Bạn có biết những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe cho nhà dân dụng ? KN405069

Tầng hầm được sử dụng như một không gian tiện ích cho một tòa nhà nơi chứa các loại lò sưởi, máy nước nóng, hộp cầu chì, bãi đậu xe, và hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phân phối điện, đặc biệt là với vai trò của một gara để xe nhà dân thì ta phải chú ý đến những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm đảm bảo được chất lượng cũng như sự an toàn cho không gian tầng hầm.

MỤC LỤC

1. Diện tích xây dựng tầng hầm được tính như thế nào ?

2. Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về những thông số kiến trúc bên trong

3. Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về độ dốc và lối vào tầng hầm

4. Những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về kết cấu

5. Một số lưu ý khác về những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm nhà dân

6. Giới thiệu một số mẫu nhà đẹp thiết kế tầng hầm đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật

Tầng hầm là không gian phổ biến khi xây nhà trong đô thị vì giải quyết được chỗ đậu xe và hệ thống kỹ thuật, cũng như chống ẩm khá tốt cho tầng trệt và tăng diện tích sử dụng hữu ích. Bởi vậy đối với những công trình nhà phố thì không gian tầng hầm rất quan trọng. Chúng ta cần phải tính toán kỹ càng những thông số về tầng hầm cùng với những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xác định chi phí xây dựng cũng như sự an toàn của một tầng hầm để xe.

1. Diện tích xây dựng tầng hầm được tính như thế nào ?

tiêu chuẩn tầng hầm

Diện tích tầng hầm ở nhà dân phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư và đặc điểm quy mô công trình nhà

- Tầng hầm có độ sâu từ 1.0 đến 1.5 m so với Code vỉa hè tính 150% diện tích.
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.5 đến 2.0 m so với Code vỉa hè tính 170% diện tích.
- Tầng hầm có độ sâu lớn hơn 2.0 m so với Code vỉa hè tính 200% diện tích.

Ví dụ: Nhà Bạn có diện tích được phép xây dựng 10m x 10m (Giả định diện tích được xây dựng này không tính giêng trời). Ban công lầu 1,2,3,: 0,9×10=9m2. Nhà 03 lầu. Thì diện tích tầng hầm là

+ Đối với hầm độ sâu từ 1.0 đến 1.5m: 10mx10mx150% = 150m2

+ Đối với hầm độ sâu từ 1.5 đến 2m: 10mx10mx170% = 170m2

+ Đối với hầm độ sâu lớn hơn 2m : 10x10mx200% = 200m2

Nếu đơn giá xây dựng phần thô tầng hầm là khoảng 3 triệu/m2 thì hầm 150m2 có chi phí xây dựng tầng hầm khoảng 450 triệu đồng.

Đối với tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe, nên chú ý đến diện tích sao cho tương xứng với quy mô nhà ở. Đối với nhà phố kết hợp kinh doanh, có nhiều tầng và cần nhiều không gian để xe thì nên làm tầng hầm rộng. Đối với nhà phố để ở thông thường, tầng hầm để xe chỉ cần nhu cầu vừa phải để vừa đủ số lượng xe của các thành viên trong gia đình.

Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm hoặc có thể làm tầng bán hầm.

2. Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về những thông số kiến trúc trong tầng hầm

tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm

Chiều cao và chiều sâu của tầng hầm đã được quy định theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm an toàn

- Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn và diện tích bề sàn cũng như diện tích phủ bì để các kiến trúc sư có thể tư vấn cho bạn tầng hầm cao bao nhiêu, chiều rộng, chiều dài tầng hầm có kích thước phù hợp.

- Theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm làm gara của các mẫu biệt thự 1,2,3 tầng có tầng hầm thì kích thước tối thiểu phải là 3x5m đối với xe ô tô 4 chỗ loại nhỏ hoặc phải có kích thước 3×5,5m đối với 4 chỗ loại thân dài.

- Tầng hầm không được tính vào số tầng nhà

- Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2m. Trường hợp tầng hầm được sử dụng làm không gian dịch vụ, thương mại thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,0m

- Các lối ra từ tầng hầm không được thông với hành lang của toà nhà mà phải bố trí trực tiếp ra ngoài. Lưu ý theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm số lượng lối ra không được ít hơn 2 và có kích thước không nhỏ hơn 0,9m x1,2m.

các tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm

Bản vẽ mặt bằng bố trí không gian tầng hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn

- Phần nổi tầng hâm cao không quá 1,2m (so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định)

- Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.

3. Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về độ dốc và lối vào tầng hầm

những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm

Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm an toàn quy định độ dốc của tầng hầm không quá 20% so với chiều sâu của hầm

- Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của tầng hầm không được dốc quá 15-20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông.

- Khi thiết kế cần chú ý tới độ dốc tầng hầm sao cho đảm bảo sự an toàn khi di chuyển

- Đường đi của xe khi vào tầng hầm hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà. Do đó, nếu theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm của ngôi nhà thì không nên bố trí đường hầm gara quá gần đường giao thông vì dễ gây nguy hiểm khi đi từ tầng hầm lên mặt đất mà gặp phương tiện đang lưu thông trên đường rất dễ gây tai nạn đặc biệt là các mẫu biệt thự hoặc nhà phố có khoảng cách gần đường.

tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm làm gara

Hạn chế lối vào tầng hầm uốn lượn để đảm bảo sự tiện lợi và an toàn của tầng hầm 

- Để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống tầng hầm phải được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn trượt kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt.

- Điều này đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt nhất là trong những ngày trời mưa hay trời nồm ẩm ướt, xe đi lên xuống tầng hầm rất dễ trơn trượt vi thế cần tăng độ ma sát cho đường dốc tầng hầm.

- Ngoài ra với độ dốc của tầng hầm, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc để nước không thấm được xuống tầng hầm. Vì vậy ngoài việc lưu ý thiết kế tầng hầm cao bao nhiêu thì các bạn cũng cần để ý tới việc chống trơn trượt cho đường dốc của hầm nhà..

4. Những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về kết cấu

xây tầng hầm theo tiêu chuẩn

Kết cấu tầng hầm cần đảm bảo kết cấu vững chắc với lực chịu tải phù hợp

Khi thiết kế cột, đà trong tầng hầm cần lưu ý rằng nếu có nhiều đà sẽ giảm độ cao tầng hầm xuống 20-30cm sẽ làm cho tầng hầm bị bít, ra vào khó khăn không thuận tiện cho việc lên xuống của xe ô tô. Một tầng hầm có độ cao an toàn, hợp lý trong thiết kế cũng như thoải mái cho người sử dụng đó là 2,2m.

Giải pháp kỹ thuật cho tầng hầm khi thiết kế và thi công đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Lối lên xuống tầng hầm phải nằm trong nhà, cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 3,0m; đảm bảo độ dốc theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm.

Kết cấu của tầng hầm phải có bậc chịu lửa là bậc I và giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 120 min, được ngăn cách bằng tường, vách ngăn và chống cháy có giới hạn chịu lửa không ít hơn 2,5 h

5. Một số lưu ý khác về những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm nhà dân

 thiết kế tầng hầm cho nhà dân

Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm bao gồm cả những quy định về việc thiết kế hệ thống thông gió, thoát nước và ánh sáng của tầng hầm

- Ánh sáng và thông gió cho tầng hầm:

Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Thông gió trong tầng hầm cũng rất quan trọng.

Bởi lẽ tầng hầm thường chỉ có 1 cửa cho xe lên xuống, không có cửa sổ nên rất dễ ngột ngạt và các khí độc do xe thải ra không được thoát đi ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Vì thế theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm nên thiết kế thêm cửa thông gió tự nhiên và bố trí thêm quạt thông gió để hút khói xe và mùi xăng dầu ra ngoài.

Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng. Nền ẩm cũng khá ẩm thấp nên cũng rất cần ánh sáng trực tiếp, đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời (dương quang) cho trường khí vốn thịnh âm này. Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, có thể dùng gương phản chiếu để tăng cường. Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe hoặc nằm tại khoảng thông tầng để dẫn khí được tốt hơn.

tiêu chuẩn xây tầng hầm

Vì tầng hầm thường ẩm thấp nên cần tạo ánh sáng và giúp tầng hầm khô ráo bằng giếng trời, thông gió

- Vấn đề vệ sinh và thoát nước cho tầng hầm:

Tường và trần của tầng hầm cần trát phẳng, sử dụng các loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn để gia chủ tiện cho việc vệ sinh gara để xe. Sàn sử dụng loại vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, đặc biệt là dễ cọ rửa.

Tầng hầm có cốt cao độ nhỏ hơn mặt đất nên là nơi rất dễ tích tụ nước chảy từ ngoài vào trong những ngày mưa gió.

Vì vậy bạn cần lưu ý tới tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm đối với hệ thống thu gom và thoát nước để không bị ngước chảy từ ngoài vào, đồng thời cần lắp đặt bơm hút nước từ ngoài vào.

- Vấn đề an toàn của tầng hầm:

Tuyệt đối không để chất dễ cháy nổ trong tầng hầm nhà. Nên thiết kế tủ đựng chuyên dụng để chứa hóa chất, dụng cụ sửa xe. Ngoài việc lưu ý tới tầng hầm cao bao nhiêu thì cần lắp đặt thêm các hệ thống báo cháy, báo khói vì tầng hầm là nơi dễ xảy ra cháy nổ nhất.

6. Giới thiệu một số mẫu nhà đẹp thiết kế tầng hầm theo tiêu chuẩn

Hiện nay nhu cầu thiết kế tầng hầm để làm gara ở những ngôi nhà phố, biệt thự ngày càng cao, đặc biệt là những công trình nhà kết hợp kinh doanh như quán cà phê, siêu thị mini, nhà trọ, tiệm thẩm mĩ….hay đơn giản là những ngôi nhà diện tích đất nhỏ không có diện tích làm gara nổi trong nhà hay bên hông nhà, khi đó tầng hầm là giải pháp cuối cùng, tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe cho nhà dân và tình trạng thực tế của công trình để khi xây dựng đảm bảo sự an toàn cũng như tính thẩm mĩ chung của tổng thể công trình.

Với kinh nghiệm thiết kế các mẫu nhà phố, mẫu biệt thự đẹp, angcovat xin chia sẻ những công trình nhà có tầng hầm hoặc tầng bán hầm để quý khách hàng tham khảo:

tầng hầm nhà cao tầng

Mẫu 1: Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm cho nhà vườn 2 tầng mái thái đơn giản mặt tiền 7m

thiết kế tầng hầm biệt thự phố

Mẫu 2: Bản vẽ phối cảnh mẫu nhà phố 2 tầng mặt tiền 8m có tầng hầm thiết kế theo tiêu chuẩn

thiết kế tầng hầm cho nhà 1 tầng

Mẫu 3: Mẫu nhà cấp 4 100m2 có tầng bán hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn sử dụng cửa cuốn đảm bảo an toàn

thiết kế tầng hầm đơn giản nhà 1 tầng

Mẫu 4: Xây dựng nhà cấp 4 đơn giản 100m2 ở vùng ngoại thành có gara nhỏ được thiết kế đúng kỹ thuật

xây dựng tầng hầm nhà cấp 4

Mẫu 5: Thiết kế mẫu nhà ngang 1 tầng có tầng hầm đơn giản ở nông thôn

xây nhà 2 tầng có tầng hầm

Mẫu 6: Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm áp dụng cho mẫu nhà biệt thự 2 tầng đẹp mái thái diện tích 90m2

Khi có ý định xây dựng một ngôi nhà có tầng hầm thì chúng tôi khuyên rằng các bạn hãy tìm đến một đơn vị thiết kế uy tín để làm hồ sơ kỹ thuật thi công để các kts có thể tính toán chặt chẽ những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm thay vì cứ thế xây dựng mà không tìm hiểu kỹ những quy định và không đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Là đơn vị thiết kế kiến trúc được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, chúng tôi luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm công trình hoàn hảo nhất.

 Xem thêm: Tư vấn thiết kế mặt tiền nhà 3 tầng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận