Thiết kế cấu tạo bể nước mái trong nhà ở dân dụng KN228127

Bể nước mái có thể được xây dựng trên nhiều công trình nhà ở dân dụng. Đặc biệt trong nhiều thiết kế nhà cao tầng, hoặc nhà thấp tầng thường đặt bể nước ( hoặc téc nước) ở trên mái. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn thiết kế cấu tạo bể nước mái trong nhà ở dân dụng để bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cách thức thiết kế.

  •  
Tư vấn thiết kế nhà 2 tầng nhỏ đẹp đơn giản
  •  
Tổng hợp mẫu biệt thự 2 tầng kiểu pháp ấn tượng và sang trọng
  •  
Tổng hợp các mẫu hồ sơ thiết kế nhà 3 tầng đầy đủ

Cấu tạo bể nước mái có thể được làm bằng gạch, làm bằng inox hoặc làm bằng nhựa. 

cấu tạo bể nước mái

Mặt cắt: Cấu tạo bể nước mái

Bể nước xây bằng gạch kết hợp bê tông thì yêu cầu với bể phải bền, chắc, không bị rò rỉ, đáy bể phải đặt cách mặt gạch lá nem trên mái ít nhất là 100mm ở điểm gần nhất. Loại gạch lá nem được sử dụng là loại gạch hình vuông mỏng, màu đỏ, kích thước 30x30cm.

Nắp bể tấm bản bê tông cốt thép lắp cho bể nước mái. Hệ thống ống trần, ống tháo và ống nước vào được đặt theo đúng như tiêu chuẩn thiết kế. 

thiết kế cấu tạo bể nước mái

Mặt cắt: Thiết kế cấu tạo bể nước mái 

Mặt bể và bên ngoài thành bể trái vữa xi măng mác 50 dày 15, trong lòng bể trát vữa xi măng mác 80 dày 25, trát làm hai lần, lần 1 trát dày 15 có khía bay, lần 2 trát dày 10 rồi đánh màu nhẵn bằng xi măng. Trước khi trát phải ngâm nước xi măng chống rò rỉ. Trong 1 ngày khuấy 4 đến 6 lần., ngâm đến khi nào hết hrof rỉ mới thôi.(ít nhất là 7 ngày). 

Sau khi trát trần, lớp sàn panen mái được đổ tiếp theo.

Xem thêm: Nhà 3 tầng 4 phòng ngủ

cấu tạo bể nước mái

Sàn panen- cấu tạo bể nước mái

Panen là một loại sàn có kết cấu đơn giản, được lắp ghép bởi dầm chịu lực và những viên block sàn rỗng được đúc sẵn có trong lượng thấp nên không cần hoặc chỉ sử dụng rất ít cốt pha hay cột chống trong quá trình thi công. Thời gian thi công sàn nhanh, mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời nên tránh được bụi và ô nhiễm môi trường, chi phí giảm nhiều so với sàn đổ bê tông tại chỗ do không cần phải sử dụng cốt pha hay dàn giáo khi thi công. Đặc biệt sàn mái có thể sử dụng ngay sau khi thi công và có thể tiếp tục lên tầng ngay sau khi đổ sàn.

Sau lớp sàn panen là bản bê tông chống thấm. Sau đó lát một lớp gạch lá nem. Sau đó là kê hai lớp gạch có lỗ, cuối cùng là bản bê tông cốt thép có lỗ chống nhiệt. 

Xem thêm: Nhà 3 tầng giá rẻ

Cấu tạo bể nước mái

Bản vẽ mặt bằng cấu tạo bể nước mái


Hiện nay, phương pháp xây bể nước trên mái ít được áp dụng, bởi sự xuất hiện của các téc nước, bồn nước inox,... được sản xuất đại trà và phù hợp hơn trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc thiết kế cấu tạo bể nước mái vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhiều tòa nhà cao tầng, trong một số các công trình nhà ở xây dựng ở nông thôn, đặc biệt là các thiết kế nhà bếp.

Liên hệ tư vấn thiết kế nôi- ngoại thất:

Hotline: 0988 030 680

Xem thêm: Cách chống nóng cho tầng áp mái

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận