưa ra xa chân tường có tác dụng tạo nên mái hiên rộng giúp che nắng che mưa, chống mưa hắt vào bên trong tường, nền nhà.
Kết cấu mái trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam phải nhắc đến hệ vì kèo gỗ, có rất nhiều loại vì kèo trong xây dựng. Bao gồm một số loại cơ bản như vì kèo 3 cột, Vì quá giang- kèo cầu, vì kèo suốt- quá giang… song về cơ bản, việc sử dụng kết cấu vì kèo như thế nào cũng mang lại kiến trúc bên ngoài khá tương đồng cho nhà ở truyền thống. Cũng có khá nhiều tục lệ, phong tục liên quan đến mái nhà như lễ cất nóc, có vai trò tương đương như lễ động thổ, làm móng nhà. Chính vì thế mà câu : “ nhà không nóc, không thành nhà” được cha ông ta nói tới. Từ kiến trúc- xây dựng nhà ở mà hình thành lên nhiều nét văn hóa, phong tục đặc biệt khác nhau làm đa dạng hơn đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Cho đến nay, việc kế thừa và phát huy đều được thể hiện trong mỗi mẫu thiết kế nhà ở, điều này, bạn có thể thấy được rõ trong những mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái ngói
Kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam- Những đặc trưng về công năng sử dụng
Kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam có đặc trưng về mặt công năng sử dụng vô cùng hợp lý. Phù hợp với nhu cầu sống và đặc trưng cá biệt của từng vùng. Công năng sử dụng trong kiến trúc nhà ở truyền thống không quá nặng nề, thông thường, nhà có 3 gian, hay 5 gian thì gian giữa được dùng để tiếp khách và thờ cúng. Đôi khi còn được dùng để ăn uống hay nghỉ ngơi khi nhà có công việc. Còn lại gian bên cạnh kê giường ngủ.
Đặc biệt, trong kiến trúc, mặt bằng công năng sử dụng của nhà ở nông thôn truyền thống không bao giờ có bếp và khu vệ sinh đặt khép kín trong nhà như nhà ở hiện đại ngày nay.
Kiến trúc nhà ở nông thôn đẹp
Trong nhà, việc sắp xếp không gian, công năng sử dụng cần phải đáp ứng yêu cầu rộng rãi và thoáng mát. Yếu tố ánh sáng, gió, cửa sổ, cửa ra vào đóng vai trò cực kì quan trọng trong bố cục kiến trúc nhà ở nông thôn .
Có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng trong cách bố trí công năng sử dụng của những mẫu nhà ở nông thôn truyền thống so với nhà ở hiện nay. Khi mà việc phân chia chức năng giữa các phòng, vị trí và mục đích sử dụng của từng không gian khác nhau, kể cả những mẫu nhà 2 tầng nông thôn hay những thiết kế hiện đại thì công năng sử dụng đã khác biệt hơn rất nhiều: tiện nghi, hiện đại, rõ ràng hơn.
Kiến trúc nhà ở nông thôn hiện nay- Những đặc trưng về không gian sống.
Một trong những yếu tố không thể thiếu được của kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống đó là không gian sống- khuôn viên xung quanh mỗi ngôi nhà. Có thể hiểu, không gian sống xung quanh bao gồm việc lựa chọn hướng nhà, vị trí cổng, hàng rào ngõ vào nhà, cây cố xung quanh, các không gian sân vườn, giếng nước,… bao quanh để tạo nên giá trị tổng thể tốt nhất cho kiến trúc nhà ở.
Khuôn viên kiến trúc nhà ở truyền thống bao gồm: Cổng, vườn cây, sân, nhà chính, nhà phụ ( nhà ngang) bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, vườn sau ao trước, hàng rào bao quanh. Tất cả các không gian sống đó được bố cục theo thứ tự và sắp xếp để tạo thành khuôn viên chung cho mọi ngôi nhà trong làng.
Không gian sân vườn quanh kiến trúc nhà ở nông thông truyền thống đẹp
Trồng cây xanh, vườn quanh nhà để tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà, đồng thời cung cấp thực phẩm, hoa quả, rau xanh phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia đình. Không gian xanh bao quanh nhà ở sẽ tạo nên nét kiến trúc gần gũi, thân thiện với môi trường xung quanh. Đây chính là điểm khác biệt hẳn hoàn toàn so với nhiều thiết kế biệt thự hiện đại, đặc biệt là kiến trúc nhà ở phố hiện nay, khi mà không gian xanh, tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, khoảng cách giữa con người và thiên nhiên ngày càng cách xa hơn bởi sự ngột ngạt, chật chội trong cách bố cục kiến trúc.
Phần tường, hàng rào bao quanh nhà vừa có chức năng bảo vệ, ngăn chia không gian giữa nhà ở và bên ngoài. Hàng rào trong kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống có thể được xây bằng gạch, hoặc được tạo bởi cây xanh để bao bọc lấy toàn bộ khuôn viên đất của chủ nhà.
Cách ứng xử với thiên nhiên, cách kết hợp với không gian thiên nhiên sống bên ngoài của từ kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống cho thấy được khả năng thích ứng, sự sáng tạo của con người trong việc tận dụng không gian thiên nhiên để xây dựng lên những không gian sống thực sự thân thiện, mang tính ứng dụng cao.
Hiện nay, khi xây dựng và thiết kế nhà ở, biệt thự đẹp, ngoài kiến trúc, kết cấu của mỗi ngôi nhà , yếu tố cảnh quan sân vườn cũng được rất nhiều gia đình quan tâm. Đặc biệt là đối với những chủ đầu tư sở hữu những mảnh đất xây dựng rộng lớn, thì đều cần được quy hoạch và đưa ra những giải pháp bố cục tổng mặt bằng rõ ràng. Khi thiết kế, kiến trúc sư cũng đưa ra những giải pháp bố cục nhà, sân vườn, tiểu cảnh,.. được quy hoạch rõ ràng trong thiết kế như sau:
Giải pháp bố cục không gian cho kiến trúc nhà ở hiện nay
Như vậy, những đặc trưng kiến trúc nhà ở nông thôn trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một nét văn hóa độc đáo của người Việt truyền thống. Cho đến nay, những giá trị to lớn mà kiến trúc nhà ở truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy trong thiết kế và xây dựng hiện đại. Điều đó được thể hiện trong rất nhiều những mẫu thiết kế nhà cấp 4 đẹp được tư vấn thiết kế và xây dựng trên khắp cả nước hiện nay.
Bạn có mong muốn sở hữu những thiết kế nhà ở mang phong cách truyền thống, song kiến trúc và công năng sử dụng hiện đại cho gia đình mình hay không? Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế nhà ở, biệt thự bạn có thể liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp:
Hotline: 0988 030 680
Xem thêm: Nhà vườn bằng gỗ
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận