Vì sao nhà mới xây bị nứt tường ? Những cách xử lý hiệu quả KN103029
Chúng ta thường nghĩ rằng nhà mới xây thường rất kiên cố chưa bị tác động của thời gian sẽ không thể bị nứt tường nhưng thực tế cho thấy nhà mới xây vẫn xảy ra tình trạng này khiến nhiều người hoang mang. Vậy vì sao nhà mới xây bị nứt tường và có những cách khắc phục nào, đây là những vấn đề rất nhiều người lo lắng , băn khoăn khi rơi vào hoàn cảnh này.
Vết nứt tường tại những mẫu biệt thự đẹp mới xây thường là những vết nứt cạn, hình chân chim, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch, thường có các lý do từ bên ngoài tác động vào như tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng, không dưỡng hộ đúng…
Các vết nứt phát triển sâu rộng thì nguyên dân do sai kết cấu, do địa chất sụt lún, do nhà hàng xóm vừa đào móng xây nhà …. Nói chung vì sao nhà mới xây bị nứt tường là vấn đề cũng khó xác định và cũng không phải dễ giải quyết, tất nhiên chúng ta muốn cách các biện pháp xử lý thì phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu.
Vì sao nhà mới xây bị nứt tường ?
- Do quá trình tô tường:
+ Tường xây trong thời gian ngắn sau tô ngay dẫn đến độ ẩm khác nhau của mạch vữa và gạch. Tường không phẳng, mạch vữa không được miết gọn gàng dẫn đến việc lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa.
+ Xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa. Để trả lời cho vì sao nhà mới xây bị nứt tường chúng ta hiểu rằng khi xây tô xong nếu thiếu nước để phản ứng thủy hóa xảy ra không hết, cấp phối quá ít hoặc quá nhiều xi măng, tô tường quanh thời điểm giữa trời nắng, chà mặt quá kỹ, quá láng mà không trát hồ dầu, tường không tưới nước hoặc tưới nước rồi tô ngay.
+ Hồ tô quá nhiều (xi măng) khi đông cứng trong môi trường không khí và xi măng đông cứng trong môi trường nước khác nhau. Sử dụng hồ tô xi măng mác cao tạo ra các vùng ứng suất kéo cục bộ do sức căng bề mặt khi co ngót lớp hồ tô, gây kéo căng trên bề mặt khi hồ xi măng đông cứng do phản ứng thủy hóa và tạo cường độ (đặc tính của xi măng khi đông cứng trong không khí thì co ngót thể tích).
+ Cát quá mịn. Vì sao nhà mới xây bị nứt tường phải nói tới cát dùng xây tô có hàm lượng sét tương đối lớn.
- Do hiện tượng lún nền móng:
Các vết nứt nghiêng trên tường hoặc trần nhà là loại vết nứt “khó chịu” nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiểu mảng tường ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường, hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới. Nguyên nhân là nhà hay công trình đã bị lún không đều. Trong nhà dân mới xây thì tường 110 rất hay nứt kiểu này, lâu dần sẽ đến tường 220. Sau độ 1, 2 năm hết lún thì bạn bả lại tường là hết.
Đối với nhà tư nhân, nhất là các nhà xây sử dụng kết cấu móng nông (móng băng, móng bè), khi đang xây hoặc xây xong có hiện tượng lún là rất phổ biến. Vì sao nhà mới xây bị nứt tường có liên quan gì đến lún nền móng ? Thường do móng nhà dân đều không được xử lý triệt để. Hầu hết các nhà khi xây dựng có khảo sát địa chất và thi công theo đúng thiết kế thì nhà sẽ chỉ lún đều vài cm, không ảnh hưởng đến tính ổn định (không xảy ra hiện tượng nứt). Các vết nứt kiểu này ít gặp ở các công trình lớn (sau khi mới xây) được thiết kế đúng và đầy đủ (thừa).
Đối với những công trình xây trên nền đất yếu mà không khảo sát địa chất kỹ càng và không thuê thiết kế thì rất dễ bị lún nền móng nếu không có phương án móng phù hợp với địa chất. Các loại đất ở các tầng có tính chất khác nhau và điều đó quyết định đến phương án móng.
- Vết nứt do kết cấu:
Vết nứt có thể do tính toán sai kết cấu chịu lực của cột, dầm, sàn
Nứt ở đầy cửa và nứt bất kỳ
Nứt ở mép cửa: thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ
Xét về kết cấu, vì sao nhà mới xây bị nứt tường ? Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.
- Do nhà hàng xóm xây nhà sau tác động vào:
Chúng ta đều biết các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng đều nằm trên vùng có địa chất yếu với tầng bùn sây sau lớp đất sét chịu lực có bề dày từ 3.5 đến 7m. Các ngôi nhà cũ cở 2, 3 tầng đều hầu hết nằm trên các móng nông và truyền tải trực tiếp vào lớp đất này.
Sau rất nhiều năm, hệ cân bằng giữa khả năng chịu tải của nền và công trình đã ổn định. Như thế dễ hiểu vì sao nhà mới xây bị nứt tường, chỉ cần có một tác động nào đó như xây công trình mới hay thậm chí tháo dỡ công trình đang tồn tại sữ phá vỡ trạng thái cân bằng này và tất nhiên xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề vì động chạm đến nền đất cũng như hệ móng của công trình liền kề đó.
Nền đất có thể bị chồi lên (khi tháo dỡ công trình) hoặc lún xuống khi công trình mới xuất hiện. Sự lún hoặc chồi của nền khiến công trình liền kề chịu ảnh hưởng. Những công trình liền kề bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như nứt, vỡ tường, dầm, sàn hay nghiêng đều xuất hiện trước khi sập đổ.
Phần lớn rắc rối nghiêm trong khi xây nhà phát sinh từ nhà liền kề. Muốn biết vì sao nhà mới xây bị nứt tường phải hiểu rằng nếu ngay công đoạn làm móng đã gây ra ảnh hưởng đến nhà liền kề, bạn khó lòng tiếp tục các việc khác một cách thuận lợi, hơn nữa lại mất thêm chi phí đền bù không nhỏ. Do đó, làm móng là một công đoạn cần sự đầu tư. Trước khi làm móng nếu không khảo sát địa chất cũng như các công trình liền kề một cách kỹ càng thì tất nhiên xây nhà liền kề là rất dễ gặp những điều rủi ro ảnh hưởng.
Nếu công trình nhà trước khi xây dựng không khảo sát kỹ càng ở cả khu vực lân cận thì rất dễ bị ảnh hưởng và gây sụt lún, nứt nẻ và bị nghiêng ở nhà bên cạnh, do vậy việc khảo sát địa chất khu vực đối với nhà phố, nhà ống là điều hiển nhiên.
- Ảnh hưởng bởi thời tiết:
Xây vào ngày thời tiết nắng gắt. Khi đó, vật liệu xây ngót hơi nước nhanh, xi măng chưa kịp kết dính, dẫn tới việc tường hay có những vết nứt chân chim. Nếu bị nứt nhiều có thể bả matit và sơn lại tường.
Để tránh trường hợp trên, khi xây xong cần tưới nước bảo quản tường thường xuyên, khoảng 14 ngày là tốt nhất.
Các giải pháp khắc phục nhà mới xây bị nứt tường hiệu quả
Đối với những nguyên nhân khắc nhau sẽ có những cách xử lý khác nhau.
- Một số biện pháp khắc phục vết nứt do quá trình tô tường:
Nếu đã xác định được nguyên nhân vì sao nhà mới xây bị nứt tường thì khi xây tường cần chú ý về kỹ thuật để tường xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và được miết gọn gàng, không để lồi ra ngoài.
Đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước.
Dùng hồ tô mác thấp (khoảng M50),cát hạt nhỏ,ít lẫn sét.
Dùng xi măng xây tô chuyên dùng có phụ gia tạo dẻo và chậm quá trình đông cứng.
Tưới ẩn tường thường xuyên sau khi xây khoảng 4-5 ngày.
Một số biện pháp cải tạo:
Kẻ theo đường nứt bề rộng từ 5 ly đến 1 phân, bắn keo silicon (loại sơn lên được ) rồi sơn lại.
Đục hết lớp hồ tô,vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép ,tô lại rồi sơn bả như lúc đầu.
Đập nguyên bức tường ra xây lại.
- Khắc phục hiện tượng lún nền móng:
Lưới thép để chống nứt
Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân vì sao nhà mới xây bị nứt tường và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.
Do đó, đối với loại vết nứt này, nếu nặng, ngày càng phát triển, nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết, chính xác. Lưu ý rằng, việc đầu tiên, chủ nhà, khi phát hiện vết nứt là phải đánh dấu (tốt nhất là bút chì), bằng nét gạch thẳng góc với phương khe nứt, ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt tiếp tục phát triển, cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh.
Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ phải tìm hiểu vì sao nhà mới xây bị nứt tường và tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót.
Kỹ thuật như sau:
Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép.
Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô.
Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên.
Tô tường bình thường.
Trong thực tế, không phải tất cả các chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa, cửa sổ đều bị nứt. Nhưng chỉ cần có 1 chỗ nứt cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để khắc phục, chưa kể đến những khó chịu khi vừa ở đã phải tiến hànhsửa chữa.
Vì vậy, tuy rằng có tốn kém hơn chút đỉnh nhưng nên đặt lưới thép ở tất cả các khu vực được coi là nguy hiểm để đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho công trình.
Thực ra, không phải không có người biết phương pháp trên để chống thấm cho công trình vì các công trình theo tiêu chuẩn nước ngoài đều làm theo cách này và trong các giáo trình xây dựng đều có đề cập đến. Tuy nhiên cần phải biết vì sao nhà mới xây bị nứt tường mới sử dụng phương pháp phù hợp để giải quyết.
Nhưng có lẽ do tập quán xây dựng của chúng ta, cả thầu và chủ nhà đều muốn giảm thiểu tất cả chi phí nên phần kỹ thuật đã bị bỏ qua. Nhân tiện cũng nói luôn, do nhiều chủ nhà ham rẻ và nhiều nhà thầu cố bỏ giá thấp để nhận công trình bằng mọi giá nên rất nhiều yêu cầu bắt buộc đã bị coi thường. Đó chính là lý do dẫn đến các sự cố công trình xây dựng gần đây.
Nhà thầu cố gắng hướng tới một tiêu chuẩn kỹ thuật thật cao. Nhưng có lẽ, đó là một điều thật khó khăn vì chưa chắc thị trường đã chấp nhận do giá thành bị đội lên nhiều.
Chủ nhà sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc hàng bỏ ra chục triệu cho các tiêu chuẩn kỹ thuật hay để dành để mua sắm các trang thiết bị trong nhà và rất nhiều người sẽ chọn phương án giá rẻ mặc dù nếu có trục trặc gì thì tổng số tiền xây dựng còn lớn hơn số tiết kiệm được rất nhiều
- Khắc phục lỗi nứt tường do kết cấu:
Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về nguyên nhân nhà mới bị nứt tường và cách khắc phục nứt tường hữu ích, chúng ta đều biết rằng cần phải cẩn trọng và phòng tránh trước khi xây nhà, đặc biệt là đối với những công trình nhà liền kề. Vì sao nhà mới xây bị nứt tường là vấn đề chúng ta khó mà xác định được, điều này cần có đội thợ chuyên nghiệp xử lý. Quy trình xây nhà xảy ra những sai sót là vấn đề nhiều gia đình gặp phải dẫn đến nứt tường khiến không ít gia đình phẫn nộ, lo lắng, hãy truy cứu trách nhiệm trước hết của thợ thi công để họ xác định rõ nguyên nhân.
Xem thêm: Xây biệt thự cần bao nhiêu m2 là hợp lý ?
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận