Chia sẻ kỹ thuật lợp ngói mũi hài trong các công trình truyền thống KN116068
Hiện nay mặc dù đã có sự ra đời của nhiều loại ngói lợp nhà mới phù hợp hơn với những mẫu biệt thự đẹp hiện đại, thế nhưng vẻ đẹp yên bình, cổ kính trong những loại ngói đất nung truyền thống vẫn không mất đi giá trị của nó, đặc biệt là ngói mũi hài cổ. Và kỹ thuật lợp ngói mũi hài cần có nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm ấy.
Phù hợp cho những ngôi nhà truyền thống ở quê, miếu mạo, đình chùa, nhà thờ họ nên ngói mũi hài mang đến không gian yên bình thôn dã tạo cảm giác thư thái, thoáng đãng. Bên cạnh đó nhờ vào hình thái cổ kính nên nó cũng phù hợp để lợp mái vòm cho những công trình kiến trúc Pháp cổ. Mặc dù kỹ thuật lợp ngói mũi hài không phù hợp với những công trình hiện đại nhưng nó vẫn được được sử dụng rộng rãi cho những người yêu thích vẻ đẹp của những mẫu nhà vườn truyền thống.
Tìm hiểu ngói mũi hài là gì?
Đặc điểm ngói mũi hài là gì
Ngói mũi hài cổ hay còn gọi với cái tên ngói mũi cổ hoặc ngói cánh sen là loại ngói ta cổ truyền. Ngói mũi cổ ít phổ biến hơn dòng ngói mũi hài thông thường. Và cách lợp ngói mũi cổ là lợp lót bằng ngói chiếu sau đó mới dán ngói mũi cổ lên.
Các bạn biết gì về ngói mũi hài (còn được gọi là ngói cánh sen) và kỹ thuật lợp ngói mũi hài ?
Kỹ thuật lợp ngói mũi hài được nghiên cứu từ rất lâu về cả tên gọi và thể loại
Trong tài liệu khảo cổ học và lịch sử mỹ thuật, các chuyên gia vẫn gọi loại ngói giống như chiếc hài là ngói mũi hài. PGS.TS Tống Trung Tín ở bài viết Hoàng thành Thăng Long giới thiệu những phát hiện khảo cổ ở khu vực hoàng thành trong đợt khai quật từ tháng 12/2002 đến tháng 8/2003 gọi loại ngói này là ngói mũi hài. Tuy vậy, bản thân trong giới khảo cổ học dường như cũng chưa nhất trí trong việc phân định giữa ngói mũi hài và ngói cánh sen.Tại di chỉ khảo cổ 62 - 64 Trần Phú (Hà Nội) được khai quật cuối tháng 12/2007, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh ngói cánh sen có niên đại TK XIII - XIV - theo thông báo với truyền thông. Năm 2008, phát hiện ở khu vực Thông Đàn (Yên Tử) theo thông báo của Nguyễn Văn Anh (Viện Khảo cổ học) đã đào thấy những viên ngói thời Lê Trung Hưng. Trên ngói in hai chữ Vân Phong. Nguyễn Văn Anh gọi ngói này là ngói cánh sen và kỹ thuật lợp ngói mũi hài với ngói cánh sen cũng khá giống nhau.
Trở lại với tiêu chí của một thuật ngữ khoa học, xét về việc mô tả thuần túy thị giác thì ngói cánh sen và ngói mũi hài không khác nhau là bao - cho ta hình dung về một loại ngói mũi nhọn về phía trước và mũi ngói uốn cong lên trên. Nhưng xét về ý niệm tôn giáo, mũi hài không có nghĩa và cũng không tao nhã gì. Trái lại, hãy hình dung về những mái ngói đỏ rực trong nắng như muôn ngàn cánh sen đang hé nở dưới trời xanh. Năm 2011, trong lần đi điền dã, GS Trần Lâm Biền ở đình Hoành Sơn, còn thấy trong một đống ngói cổ sau đình có mấy loại ngói lá, trong đó có một loại ngói cánh sen có in nổi hình bông hoa sen lên trên mặt ngói. Hoa sen đã hiện diện gần như hầu khắp các thành tố kiến trúc của người Việt, từ viên gạch lát nền ngoài sân, chân tảng cột trong nhà, trên các vì kèo… lên tới mái và thậm chí cả bờ nóc. Đền vua Lê còn bảo lưu khá nguyên vẹn dạng thức đồ án nề ngõa trên bờ nóc, ở chính giữa bờ nóc có hình lá sen đang đỡ lấy quầng lửa - thái dương.
Tìm hiểu ưu nhược điểm của ngói mũi hài là cơ sở để tiếp cận kỹ thuật lợp ngói mũi hài
1. Ưu điểm của ngói mũi hài
Kỹ thuật lợp ngói mũi hài mang lại vẻ đẹp sang trọng, cổ kính
- Ngói mũi hài không hấp thụ nhiệt nhiều nên cực mát, vào mùa hè sẽ giảm đi nhiều nhiêt độ nóng và tiết kiệm khá nhiều chi phí điện cho quạt máy. Và vì nó có màu sáng nên phản xạ ánh sáng cũng rất tốt.
- Do được nung ở nhiệt độ cao nên ngói hài có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ cũng như thay đổi thời tiết khắc nghiệt rất tốt, chịu được cả tuyết rơi, kháng nước, kháng lửa hay chịu được hơi muối. Khả năng tái sử dụng cao và có độ bền rất lâu dài nhưng phải có kỹ thuật lợp ngói mũi hài chuẩn mới đảm bảo được ưu điểm này.
- Ngói mũi hài cũng có nhiều mẫu mã với vẻ đẹp thẩm mỹ riêng biệt nên được sử dụng ở nhiều công trình kiến trúc cổ kính như đình chùa, miếu, nhà truyền thống, nhà cấp 4 hiện đại...
Hiện nay, ngói mũi hài đã phát triển về mẫu mã đa dạng hơn
Kỹ thuật lợp ngói mũi hài áp dụng cho các công trình truyền thống đẹp
- Có 1 số loại ngói mũi hài ở phía dưới vẫn là nung bình thường còn ở trên được phủ lớp men làm cho gạch trông sáng bóng hơn, tiết kiệm nhiều tiền sản xuất cũng như không bị rêu mốc sau nhiều năm sử dụng.
- Có 1 số loại ngói mũi hài được sản xuất ra với chỉ số phát xa và phản xạ cao hơn. Màu sắc cũng có thể nhiều hơn nhưng vẫn đảm được đặc tính chịu nhiệt, nước lửa tốt và mát.
2. Nhược điểm của ngói mũi hài
- Với những mái có độ dốc thấp thì không nên sử dụng ngói mũi hài
- Để lợp được ngói cần phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật lợp ngói mũi hài nên không phải ai cũng làm được.
- Chi phí sản xuất không cố định, tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu của công trình mà bạn định sử dụng
- Khi di chuyển bê ngói mũi hài hay trong quá trình lợp phải hết sức cẩn thận vì ngói có thể bị vỡ.
Hướng dẫn kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng chuẩn
Ngói mũi hài được chia thành 2 loại là ngói mũi hài nhỏ và ngói mũi hài lớn, do kích thước khác nhau nên kỹ thuật lợp ngói mũi hài khác nhau giữa 2 loại.
1. Kỹ thuật lợp ngói mũi hài nhỏ như thế nào ?
Giới thiệu bản vẽ kỹ thuật lợp ngói mũi hài nhỏ chi tiết
- Ta đặt hàng ngói đầu tiên từ dưới lên với độ dốc 15º đến 20º. Phần mũi ngói đưa ra ngoài bằng 1/3 chiều dài của viên ngói.
- Đặt 2 viên ngói mũi cổ ở 2 đầu hồi rồi dùng dây căng sao cho chúng tạo thành đường thẳng.
- Trát vữa xi măng vào mặt dưới viên ngói và dán lên mái. Chú ý kỹ thuật lợp ngói mũi hài bằng bằng cách phân luống và lợp theo luống, chiều rộng mỗi luống khoảng 1,5m.
- Lấy dây căng thẳng từ trên đỉnh mái xuống dưới để tạo thành luống.
- Ta cũng sử dụng vữa xi măng trát mặt dưới viên ngói và dán chúng lên mái. Lưu ý dùng bay xây gạt mỏng sao cho tạo thành mặt phẳng theo chiều nghiêng của mái nhà độ dày lớp vữa phải đủ, không bị tràn ra ngoài mặt viên ngói.
- Đặt 2 viên ở 2 đầu hồi lúc nàu cần điểu chỉnh để khoảng cách mũi hàng sau cách hàng trước khoảng 7cm là được.
- Dùng dây căng ở 2 đầu mũi tạo thành một đường thẳng.
Cách lợp ngói mũi hài nhỏ chú ý căng dây thẳng hàng
- Với kỹ thuật lợp ngói mũi hài chuẩn thì khi trát vữa đến đâu thì dán ngói ngay đến đó, đặt viên ngói mũi cổ chính xác thep đường thẳng của dây căng, mũi viên ngói hàng sau nằm ở chính giữa 2 viên ngói của hàng trước đó.
- Thực hiện cách lợp ngói mũi cổ từ các hàng tiếp theo cũng tương tự cho đến hết luống và kéo thẳng lên tới đỉnh mái. Lần lượt lợp hết luống này mới đến luống khác và đến khi lợp kín phần mái.
2. Tư vấn kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn ?
Bản vẽ kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn với các kích thước chuẩn
Theo lý thuyết, ngói mũi hài cỡ lớn lợp được trên hệ kèo hoặc dán trên mái đúc sẵn, tuy nhiên cách lợp ngói mũi cổ thông thường cách là được lợp trên hệ kèo bởi vì viên ngói thiết kế có móc để gác lên các thanh mè.
Bước chuẩn bị cho kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn:
Đóng cầu phong: dùng gỗ nhóm 4 trở xuống
Kích thước cầu phong: chiều rộng 6 – 7cm, độ dầy 3 – 4cm
Khoảng cách giữa 2 cầu phong: 9 – 10cm.
Kích thước hàng tàu: chiều rộng 15 – 18cm, độ dầy 4 – 5cm.
Vị trí hàng tàu nằm phía dưới cầu phong có vai trò làm điểm đỡ cho hàng ngói đầu tiên từ dưới lên.
Đo và chia khoảng cách các hàng mè
- Mè làm bằng gỗ xẻ có kích thước chiều rộng 3 – 4cm, độ dầy 2,5-3cm.
- Đầu tiên ta đóng 2 hàng mè phía trước trên và phía dưới của mái lợp. Hàng mè phía trên cách đỉnh mái từ 3-4cm. Hàng mè phía dưới cách hàng tàu từ 4-5cm.
- Đo khoảng cách giữa 2 hàng mè trên và dưới và chia đều khoảng cách giữa các hàng mè phía trong để đảm bảo kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng quy trình.
- Lấy thước dây chia đều khoảng cách giữa các mè , nằm trong khoảng 10-11cm và đánh dấu vị trí đặt các hàng mè.
- Sau đó căng dây ở 2 đầu theo đúng vạch đã đánh dầu trước đó.
- Tiếp theo, đặt hàng mè phía dưới sợi dây và đóng mè chặt vào cầu phong.
- Thực hiện tương tư đóng các hàng mè cho kín mái. Mái khi đóng xong tạo thành một mặt phằng có các đường thẳng song song và cách đều nhau đúng theo kích thước trong khoảng 10-11cm.
Các bước đúng quy trình trong kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn
Tư vấn kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình
- Tiến hành lợp ngói từ đầu hồi lợp vào và lần lượt từ dưới lên trên.
- Mỗi viên ngói được móc chặt vào thanh mè.
- Hàng ngói phía sau sẽ nằm lên 2/3 hàng trước, mũi viên ngói ở mỗi hàng sau nằm giữa 2 viên ngói ở hàng trước.
- Cách lợp ngói mũi cổ này đảm bảo các viên ngói được lợp khít vào nhau.
- Còn ở những vị trí đầu hồi và phần nóc bạn nên cắt viên sản phẩm theo đúng kích thước vị trí bị khuyết và lợp vào đó.
Mặc dù là ngói truyền thống nhưng kỹ thuật lợp ngói mũi hài không phải là vấn đề dễ dàng, phải có kinh nghiệm mới đảm được những tiêu chuẩn về kỹ thuật và tính thẩm mĩ của ngói mũi hài. Mang vẻ đẹp cổ kính, thôn dã, ngói mũi hài là tuyệt phẩm cho các công trình nhà vườn truyền thống.
Xem thêm: Chia sẻ nhưng kinh nhiệm đổ mái nhà bạn cần biết khi xây nhà ở, biệt thự
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận