Khám phá các kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng nhất TIN308088

Cũng là một căn nhà để ở, nhưng từ xa xưa ở mỗi vùng miền, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau qua từng kiểu kiến trúc, nguyên vật liệu, không gian nội thất…Đến với vùng đất cuối cùng Tổ Quốc, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với các kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân chất phác nơi đây.

Một kiểu nhà ở đặc trưng, mang tính truyền thống của một vùng đất bao giờ cũng phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản. Trước hết, ngôi nhà đó phải phù hợp với điều kiện môi sinh trong vùng. Điều này sẽ giúp cho con người sáng tạo ra những mẫu biệt thự đẹp phù hợp để bảo vệ cho cuộc sống yên ổn của mình. Thứ đến, điều kiện kinh tế - xã hội cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ nói riêng và kiến trúc vùng miền khác nói chung như khả năng tài chính, nhà cất trên đất giồng, nhà cất cặp mé sông, bối cảnh xã hội…đều có những cấu truc và nguyên vật liệu khác nhau sao cho phù hợp.

1. Nhà lá miền Tây - Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ phổ biến

kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Nhà lá là kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ truyền thống và rất phổ biến

Ai đã từng ghé qua vùng nông thôn miền Tây sông nước chắc hẳn tò mò những ngôi nhà lá đơn sơ, thoáng mát ẩn hiện trong những vườn cây thơm ngon, dịu ngọt. Đó không đơn giản chỉ là đặc trưng trong kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ ở nông thôn mà còn là “ đặc sản”, là nét đẹp văn hóa của con người nơi đây được lưu giữ từ bao đời trong nhịp chảy hiện đại.

Trong khi những ngôi nhà sang trọng, những biệt thự đẹp hiện đại mọc lên như nấm ở phố xá thì tại những vùng nông thôn miền Tây, người ta lại yêu thích kiến trúc của những mẫu nhà mái lá dừa độc đáo, đơn sơ mà mát mẻ như những mẫu nhà vườn kiểu cổ xưa vậy. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng bởi những mái nhà được lợp bằng vật liệu chính là lá dừa nước. Lá dừa nước là vật liệu cách nhiệt rất tốt, phù hợp với khí hậu nắng nóng, mưa nhiều ở nơi đây. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà trung bình 5 năm đều phải thay lá mới. Có lẽ đối với những người miền Tây, họ đã không còn xa lạ gì với những rặng cây dừa nước mọc um tùm, xum xuê dọc theo những bờ sông, che chắn trong vườn nhà.

kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ kiểu nhà lá

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ sử dụng lá dừa nước để xây dựng nhà lá

Nếu cách lợp mái lá cọ phổ biến ở miền Bắc thì nhà lá dừa miền Tây từ xa xưa đã gắn liền hình ảnh quê hương vùng sông nước cùng với những hàng dừa ngả nghiêng rợp bóng, với con thuyền trên sông với từng trái ngọt mọng góp lên vị tươi mát đơn thuần ví như dòng sữa mẹ nuôi lớn cuộc đời con người nơi đây. 

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với những ngôi nhà bằng lá dừa nước nhìn có vẻ mong manh yếu ớt nhưng với bàn tay khéo léo của người thợ nó vô cùng dẻo dai, kiên cường. Cái nắng nóng thiêu đốt ở miền Tây trở nên dịu dàng hơn với mái nhà tranh lợp lá dừa. Cái nhà lá chữ Đinh có vẻ tạm bợ là cái nhà của người ở miệt vườn đồng bằng. Vùng này rừng ngập nước, cây đước, cây tràm cộng với lá dừa nước là những vật liệu làm nhà không bền chắc vì họ thường di chuyển nơi ở và không chú trọng quá nhiều vào không gian sống. Nếu không quá gần sông nước họ thường kết hợp làm nhà bằng gỗ với lợp mái lá để tạo thêm sự chắc chắn. Vì thế những ngôi nhà mái lá dừa đước còn tồn tại phổ biến ở đây.

Một lí do nữa để nhà mái lá còn tồn tại đó là sự có mặt của những người trẻ phải tách ra ở riêng hoặc là dân xô giạt ở đâu tới làm ăn từng bữa, người kẻ chợ gọi là xóm liều. Năm nào cũng có người trẻ ra riêng, ở đâu cũng có người tạm cư phải thi gan với nước nổi.

đặc điểm kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Những ngôi nhà lá mát mẻ là kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng 

Và có một điều để lí giải tại sao kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ lại phổ biến kiểu nhà lá, đó là: miền Tây là đất sinh bùn, đất không đóng gạch và làm ngói được, một ngôi nhà bê tông ở đó rất công phu tốn kém, có khi dành dụm cả đời mới làm nổi. Vậy nên đừng thắc mắc tại sao người dân miền Tây lại sử dụng những vật liệu tạm bợ để xây nhà, vì họ có mùa nước nổi. Ngày nay đã có những biện pháp tiến bộ và điều kiện khá giả để mua gạch ngói làm nhà nhưng không phải tất cả người dân đều có điều kiện như thế.

Mùa mưa 6 tháng, mưa trên mái lá không rầm rập phô trương như trên mái tôn, mái ngói. Mưa rất đằm, mái rất dày, rất ấm, con người thực sự được chở che bằng những sản vật trong tầm tay mình, con người thực sự được chở che bằng những sản vật trong tầm tay mình.

Xem thêm: Mẫu nhà 3 gian 2 chái hiện đại diện tích 200m2

2. Nhà không có cửa

các kiểu kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với đặc điểm không cửa thể hiện vẻ đẹp con người ở đây

Càng đặc biệt hơn trong kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ là khi giữa những căn nhà hiện đại kín cổng cao tường, nơi đây còn tòn tại nhiều ngôi nhà không cửa. Nhà không cửa thoáng mát, tiện dụng, trải rộng như tấm lòng người dân nơi cuối trời Tổ Quốc.

Nhà không cửa gần gũi, thân thiện, vừa minh chứng cho sự yên bình, gắn bó tình làng nghĩa xóm của một làng quê, vừa tạo cảm giác an tâm, tin tưởng cho những ai đặt chân đến nơi cuối cùng trên mảnh đất hình chữ S. “Cái đáng quý nhất ở những ngôi nhà không cửa chính là sự gắn bó, đậm đà tình làng nghĩa xóm”.

đặc trưng kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Hiện nay những ngôi nhà không có cửa vẫn còn tồn tại ở đây

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà không cửa có thiết kế đơn giản, rộng rãi và thoáng mát. Do địa hình gần biển, khoảng từ tháng 9 – 11 mỗi năm nước biển dâng cao nên đa số những ngôi nhà nơi đây đều làm sàn, cao cách mặt đất 1 – 1.5m. Nền nhà được lót bằng ván mỏng hoặc có hộ khá hơn thì làm nền kiên cố bằng bê tông. Nhà không làm cửa nên đứng ở trước nhà có thể nhìn thấu ra phía sau. Những tài sản, vật dụng trong nhà phơi bày ra hết cũng giống như sự cởi mở, phòng khoáng của con người nơi đây.

Những ngôi nhà sàn hay nhà lá bình thường cũng thường thiết kế không cửa, đây là đặc trưng của kiến trúc nhà ở vùng Đất Mũi. “ Không có cửa không phải vì nhà không có tài sản quý giá cũng không phải do không có điều kiện làm nổi cái cửa mà do trước kia nơi đây tôm cá nhiều, lại dễ kiếm sống, ai làm cũng có cái ăn nên tuyệt nhiên không có chuyện trộm cắp hay lòng tham, hơn nữa lối xóm bà con ai cũng tốt bụng, quý mến, yêu thương lẫn nhau, nhà ở cũng vì vậy mà không cần phải then cài, cửa đóng”.

3. Mô hình nhà bè – kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ điển hình vùng sông nước

mô hình kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Vùng sông nước nổi tiếng với Kiến trúc nhà bè và chợ nổi

Thành phố ngã ba song Châu Đốc có lẽ là nơi nổi tiếng nhất với kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà bè di động này, những nhà bè kiên cố, vững chắc được làm từ những loại gỗ tốt nhất, phía trên là nơi để ở, sinh hoạt của gia đình, phía dưới quây lưới lại làm chuồng nuôi cá hoặc thiết kế làm quán tạp hóa, bán hoa quả, quán nhậu…. Nhà bè ở Châu Đốc kéo dài cả cây số trên một khúc sống rộng lớn tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là khi kết hợp với miệt vườn cây trái xum xuê 2 bên bờ sông, trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ ấn tượng

Mô hình kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà bè là "đặc sản" riêng vùng sông nước

Nhìn xa, làng bè một dãy nhưng không nhà nào giống nhà nào. Bè người nuôi cá làm ăn khá giả thì giá trị của chiếc bè lên đến hàng trăm triệu đồng, có khi cả tỉ đồng: cột săn, cây chắc, mái tôn cao cấp, phòng lạnh, máy điều hòa…

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ ấn tượng bởi độ bền vững của mỗi nhà bè từ bốn, năm chục năm. Và cũng có những chiếc bè gác tạm trên mặt nước, người ta chỉ cần kết vài ba thùng phuy lại cho chặt, rồi gác cây lên, che mái tôn, dựng vách ván hoặc lá. Ở vài ba năm “bè giạt” lại kết cái mới ở tiếp.

những kiểu kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Những ngôi nhà bè di động cũng rất thuận tiện trong sinh hoạt

Ở làng bè, cư dân đủ thành phần, sinh sống bằng đủ thứ nghề. Người không đất ở đóng thành bè neo sống, người làm ăn thất bát ở trên bờ bán đất, bỏ bở xuống bè ở, cũng có người ở bè như một thú vui tiêu khiển, có cả bè làm quán nhậu thâu đêm…

Xem thêm: Các mẫu nhà cấp 4 nông thôn mái ngói hiện đại

4. Nhà sàn chống lũ – Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu

kiến trúc nhà ở miền tây

Nhà sàn là mô hình nhà chống lũ - một kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu

Về miền Tây cuối mùa nước nổi, hình ảnh những ngôi nhà sàn in bóng xuống những dòng kênh gợi nên nét đặc trưng yên bình của vùng quê lam lũ. Trong những căn nhà sàn đơn sơ ấy, cuộc sống bình dị, phòng khoáng đậm chất Nam Bộ diễn ra rất đỗi thân thương.

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn này khá đơn giản, nhưng lại mang một nét đặc sắc riêng khác biệt so với nhà sàn vùng núi, thường được dựng nổi ngay bên những dòng kênh ngầu đỏ phù sa, hay trên bờ ruộng ngập, thậm chí có những xóm nhà sàn quanh nă, nổi lên giữa mênh mông sóng nước.

Nhà sàn miền Tây rộng rãi, thoáng mát, cân đối, được dựng bằng những cọc gỗ, cọc bê tông, cao hơn mặt đường, đa phần có ngõ lên xuống cũng đổ bê tông chắc chắn nối ra tận đường. Từ ngoài nhìn vào, gian chính đặt bàn thờ gia tiên, hai bên là gian thông hành. Những bức tường xung quanh có thể làm bằng gỗ hoặc xây bằng gạch, sơn màu xanh nước biển là chủ yếu.

Thông thường, kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn hướng ra sông, bởi đi lại của bà con phần lớn dựa vào kênh, sông, luồng, rạch. Nhà như chiếc ghe, mũi ghe phải quay thẳng ra sông nên cửa chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi. Cửa chính ra vào thường thấp hơn đầu người nằm mục đích người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào ngôi nhà và chào chủ nhà. Kiến trúc ngôi nhà từ lan can đến hết các khung cửa được chạm khắc công phu, có chim muông, hoa lá với đường nét, góc cạnh khá cầu kỳ, tinh xảo lồng vào nhau rất đẹp. Chỉ cần nhìn vào cột chống nhà sàn và nét trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ.

Bên trong nhà sàn truyền thống của đồng bào Chăm miền Tây Nam Bộ hầu như không có bàn ghế mà chủ và khách thường ngồi xếp bằng chiếc trên chiếc chiếu trải ở hành lang trước gian trung tâm. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ có đặc điểm là trong nhà sàn có khung cửa che màn được trang trí tùy theo mức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cách với gian nhà trong. Đây là khu vực hoàn toàn dành cho đàn bà, con gai sinh hoạt, khách không được tự ý vượt qua khung cửa có tấm màn che ấy.

kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ kiểu nhà sàn

Nhà sàn chống lũ rất phổ biến với nhân dân miền tây để thích nghi với điều kiện khí hậu

Trong ngôi nhà sàn, mọi sinh hoạt gia đình của người sân vùng rốn lũ đều tập trung ở hàng ba (hành lang trước cửa nhà). Nơi đây thường được dùng để tiếp khách, ăn uống quây quần các thành viên trong gia đình.

Đến vùng rốn lũ An Giang, Đồng Tháp, chúng ta sẽ được chứng kiến những ngôi nhà sàn cao chót vót của bà con nơi đây. Vì thế dọc theo các tuyến lộ, con đê, từ ấp ra đến xã, đến huyện…. đâu đâu cũng thấy nhà sàn, dưới những căn nhà sàn chi chít những cây cột cao lêu ngêu, gồng minh đỡ nhà, chống lũ. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ cũng tùy theo kinh tế mỗi hộ mà liệu xây nhà, người nghèo thì dùng cây tràm, bạch đàn làm cột, người khá giả thì dùng trụ bê tông…Dù người dân dùng vật liệu gì để xây nhà thì yêu cầu đầu tiên là nền nhà phải cao bằng con đê thì mới mong thoát lũ.

vẻ đẹp kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Nhà sàn chống lũ ở miền tây cũng được xây dựng thành nhiều kiểu tùy địa hình

Nhà sàn của người miền Tây rộng rãi, sẵn sàng đón khách, chứ không luôn “cửa đóng then cài” như những ngôi nhà ở vùng khác. Từ ngoài nhìn vào có thể thấy trong gian phòng chính của nhà, nơi bàn thờ gia tiên được đặt trang trọng ở giữa, 2 bên có hai cửa đối xứng. Kiểu kiến trúc này cùng với cách trang trí chi tiết, màu sắc thường giống nhau, trong đó màu xanh là màu chủ đạo phổ biến nhất. Nhà sàn dựng bằng gỗ trên khoảng sân rộng, mái lợp ngói tạo nên vẻ cân đối và đẹp mộc mạc. Với kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn, đặc biệt là lan can đến các khung cửa trong nhà được chạm khắc bằng nhiều hình tượng khá công phu, các đường nét góc cạnh vuông tròn, nhọn lồng vào nhau. Cái hay của thợ cất nhà ngày xưa là biết làm “trọn gói”, hoàn chỉnh ngôi nhà, họ đảm nhận luôn tự thiết kế hoa văn, cưa, đục, tỉ mỉ đến những chi tiết nhỏ nhất.

Do đặc trưng sống với lũ hàng năm, cột nhà sàn có nơi cất cao đến 2 – 3m và có nhà chỉ thấp lè tè. Sau này, với chính sách an cư của Nhà nước, dân sống vùng lũ dần di chuyển vào các khu dân cư an toàn nên nhà sàn cũng thưa vắng đi nhiều.

5. Nhà có bàn thờ ông Thiên trước cửa – Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ theo tín ngưỡng

khám phá kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Tục thờ ông Thiên là tín ngưỡng hầu như chỉ có ở kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ

Tục thờ ông Thiên là một tín ngưỡng thờ Trời phổ biến ở miền Nam nước ta. Theo tín ngưỡng dân gian. Trước năm 1975, ở các vùng quê Tây Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng đặt một bàn thờ ông Thiên trước nhà. Bàn thờ thường được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm một cây cột cao khoảng 1m, phía trên đặt một tấm ván hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 0.4m, khá giả thì cột đổ bê tông và dán gạch men. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ thờ ông Thiên thì trên bàn thờ lúc nào cung có một lư hương và mấy ly nước mưa (loại ly nhỏ uống trà).

các kiểu kiến trúc nhà ở miền tây

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với tục thờ ông Thiên ở trước nhà theo tín ngưỡng

Cây gỗ làm trụ “bàn Thiên” lâu ngày dễ bị mục nên một số gia đình người Việt còn dùng cây vông nem hoặc cây gòn làm trụ, vì các loại cây này khi cắm xuống đất sẽ đâm rễ ra nhánh nên trụ sẽ sống từ năm này qua năm khác không sợ mục.

6. Nhà cổ của giới điền chủ xưa – Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ theo địa vị xã hội trong lịch sử

giới thiệu kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Nhà cổ điền chủ thuộc về tầng lợp giàu có từ cuối thế kỷ 19

Là những ngôi nhà xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đây là những ngôi nhà của giới điền chủ xưa. Tất cả đều được xây dựng bằng gỗ quý hiếm và diện tích rất rộng rãi. Gỗ xây nhà có thể được mua từ nước ngoài chứ không phải có tiền là dễ mua được, ví dụ như gỗ căm xe và gỗ đỏ.

Trong nhà các vật dụng nội thất cũng được làm bằng gỗ và phần chạm khắc con vật, cây cối hoa văn rất tỉ mỉ và công phu, tinh xảo. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ thuộc giới địa chủ có cấu trúc cũng thường là kiểu nhà truyền thống 3 gian 2 chái chữ Đinh, mặt tiền dài thường trên 20m. Mái ngói vẫn còn nguyên vẹn , chỉ có phần tường ngày xưa làm bằng ô dước nên bị bong rộp.

kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ độc đáo

Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu sự sang trọng của những ngôi nhà cổ điền chủ

Đặc biệt là những đồ nội thất như tràng kỷ, tù thờ, khánh thờ…đều được chạm trổ tinh xảo, có thể còn ghép đá cẩm thạch quý hiếm…

kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ phổ biến

Nội thất đẳng cấp của nhà cổ điển chủ thuộc miền Tây Nam Bộ

Thường thì những ngôi nhà truyền thống ở đây có mái trước khá thấp. Vách chai chạm lộng được ngăn lại làm một gian, nay dùng làm chỗ thờ tự. Vách lụa và hệ thống vì kèo, mái ngói vì được làm bằng gỗ quý nên giờ vẫn rất bền. Điểm đặc biệt là hệ thống kèo ngôi nhà không cấn ốc mà chỉ chạm trổ phần gỗ ở các đầu kèo, dạ kèo và không sơn phết, rất nhẹ nhàng thanh thoát. Bao lam các cột cái được thiết kế lửng cách mặt đất trên một mét, chân các bao lam chạm hình lục bình khá tinh xảo. Các ngôi nhà cổ không còn nhiều đồ đạc, chỉ có kết cấu nhà, bộ ghế nghi, tràng kỷ và trang thờ gia thần ở chính trung. Bộ hoành phi đặt chính giữa, sơn son thếp vàng, chạm cửa võng.  

vài nét về kiến trúc nhà ở miền tây nam bộ

Những đặc điểm nội thất của kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà điền chủ xưa

Bên cạnh những vẻ đẹp kiêu sa, hoa lệ của những mẫu thiết kế lâu đài mang tinh thần Âu Châu nói về sự đẳng cấp của kiến trúc thì đâu đó tồn tại từ xưa nét văn hóa truyền thống mang tính nhân văn của người Việt đó là kiến trúc nhà ở thể hiện con người lam lũ, chất phác, kiên cường của người dân mỗi vùng miền và tiêu biểu là kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với những kiểu khác nhau phù hợp với môi trường sống vùng miền đến giờ còn lưu giữ và tồn tại. Mặc dù xã hội đã và đang trên đà phát triển nhưng nét văn hóa nhà ở vùng Tây Nam Bộ vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc, đó cũng là cách thích nghi với môi trường sống của người dân nơi đây, đáng trân trọng.

Xem thêm: Nhà phố 1 trệt 2 lầu hiện đại

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận