Ngói liệt là gì ? Hướng dẫn cách lợp ngói liệt đúng kỹ thuật và hiệu quả KN419068
Có một loại ngói lợp truyền thống tưởng như đang bị mai một, đó là ngói liệt – đặc trưng của kiến trúc Huế. Với sự phát triển của các mẫu biệt thự đẹp hiện đại thì cách lợp ngói liệt chỉ còn phù hợp với các công trình cổ như nhà rường, khu di tích, nhà hàng truyền thống, nhà cổ…vì thế, bóng dáng của ngói liệt ngày càng thưa thớt và ít ai biết đến nó trừ những người con xứ Huế.
Cũng giống như nhiều loại ngói đất nung truyền thống khác, chỉ những ai yêu thích vẻ đẹp yên bình, mộc mạc, thôn dã mới sử dụng cách lợp ngói liệt để xây dựng nhà ở, công trình kinh doanh, hay đền chùa, miếu mạo. Cũng vì thế mà loại ngói này đang dần bị suy thoái và không còn được đầu tư phát triển như trước.
Ngói liệt là gì? Vài nét về sự ra đời của cách lợp ngói liệt ?
Sử dụng cách lợp ngói liệt từ xa xưa cho các mẫu nhà truyền thống
Ngói liệt là loại ngói truyền thống được làm từ đất sét ra đời từ đầu thế kỷ 19. Ngói liệt là những miếng ngói mỏng manh hình dáng chữ nhật vuông vức được lợp thành nhiều lớp nên ngói liệt có khả năng cách nhiệt rất tốt.
Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, thành lập vương triều Nguyễn. Để phục vụ việc xây dựng kinh đô, nhà Nguyễn cho tuyển những cư dân có nghề làm gạch ngói từ làng Thanh Hà (Quảng Nam) ra Phú Xuân định cư để sản xuất gạch ngói. Từ đó, làng Nam Thanh (ghép của Quảng Nam và Thanh Hà) được thành lập. Nghề làm ngói liệt và cách lợp ngói liệt ra đời, nguồn nguyên liệu để sản xuất ngói cũng được lấy từ các mỏ đất trong vùng.
Cách lợp ngói liệt ra đời tại Huế và được sử dụng rộng rãi để xây dựng triều Nguyễn
Mái ngói liệt được sử dụng nhiều nhất trong các nhà rường truyền thống và các công trình thuộc cung điện triều Nguyễn. Mái được cấu tạo từ những viên ngói nhỏ xếp lên nhau, trên một bộ khung mái gỗ, được neo giữ chủ yếu bằng lực ma sát và các lách chặn ngói, dũi.
Đến nay cách lợp ngói liệt vẫn được gìn giữ trong các công trình cổ được bảo tồn, tu sửa
Ngói liệt có kích thước 180 x140 x 8mm, trọng lượng 0,7kg
Xem thêm: Những mẫu thiết kế nhà 3 gian ở nông thôn vừa đẹp vừa rẻ
Tìm hiểu quy trình sản xuất ngói liệt làm cơ sở nghiên cứu cách lợp ngói liệt truyền thống
Quy trình sản xuất ngói liệt truyền thống khá kì công
Ngói liệt được làm từ loại đất sét (dùng để làm đồ gốm) vừa mịn vừa dai có màu tro hoặc màu vàng nâu. Sau đó, đất sẽ được luyện với nước. Không được cho quá nhiều hoặc quá ít nước, nếu nhiều nước đất sẽ nhão còn ít nước quá đất sẽ bị khô.
Phơi ngói liệt dưới trời nắng để cho vào lò nung
Tiếp theo, người ta dùng cần ung cắt đất thành từng lát rồi cho vào khuôn hình chữ nhật dày 3 – 5cm (trong khuôn đã được lót sẵn một lớp đất sét và lớp cát mịn bên trên), sau đó dùng chân đạp cho đều, cắt đi lớp đất thừa rồi lấy ra cho ngói đi phơi giữa trời nắng. Cuối cùng ngói sẽ được đưa vào lò để nung. Công việc nung ngói phải do chủ lò hoặc những người thợ có kinh nghiệm đảm nhiệm cũng như cách lợp ngói liệt đòi hỏi người có kinh nghiệm thực hiện. Thời gian nung một mẻ ngói kéo dài từ 20 cho đến 25 ngày liên tục (12 ngày đầu, lửa nhỏ vừa phải rồi tăng dần đến 5 ngày cuối cùng lửa đốt thật mạnh rồi mới khóa lò) rồi để nguội từ 7 đến 10 ngày trước khi tạo thành những viên ngói liệt hoàn chỉnh.
Xem thêm: Mẫu nhà 3 gian 2 chái kiểu mái thái hiện đại diện tích 200m2
Tìm hiểu ưu nhược điểm của ngói liệt
Mặc dù có mặt từ lâu đời nhưng ngói liệt mang giá trị thẩm mĩ cao, có nhiều màu sắc
- Ngói liệt truyền thống mang lại tính thẩm mĩ cao cho các công trình nhà rường ở huế,
- Hiện nay giá cả ngói liệt rất rẻ so với các loại ngói đất nung và các loại ngói màu khác.
- Cách lợp ngói liệt khá đơn giản, không cần nhiều kỹ thuật phức tạp, chỉ cần có kinh nghiệm là đều làm được.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển, dễ dàng trong quá trình thi công.
- Có tác dụng cách nhiệt rất tốt, lợp ngói liệt thì mùa hè mát mẻ và mùa đông lại ấm ấp nên ngày trước rất được ưa chuộng .
Những khó khăn: Ngày nay, do nhu cầu thị trường thu hẹp nên hầu như các lò sản xuất ngói liệt chỉ còn rất ít, chỉ khoảng còn vài lò sản xuất.
Hơn nữa, vì làm thủ công nên để làm ra một viên ngói liệt, đòi hỏi người thợ không chỉ kinh nghiệm mà còn nắm vững kỹ thuật, người chủ lò có bí quyết riêng mới làm ra viên ngói đạt chất lượng: mỏng, phẳng, đều cạnh và đặc biệt, khi gõ âm thanh phát ra thanh như tiếng chuông. Bên cạnh đó viên ngói mỏng nên dễ bị tốc mái, tụt ngói, tụt bờ mái…
Hướng dẫn cách lợp ngói liệt đúng quy trình và hiệu quả
Hiện nay ngói liệt nhìn mới mẻ hơn nhưng cách lợp ngói liệt không thay đổi
Ngói liệt khi lợp sẽ được lợp thành nhiều lớp để gia tăng khả năng cách nhiệt cho ngôi nhà. Với loại ngói liệt được phủ men, khi lợp phần viên ngói được tráng men sẽ hướng xuống dưới. Do đó, khi nhìn lên ta dễ dàng có thể nhìn thấy phần men ngói vô cùng bắt mắt. Sử dụng cách lợp ngói liệt này không chỉ có vai trò để trang trí cho mái lợp mà còn tạo thành một mặt phẳng nền để dán các loại ngói khác lên trên.
Tính theo chiều dốc của mái nhà từ trên xuống dưới, cứ được khoảng vài lối ngói liệt người ta sẽ đóng thêm các lách chặn (những thanh gỗ nhỏ và dài) để ngăn chặn tình trạng ngói bị trượt khi có gió bão xảy đến. Khi lợp, các viên ngói được xếp đan xen với nhay kiểu lóng ba, lóng tư. Tùy theo, độc dốc của mái mà số lách chặn cần tính toán cũng khác nhau. Nhưng thông thường thì mái có độc dốc càng lớn thì số lách chặn càng nhiều.
Quy trình cách lợp ngói liệt như sau:
1. Kiểm tra xương mái
- Kiểm tra mặt phẳng của rui bằng thước gỗ thẳng. Trong khi đặt ngói chiếu nếu giữa các thanh rui không được phẳng sẽ dẫn đến hiện tượng kê ngói, dẫn đến vỡ ngói.
- Kiểm tra các lách chặn ngói, vì độ dốc của mái khá lớn và mặt rui nhẵn nên nếu đặt ngói trực tiếp lên mặt rui mà không dùng lách chặn thì sẽ dẫn đến sự tuột ngói ngay từ lớp đầu tiên và cũng không thể tiến hành các lớp tiếp theo được. Vì vậy khi tiến hành cách lợp ngói liệt không được đóng các lách chặn quá thưa và không đúng kích cỡ.
- Kiểm tra sự liên kết giữa diêm, dũi, rui trước khi lợp. Dũi có vai trò như một lách chặn, nhưng ở đây nó có tác dụng rất quan trọng cho toàn bộ mái ngói, là điểm đỡ hàng chân ngói và cũng là điểm chống trượt cho toàn bộ mái.
- Trên các ván ốp bờ mái nơi sẽ có các bờ mái xây lên vì tốc độ của mái khá lớn, mặt ván khá nhẵn nên trước khi tiến hành lợp mái cần phải đóng thêm các con bọ chống trượt cho bờ mái.
2. Cách lợp ngói liệt - Tiến hành gầy ngói đúng quy trình
Hướng dẫn cách lợp ngói liệt đúng kỹ thuật và đảm bảo độ bền vững
Là thao tác xây các bờ mái bờ nóc, bờ chảy. Hầu hết trên diện tích mái, ngói chiếu, độn, lợp được xếp theo một thứ tự cấu tạo, không dùng vữa. Chỉ có một số vùng nhất định người ta dùng vữa để xây dán ngói, gọi là gầy ngói. Mục đích là tạo các khung có định vững chắc cho ngói lợp, để giữ ngói không xô tụt xuống phía dưới. Ngói liệt gầy được xếp 2 bên bờ nóc, trong cách lợp truyền thống thường thì bề rộng của lối gầy rộng từ 30 đến 60cm vừa tầm tay người thợ để thi công phần bờ nóc, bờ quyết. Nghiên cứu cách lợp ngói liệt mới thấy trên ngói liệt người ta bắt đầu dán các lớp ngói độn gọi theo cách ngày xưa là “gày ngói”. Ngói được gầy tức là dùng vữa vôi + cát + mật dán lớp nọ lên lớp kia trong phạm vi đường gày. Đường gày này tạo thành khung bao quanh chu vi mảng mái. Ngày xưa bề rộng này không được tính toán cụ thể. Ngày nay từ quan điểm chống gió bão có thể hiểu và chỉ định chính xác kích thước đường gày. Khi đặt lớp ngói chiếu đầu tiên tại những điểm góc mái, vì mái ngói có độ dốc lớn đồng thời do sự chéo góc của mái nên khoảng cách giữa các lách chặn rất lớn. Vì vậy, người ta dùng đinh nhỏ đóng trực tiếp vào rui để cố định ngói.
Xây phần độn ngói trên ngói liệt: lớp độn ở đây cao hơn lớp độn ở giữa mái, khi xây xần phải chú ý để các lớp ngói không bị dốc vào trong chân bờ mái. Với cách lợp ngói liệt hiệu quả, nếu không dễ dẫn đến hiện tượng thấm dột.
- Úp nóc, quyết: tại các vị trí giao nhau giữa 2 mái nơi sẽ có bờ nóc, bờ quyết bên trên, được úp bằng 2 đến 3 lớp ngói âm, giữa mỗi lớp là vữa liên kết. Vì vậy các viên ngói úp có thể trượt trên các viên ngói lợp xuống đất. Cần có cấu tạo bờ mía chống lại hiện tượng trôi trượt này.
3. Cách lợp ngói liệt đúng các bước
Cách lợp ngói liệt cần tuân thủ đúng quy trình
- Khi đã hoàn tất phần nóc, từ những dãi gầy đã có thợ tiếp tục các bước lợp, tức là xếp các viên ngói theo hàng, théo lớp chồng nhau, tạo một độ nghiêng thích hợp. Lợp từ 2 bên vào từ dưới chân mái lên nóc, đến giữa mái thì bắt đầu tiến hành lợp lùi.
- Lợp lùi: Là một thao tác đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm, đường lùi phải thật phẳng và không có lỗi để mái không bị dột, đồng thời người thợ cũng phải biết căn ngói cho khít từng lối ngói, lưu ý cách lợp ngói liệt chỉ căng vừa khít, không nên quá căng tránh trường hợp tức vỡ ngói.
- Khóa ngói: để tạo nên sự liên kết ổn định cho toàn bộ mái: Trong công đoạn lợp lùi cứ khoảng 3 đến 5 hàng ngói thì phải khóa một hàng, người ta bẻ ngói sao cho thừa hơn khoảng cách cần chèn khoảng 5 – 10mm, rồi chèn thật khít với nhau.
Xem thêm: giới thiệu mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ 1 phòng khách 160m2 không gian quê thanh bình
Những cách khắc phục nhược điểm của mái ngói liệt ở Huế khi sử dụng
Cách lợp ngói liệt bảo tồn trong các công trình nhà rường
- Gia cường, bảo quản kết cấu gỗ: Độ ổn định của mái ngói trước hết phụ thuộc vào sự vững chắc của khung gỗ - nền mái ngói trực tiếp là xương mái. Vì vậy xương mái cần phải chắc chắn, đảm bảo độ ổn định.
- Gia cường chống tụt bờ mái
Do đặc thù cấu tạo nên bờ mái luôn bị ứt và trôi tụt, hầu hết các bờ chảy đều bị nứt ngang tại các vị trí cách bờ nóc 30 đến 50 cm. Vì vậy trong cách lợp ngói liệt khi thi công cần đóng các thanh bồ chống trượt trên ván ốp, tại các vị trí dễ nứt gãy cần được gia cường thêm các thanh sắt để hạn chế.
- Gia cường chống tụt, tốc ngói:
+ Có thể bổ sung các dải ngói được gắn vữa thay cho lớp vữa tự do để chia nhỏ vũng ngói có thể trôi tụt. Biện pháp này cần tiến hành cho các mái có đường nước chảy dài. Có thể chia thành 2 đến 3 mảng ngang.
+ Hoàn thiện vùng gầy: trong gió bão, toàn bộ phần mái bị áp lực gió tác động nhưng tại các vùng gầy mái, vùng có vữa sẽ bị áp lực cục bộ tăng cường gấp 1,5 đến 2 lần so với các vùng mái khác, đây chính là vùng cần gia cường liên kết ngói động của gió lên mái. Trong cách lợp ngói liệt ở di tích Huế thường có 2 loại mái nhà: mái tầng 1 thường thấy ở các nhà có cấu tạo xây hồi bít đốc. Mái có phần nhô lên, thường thấy ở các công trình lầu, các hoặc mái cổ diềm. Các dải mái có áp lực gió tăng cường cần được dán ngói vững chắc. Vì vậy kích thước của vùng gầy cũng lấy tối thiểu bằng các vùng có áp lực gió tăng cường.
Đôi với công những công trình có mái tầng 1, áp lực cục bộ tăng cường mạnh khi gió bão tập trung ở các mép mái vùng gầy ngói. Bề rộng của vùng mái áp lực bằng 0,15 lần cạnh ngắn ngôi nhà. Đối với những công trình mái có phần nhô lên, ngoài các vùng mép mái, xung quanh đường chân của tầng lầu cũng bị áp lực cục bộ tăng cường khi gió bão.
Xem thêm: Mẫu nhà cấp 4 nông thôn 2 phòng ngủ đẹp mê đắm
Lợp mái ngói liệt có đắt không ?
Những ngôi nhà, di tích ở Huế lợp ngói liệt mang vẻ đẹp bình yên, mộc mạc
Theo như tìm hiểu trước đây, mỗi viên ngói liệt có giá 750 đồng, bình quân một mẻ bán được 150 – 200 triệu đồng (160 nghìn viên). Khách hàng chủ yếu là các gia đình có nhu cầu thay mới ngói đã hư tại các nhà rường, nhà xưa, di tích Huế hay các nhà truyền thống và các điểm du lịch, nhà hàng truyền thống… Tuy nhiên hiện nay khi các cơ sở sản xuất ngói liệt đã dần dần ít đi thì giá ngói liệt lên khoảng 1300 đồng/viên (rẻ hơn các loại ngói truyền thống khác). Nếu tính tổng thể thì khi lợp nhà bằng mái liệt cũng không rẻ hơn vì phải lợp bằng nhiều lớp nên số lượng ngói liệt mua nhiều hơn các loại ngói khác.
Hiện nay, các loại ngói màu là lựa chọn hàng đầu của những công trình hiện đại sang trọng và cũng không mấy ai quan tâm đến cách lợp ngói liệt ra sao nhưng khi bóng dáng những ngôi nhà rường bằng gỗ, những khu di tích, những nhà hàng truyền thống vẫn hiện hữu..thì giá trị của ngói liệt vẫn được bảo tồn, hơn thế nữa, khi người ta đầu tư phát triển du lịch, đầu tư kinh doanh thì sự đóng góp của ngói liệt cho những công trình tái hiện không gian xưa cũ là rất lớn.
Xem thêm: Chia sẻ kỹ thuật lợp ngói mũi hài trong các công trình truyền thống
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận