Tìm hiểu về các thức cột cổ điển: Lịch sử hình thành, tên gọi, đặc trưng kiến trúc TIN121078
Kiến trúc cổ điển Châu âu luôn ẩn chứa những bí mật, từ đó mà tạo nên sức hấp dẫn, cũng như sự lôi cuốn đến kì lạ của những người yêu thích nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc. Mỗi chi tiết được sử dụng trong các công trình biệt thự, thiết kế lâu đài cổ điển luôn mang những đặc trưng phong cách, sự đủ đầy, tròn vẹn một cách hoàn hảo, vì thế mà tạo nên sức hấp hẫn đầy ma lực.
Đặc biệt, nói đến kiến trúc cổ điển, không thể không nhắc đến các thức cột cổ điển- Được xem là môt trong những trụ cột vững chắc kiên cố tạo nên sức bề thế uy nghi của các công trình mang phong cách này. Như thế nào là thức cột cổ điển? Có các thức cột cổ điển nào được hình thành? Nguồn gốc, vai trò và ý nghĩa của các thức cột cổ điển này được biểu hiện ra sao?... Tất cả sẽ được làm rõ trong nội dung dưới đây:
Tìm hiểu về các thức cột cổ điển trong kiến trúc
Thức cột cổ điển là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa các thức cột cổ điển
Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là biểu tượng mà người Hy Lạp cổ điển tìm đến cái đẹp lý tưởng. Hy Lạp cổ điển nổi tiếng với những thành tựu tuyệt vời trong nền văn hóa của cả nhân loại. Vào khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên, các kiến trúc sư và các thợ đá tài hoa đã phát triển một hệ thống quy tắc thiết kế và hướng dẫn mà họ có thể sử dụng xây dựng trong bất cứ một tòa nhà, hay công trình kiến trúc nào đó dựa trên các cột, trụ. Chính vì thế, các thức cột cổ điển ra đời, với ý nghĩa là sự đủ đầy, chắc chắn và có thể ứng dụng được ở bất cứ đâu. Sau này, khi những hướng dẫn về quy tắc xây dựng, thiết kế các thức cột được hình thành ở Hy lạp, La Mã cổ đại mà còn trở thành một tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia,vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đặc biệt là những khu vực châu Âu, châu Mỹ,.. Thức cột trở thành một biểu tượng quan trọng trong các công trình mang phong cách cổ điển. Nếu so sánh kiến trúc cổ điển giống như một bản nhạc cổ điển bất hủ thì các thức cột cổ điển có ý nghĩa quan trọng giống như một nốt nhạc không thể thiếu để tạo nên sự vĩnh cửu, bất hủ của bản nhạc đó. Chính vì thế, trong tất cả các mẫu thiết kế biệt thự cổ điển, thiết kế lâu đài đẹp cổ điển,... thì không thể thiếu được chi tiết này!
Ý nghĩa của các thức cột cổ điển được bắt nguồn ban đầu tư con người! Có thể bạn chưa biết? Vào thời Hy Lạp cổ đại, việc thiết kế các công trình có cột, trụm hay dầm đỡ như các công trình đền thờ đã được tiêu chuẩn hóa bằng những quy tắc, tiêu chí nhất định. Người Hy lạp xem những thức cột của họ có mối liên hệ mật thiết với tỷ lệ và hình dáng của con người. Cũng từ đó, phù hợp với ý nghĩa, quan điểm của người Hy Lạp rằng con người là trung tâm của vũ trụ, con người được coi là thước đo của muôn loài. Lịch sử nhân loại cũng chứng minh, những công trình đền thờ Hy Lạp cổ đại được thiết kế với nhiều vòng tròn cột chạy bên ngoài. Nhiều người còn cho rằng đây là sự ám ảnh của các loại cột. Xuất phát từ ý nghĩa này, mà các thức cột cổ điển được biểu hiện như con người, có sức mạnh vô địch “Chống trời” kiên cố, vì thế, sẽ mang đến cho công trình kiến trúc sức mạnh kiên cố, sức sống và sức chịu đựng được thử thách qua thời gian. Bởi qua hàng ngàn năm thì con người vẫn sinh sôi và phát triển trường tồn cùng trời đất. Các công trình sử dụng thức cột cổ điển cũng nhằm mang lại những ý nghĩa như thế! Cho đến nay, những di tích cổ điển còn xót lại trên thế giới được tìm thấy đã minh chứng ngày càng rõ ràng hơn những quan điểm, ý nghĩa tuyệt vời này mà các thức cột cổ điển mong muốn thể hiện qua từng công trình.
Cũng chính bởi những ý nghĩa này mà thiết kế cột, sử dụng thức cột cổ điển trong kiến trúc – xây dựng được coi như một biểu tượng mạnh mẽ của kiến trúc cổ điển không thể thiếu được.
Phân chia các thức cột cổ điển
Các thức cột cổ điển mang đến cho công trình kiến trúc một vẻ đẹp, một hình thức, một biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế vô cùng. Chính vì thế, việc phân chia các thức cột cổ điển dựa trên những đặc trưng, kiểu dáng khác nhau phù hợp với mong muốn sử dụng của từng gia đình về công trình kiến trúc đó. Các thức cột cổ điển bao gồm 3 loại, mang những đặc trưng như sau:
Thứ nhất: Các thức cột cổ điển- Cột Doric
Cột doric là một trong các thức cột cổ điển cổ điển nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Đặc trưng của thức cột này được hình thành từ một trụ thẳng đứng, sau đó phình to ở đáy cột. Xét về mặt hình thức, đặc điểm dễ dàng phân biệt nhất của cột Doric đó là không có phần đáy cột, bệ đỡ( Base) và không có phần đầu cột (capital). Điều này gợi nhớ đến hình ảnh những chiến binh nam dũng cảm của Hy Lạp cổ đại đầy sức mạnh, trật tự trong quân đội cũng như được sử dụng phổ biến trong kiến trúc đền thờ của mình. Vẻ đẹp của cột Doric được so sánh với sự cường tráng đó, do đó thường được sử dụng ở các tầng dưới cùng trong công trình, chịu và gánh đỡ tải trọng lớn nhất cho toàn bộ công trình.
Vẻ đẹp của thức cột Doric được ứng dụng trong các công trình đền thờ cổ đại
Chính vì sự đơn giản và lịch sử xuất hiện sớm nhất của nó mà thức cột Doric được sử dụng nhiều nhất và đa dạng nhất trong các công trình, hệ thống các thức cột cổ điển trong kiến trúc Hy Lạp- La mã cổ đại. Thời gian đánh dấu mốc hình thành thức cột Doric đầu tiên là khoảng thế kỉ thứ 7 trước công nguyên và được hoàn thiện vào thế kỉ thứ 5 sau đó.
Từ sau nửa sau thế kỉ thứ 6 TCN, người Hy Lạp sử dụng thức cột Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:4 đến 1:5. Với dáng vẻ vững chắc và khỏe khoắn của mình, chính vì thế cột Doric thường hay sử dụng trong các đền thờ Nam thần cổ đại. Với khả năng chịu lực cao, phản ánh được những mong muốn cũng như ý nghĩa mà thức cột Doric mang đến cho công trình kiến trúc.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu sử dụng thức cột doric bao gồm: Đền Parthenon ( Ở Athens, Hy Lạp), Tầng cuối cùng tại đấu trường Colosseum ( La Mã).
Thứ hai: Các thức cột cổ điển- Thức cột Ionic
Thức cột Ionic- Các thức cột cổ điển đẹp vô cùng
Điểm phân biệt rõ ràng nhất của các thức cột cổ điển đó là dựa trên các chi tiết ở trên cột, đặt biệt là đầu cột.
Đặc trưng của thức cột Ionic trong các công trình kiến trúc được thể hiện là toàn bộ cột đươc đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ ( Stylobate) nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột Ionic có đặc điểm bao gồm hai vòm cuốn xoắn ốc ( volute) được gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ. Đầu cột được trang trí với các họa tiết khắc chìm. Khởi đầu, phần cuốn ốc này thường nằm trên một mặt phẳng, sau này được uốn cong ra ngoài ở các góc. Chính nhờ đặc điểm này mà nhìn cột Ionic mềm mại hơn rất nhiều so với thức cột Doric, người quan sát có thể quan sát được cột từ tất cả các mặt đứng hoặc mặt bên của cột mà không phân định được đâu là mặt trước sau.
Nhà văn La Mã Vitruvius đã viết cuốn sách của ông De Architectura ( Về kiến trúc) trong những thế kỉ đầu tiên, sau này, cuốn sách được coi như cuốn sách giáo khoa đầu tiên về kiến trúc trên thế giới. Trong đó, ông có mô tả đến vẻ đẹp của các thức cột cổ điển trong kiến trúc. Trong đó, thức cột Ionic được coi là thức cột mang vẻ đẹp của của người đàn bà. Tỷ lệ là một trong những điểm khá quan trọng trong việc thiết kế và tạo nên các thức cột cổ điển. Tỷ lệ ở đây muốn nói đến là tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính của cột, tỷ lệ giữa các chi tiết trang trí đầu cột so với toàn bộ cột... Và xem xét tỷ lệ của cột đối với tỷ lệ của toàn bộ công trình.... do đó, tùy thuộc vào những vị trí, mà người ta sẽ có cách đặt các thức cột cổ điển khác nhau. Tỷ lệ đường kính cột và chiều cao cột Ionic là 1: 9. Nhờ các chi tiết trang trí, có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong, chính vì thế mà cột Ionic mang đậm giá trị trang trí hơn cho công trình.
Một số công trình sử dụng thức cột Ionic cổ điển bao gồm: Đền thờ thần Hera ( ở Samos) được xây dựng từ năm 570 đến năm 560 trước công nguyên do Kiến trúc sưu Rhoikos thực hiện, được coi là một ngôi đền vĩ đại nhất trong số các đền sử dụng thức cột Ionic. Ngôi đền này tồn tại chỉ khoảng 1 thập kỉ trước khi bị đổ do một trận động đất. Ngoài đền thờ thần Hera, thúc cột Ionic còn được sử dụng trong đền thờ Artemis ở Ephesus. Đền thờ nữ thần Artemis- là một trong các vị thần trong thần thoại Hi lạp cổ đại. Artemis là con của thần Zeus và thần Lesto, em của thần ánh sáng – thi ca Apollon, được coi là một trinh nữ trong trắng cầm cung tên, nữ thần Artemis thường đi cùng một con chó hoặc một con hươu. Ngôi đền Artemis là tiêu biểu cho công trình đền thờ nữ thần được sử dụng hệ thức cột cổ điển Ionic, cột được làm bằng chất liệu đá cẩm thạch, với các chi tiết trạm trổ điêu khắc mang đậm đặc trưng của thức cột Ionic.
Thứ ba: Các thức cột cổ điển- Thức cột Corinth
Chi tiết đầu cột Corinth
Cột corinth- Các thức cột cổ điển đẹp và ấn tượng
Cột corinth là một trong các thức cột cổ điển phổ biến được sử dụng. Đặc trưng của thức cột này là loại cột hoa mỹ nhất, với các chi tiết rãnh nhỏ ở thân cột. Phần đầu cột thì được trang trí cầu kì với những lá ô rô và đường xoắn ốc. Các chi tiết đầu cột được trang trí công phu và cầu kì như hoa lá mang đậm dấu ấn của họa tiết thiên nhiên được thức cột corinth vận dụng một cách triệt để. Ưu điểm của loại cột này là khả năng đối xứng nhiều chiều, chính vì thế có thể dễ dàng cảm nhận được trong không gian. Bởi vẻ đẹp yêu kiều, mềm mại, thiết tha và nhiều chi tiết này mà thức cột Corin được ví như là đại diện vẻ đẹp của người con gái, với sự thanh khiết và dịu dàng chi tiết vô cùng. Ra đời sau 2 thức cột Ionic và Doric, thức cột Corinth thể hiện sự tinh tế và nhiều chi tiết hơn hẳn.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu sử dụng thức cột Corinth bao gồm: Đền Olympeion ( ở Athena) Và đền Apollo ở Bassae.
Sự kế thừa và phát huy các thức cột cổ điển trong nhiều công trình kiến trúc sau này vẫn được coi là chuẩn mực của cái đẹp cổ điển! Tồn tại hàng ngàn năm, trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, các tàn tích của kiến trúc cổ điển, đặc biệt là các thức cột cổ điển vẫn được con người tìm kiếm, kế thừa, tôn vinh và giải mã những ẩn ý vẻ đẹp mà các công trình này ẩn sâu trong đó.
Ứng dụng của các thức cột cổ điển trong thiết kế - kiến trúc hiện nay
Hiện nay, các thức cột cổ điển vẫn được vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt trong các công trình kiến trúc, đặc biệt là trong các thiết kế lâu đài đẹp, dinh thự, hay các mẫu thiết kế biệt thự cổ điển.... một cách đầy tinh tế. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm, cũng để thay đổi và phù hợp với kiến trúc, văn hóa và đặc trưng của người Việt mà những chi tiết được giản lược đi nhiều để phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống hiện đại!
Ứng dụng của các thức cột cổ điển trong thiết kế lâu đài, biệt thự
Ứng dụng của các thức cột cổ điển hiện nay vẫn được sử dụng ở những công trình cần thể hiện sự sang trọng, xa hoa, quyền quý. Đặc biệt, kiến trúc của trụ, cột biệt thự, lâu đài cổ điển với hệ cột trụ được sử dụng và mang lại vẻ đẹp sang trong, xa hoa và bề thế cho công trình.
Hy vọng, những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thức cột cổ điển, từ đó có thêm thông tin, hiểu biết đồng thời có cái nhìn đúng đắn, hoàn thiện hơn về những công trình kiến trúc mang phong cách cổ điển được xây dựng và hoàn thiện hiện nay.
Liên hệ tư vấn, tham khảo các công trình nhà ở, biệt thự, thiết kế lâu đài, dinh thự mang phong cách cổ điển đặc trưng, sang trọng, ấn tượng nhất tại:
Hotline: 0988 030 680
Xem thêm: Các mẫu nhà trệt đẹp giá rẻ
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận