Cấu tạo mái nhà ở bao gồm những gì? TIN128038

Ngôi nhà chính là nơi để mỗi người trở về sau những chuỗi ngày dài mỏi mệt. Để có được một không gian nhà ở hoàn hảo, chỉn chu, ... bạn cần hiểu rõ về cấu tạo các bộ phận trong ngôi nhà để có thể chuẩn bị xây dựng cho mình một ngôi nhà tốt nhất. Ở nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo mái nhà ở: Bao gồm vai trò, chức năng, đặc điểm của các bộ phận cấu tạo mái!

  •  
Tư vấn mẫu thiết kế nhà 2 tầng đơn giản
  •  
Bỏ túi bí quyết mái ngói nên lợp hay dán để công trình bền vững theo thời gian
  •  
Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà 1 tầng có gác lửng đẹp nhất 2018

Tổng quan về mái nhà ở

Đối với bất cứ một công trình kiến trúc nào, mái cũng đóng vai trò là bộ phận bao che, che chở cho tổng thể công trình từ trên xuống dưới. Mái nhà bao gồm những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Đây là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một công trình kiến trúc, nhà ở, biệt thự,...

+ Mái nhà có tác dụng bảo vệ ngôi nhà trước những hiện tượng của thời tiết như mưa, nắng, gió,...

+ Mái nhà giúp che chắn, bảo vệ cho ngôi nhà cũng như đảm bảo sự an toàn bền vững cho con người trong quá trình sử dụng nhà ở.

+ Mái nhà cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo kiến trúc và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, thể hiện được ý đồ thiết kế và mong muốn của chủ sở hữu công trình đó.

Từ xa xưa, người Việt đã biết sử dụng các vật liệu đơn giản từ tự nhiên như gỗ, tre, nứa, rơm, rạ,... để làm mái. Những nguyên liệu sử dụng làm mái chủ yếu có nguồn gốc xuất phát từ địa phương, đặc biệt có thể thấy ở miền bắc như mái rơm rạ, miền nam thì sử dụng mái lá dừa,... đều trở thành những bằng chứng lịch sử, đi cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội truyền thống. Những ngôi nhà đơn giản, mộc mạc với vẻ đẹp gần gũi tạo nên sức hút mạnh mẽ!

Đặc biệt hơn, những mái nhà cổ, mái đình, mái chùa,... cùng hệ kết cấu khung gỗ, ngói lợp thì sử dụng loại ngói đất nung, ngói vẩy rồng,... cũng đi vào lịch sử phát triển kiến trúc với những công trình ấn tượng, mang nhiều dấu ấn khác biệt, hoài cổ cho kiến trúc Việt Nam. Cho đến nay, những giá trị truyền thống đó vẫn đang được kế thừa và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn bởi những con người hiện đại. Với những giá trị truyền thống đó, cùng với những vai trò không thể thay thế của mái nhà ở nêu trên, bạn càng thấy được sự quan trọng của cấu tạo mái nhà ở đối với các công trình nhà ở hiện đại ngày nay, bao gồm:

Xem thêm: nhà 1 tầng 3 phòng ngủ

Các loại mái nhà ở hiện nay

Mái nhà là một bộ phận bao che và chịu lực. Chính vì thế, khi thiết kế mái nhà ở hiện nay cần đảm bảo 2 yếu tố là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo kết cấu chịu lực: Khi thiết kế mái nhà, kết cấu chịu lực của mái cần được đảm bảo: Mái nhà cần phải chịu được tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng động. Trong đó, tải trọng tĩnh bao gồm tải trọng của bản thân phần mái, tải trọng của lớp lợp, tải trọng của kết cấu đỡ lợp. Còn tải trọng động sẽ bao gồm các yếu tố bên ngoài tự nhiên tác động như sức gió, bão, tuyết,...
  • Kết cấu bao che: khi thiết kế mái nhà, kết cấu bao che của mái cần được đảm bảo, yêu cầu chính của kết cấu bao che là khả năng chống thấm, dột, che mưa che nắng, cách nhiệt, giữ nhiệt,... bao che và bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động xấu của tự nhiên.

Mọi loại mái nhà đều cần phải đảm bảo 2 yêu cầu trên khi thiết kế. Thông thường, hiện nay, khi phân loại mái nhà theo độ mái, người ta sẽ có 3 cách phân loại như sau:

  • Mái dốc ( Bao gồm cả mái dốc đều mà mái dốc lệch)
  • Mái bằng

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thật kĩ các bộ phận cấu tạo mái nhà ở bao gồm:

Xem thêm: nhà cấp 4 100m2 đẹp

Thứ nhất: Cấu tạo mái nhà ở- Mái dốc

Cấu tạo mái dốc nhà ở bao gồm 2 bộ phận chính là: Lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp. Kết cấu đỡ tấm lợp ( Hay còn gọi là sườn mái) Bao gồm tường thu hồi , vỉ kèo, bán kèo, hệ thống giằng vỉ kèo và xà gồ. Còn phần lớp lợp thì bao gồm cầu phong, li tô, ... hay các vật liệu lợp ngói khác tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng gia đình.

Chi tiết các bộ phận cấu tạo mái nhà ở- mái dốc như sau:

1. Tường thu hồi- Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc

Cấu tạo mái nhà ở

Cấu tạo mái nhà bao gồm những gì?

Tường thu hồi là một trong những bộ phận quan trọng đóng vai trò trong kết cấu đỡ tấm lợp của mái nhà. Tường thu hồi là loại kết cấu đơn giản, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực cho mái. Tường thu hồi sẽ được xây theo độ dốc mái, tường thu hồi 2 đầu biên của mái nhà xây gạch 220 còn tường thu hồi giữa xây 105. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi thì khi xây cần phải bổ trụ. Tùy thuộc vào chiều rộng của mái mà bổ trụ hợp lý. Thông thường cứ 2m lại bổ trụ tường thu hồi 1 lần, và tại vị trí đó thì gác xà gồ. Đối với các bước gian nhà thông thường rộng khoảng 4- 5m thì sẽ xây tường thu hồi và bổ trụ 2 lần để gác xà gồ. Đấy là đối với những mái nhà ở thông thường. Trong tường thu hồi nên để thép chờ để liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không quá 4m, nếu khoảng cách giữa 2 tường thu hồi lớn hơn quá 4m thì nên dùng kết cấu vì kèo để tăng khả năng chịu lực, khả năng đỡ tấm lợp mái cho ngôi nhà.

Tham khảo thêm: Biệt thự 2 tầng 150m2

2. Vỉ kèo- Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc- một trong những bộ phận cấu tạo nhà ở

cấu tạo mái nhà ở

Cấu tạo mái nhà ở đẹp

Vỉ kèo có dạng hình tam giác cân để đỡ 2 mái dốc về phía 2 bên. Trong hình tam giác vỉ kèo thì cạnh đáy là xà ngang ( Còn được gọi là quá giang), cạnh nghiêng là thanh kèo ( hoặc kẻ), các hoành ( xà gỗ) đặt vuông góc trên thanh kèo là kết cấu đỡ chính của mái dốc. Vỉ kèo thường được làm bằng chất liệu gỗ, thép, hoặc bê tông cốt thép. Đặc biệt, trong xây dựng truyền thống ở nước ta, đặc biệt là các mẫu nhà cấp 4, nhà biệt thự vườn 1 tầng thì vì kèo thường được sử dụng bằng gỗ tự nhiên. Đối với vỉ kèo thép thì được sử dụng phổ biến hơn bởi tính ứng dụng cao, loại vỉ kèo thép này được sử dụng trong rất nhiều công trình xây dựng từ nhà ở truyền thống cho đến các công trình xây dựng hiện đại. Loại vỉ kèo bằng bê tông cốt thép được sử dụng ít hơn, thường được dùng trong các công trình nhà ở truyền thống như nhà thờ, đình, chùa hiện nay, và chỉ thường được sử dụng ở các vị trí dầm, xà gồ lớn. Còn hệ thống kèo nhỏ thì làm bằng thép hoặc bằng gỗ, điều này vừa làm tăng tính chắc chắn cho kết cấu đỡ lợp của mái, vừa tiết kiệm chi phí và giúp trọng lượng mái nhẹ bớt đi song vẫn đảm bảo được kết cấu đỡ lợp.

3. Hệ thống giằng:

Hệ thống giằng vỉ kèo nhằm liên kết giữa các vỉ kèo, khung thông qua xà gồ mái, đảm bảo truyền các lực tác động lên mái theo phương dọc nhà về các giằng đứng cột. Hệ thống gằng trong cấu tạo mái nhà ở có tác dụng:

Xem thêm: Mẫu nhà 2 tầng có gác lửng

Cấu tạo mái nhà

Hình ảnh: Bố trí kết cấu khung và hệ giằng mái

+ Bảo đảm sự bất biến hình và độ cứng không gian của kết cấu chịu lực của nhà ở

+ Chịu các tải trọng tác dụng theo phương dọc nhà, vuông góc với mặt phẳng khung như gió lên tường thu hồi, lực hãm của cầu trục

+ Bảo đảm ổn định cho các cấu kiện chịu nén của kết cấu: thanh dàn, cột,

+ Làm khung đỡ cho lợp mái an toàn, thuận tiện

Hệ thống giằng mái bao gồm các thanh giằng bố trí trong phạm vi từ cánh dưới dàn trở lên, phân biệt với hệ thống giằng tường, giằng cột.

Xem thêm: thiết kế nhà 2 tầng nhỏ đẹp

4. Xà gồ- Kết cấu đỡ tấm lợp trong cấu tạo mái nhà

Xà gồ là một cấu trúc ngang trong một mái nhà, xà gồ  có chức năng chống đỡ tải trọng của phần mái và vật liệu lợp và được hỗ trợ bởi các vỉ kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng, dầm thép. Xà gồ có thể làm bằng gỗ, sắt hộp... tùy thuộc theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà lựa chọn chất liệu khác nhau bởi giá thành và ưu điểm, có hạn chế khác nhau.

cấu tạo mái nhà- xà gồ

Cấu tạo mái nhà ở bao gồm những gì?

Trong cấu tạo mái nhà ở, xà gồ là một cấu trúc ngang của mái nhà. Nó có tác dụng chống đỡ mái, đỡ sức nặng của vật liệu lợp mái nhà. Và được hỗ trợ bởi các bức tường xây dựng hoặc là vì kèo gốc, dầm thép,...

Trong các công trình bằng thép, nhôm, xà gồ thường có dạng hình chữ W, sử dụng để gác cấu trúc chính hỗ trợ cho mái nhà.

Vị trí xà gồ thường được đặt tại:

+ Xà gồ nóc: Được đặt thẳng đứng ở đỉnh kèo

+ Xà gồ giữa: Được đặt nghiêng theo mặt kèo

+ Xà gồ biên: Được đặt ở chân kèo, đặt thẳng đứng.

Tham khảo thêm: nhà 1 tầng nhỏ đẹp

5. Cầu phong- Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà

Cầu phong là các thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông, đặt vuông góc với xà gồ. Kích thước tiết diện tối thiểu của cầu phong tối thiểu là 4x6 cm. Cầu phong được liên kết với xà gồ bằng đinh.

6. Li tô: Là các thanh gỗ, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp.

Khoảng cách giữa 2 li tô phụ thuộc vào kích thước viên ngói. Li tô thường được làm bằng các thanh gỗ xẻ có kích thước 3x3cm hoặc nan tre, nan luồng được chẻ vót đều bản rộng 3cm, nếu bằng sắt thì bản rộng 2cm.

Xem thêm: thiết kế nhà 3 tầng

7. Ngói- Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà ở

Ngói là bộ phận thuộc kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà ở. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ngói lợp nhà, có thể kể đến các loại ngói lợp mái nhà bao gồm:

  • Ngói đất nung
  • Ngói đất nung tráng men
  • Ngói xi măng, ngói không nung hay ngói màu
  • Ngói ác- đoa
  • Ngói composite

cấu tạo mái nhà ở

Các bộ phận cấu tạo mái nhà ở bao gồm những gì?

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử tấm lợp tôn để sử dụng lợp mái để tiết kiệm chi phí cho gia đình nếu như bạn chưa có đủ chi phí để lợp ngói cho nhà ở của mình. Ngói cũng được sản xuất với nhiều loại ngói và kích thước khác nhau, thông thường số lượng ngói lợp sẽ được tính bằng viên/m2. Do đó, khi bạn thiết kế nhà, từ tiện tích m2 mái có thể tính toán được số lượng viên ngói, kích thước viên ngói tương ứng và giá thành thiết kế ngói phù hợp với từng công trình sử dụng hiện nay.

Hiện nay, phương pháp làm mái dốc có thể được đổ hoàn toàn bằng bê tông, sau đó dán ngói lên. Như vậy thì toàn bộ cấu tạo mái từ khung kèo, cầu phong, li tô như trên không còn cần thiết nữa đối với phương pháp làm mái này. Thay vào đó, bạn chỉ cần đan thép theo yêu cầu và đổ bê tông theo khuôn mái sẵn có để hoàn thiện phần mái theo yêu cầu. Lúc này, vật liệu làm mái nhà hoàn toàn là bê tông cốt thép và sử dụng ngói lợp để dán lên phía trên. Phương pháp này được áp dụng phổ biến và rộng rãi trong các công trình nhà ở dân dụng, trong đó, đặc biệt là các mẫu biệt thự vườn, thiết kế nhà 2 tầng, thiết kế nhà 3 tầng mang kiến trúc nhà biệt thự vườn sang trọng. Tuy chi phí cho phương pháp làm mái này cao hơn hẳn so với phương pháp xây tường thu hồi, vỉ kèo như trên, tuy nhiên, lại được nhiều gia đình có điều kiện kinh tế áp dụng xây dựng do nhưng ưu điểm về tuổi thọ công trình, độ bền đẹp và ít phải sửa chữa, thấm dột.

Chi tiết các bộ phận cấu tạo mái nhà ở- mái bằng

Mái bằng cũng là một trong những loại mái nhà ở phổ biến, thường thấy ở những công trình nhà ở hiện đại.

Mái bằng có độ dốc từ 5- 8%, ưu điểm của loại mái này là ít chịu tác động của gió bão, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao. Mặt sàn của mái có thể kết hợp hoặc tận dụng làm sân thượng , sân phơi, ....

Mái bằng sử dụng trong những công trình nhà ở hiện đại, kết hợp với hình dạng, màu sắc của nhà để mang lại vẻ đẹp hiện đại, mới mẻ và độc đáo cho công trình. Chi tiết các bộ phận cấu tạo mái bằng nhà ở bao gồm:

Xem thêm: Biệt thự 3 tầng 4 phòng ngủ

cấu tạo mái bằng nhà ở

Cấu tạo mái nhà ở - mái bằng bao gồm những gì

  1. Lớp kết cấu chịu lực

Lớp kết cấu chịu lực có tác dụng chịu lực chính cho mái, được cấu tạo bằng bê tông cốt thép lắp ghép. Về hình thức giống như cấu tạo sàn nhà, nhưng có sự khác biệt về cấu tạo viền mái và cấu tạo chống thấm, thoát nước cho mái.

  1. Lớp tạo dốc.

Có tác dụng tạo cho mái có độ dốc cần thiết, được đặt ở trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng bêtông xỉ, bêtông gạch vỡ, bêtông đá dăm. Ngoài ra nó còn tăng cường khả năng cách nhiệt cho mái và làm phẳng mặt trên lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thấm bên trên nó.

  1. Lớp chống thấm

Có tác dụng bảo vệ không cho nước mưa ngấm vào kết cấu của mái, được đặt ở trên lớp tạo dốc đối với mái có lớp tạo dốc hoặc trên lớp kết cấu chịu lực đối với mái không có lớp tạo dốc, thường được cấu tạo bằng bêtông cốt thép mác cao. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng thêm độ cứng cho mái.

Xem thêm: Mẫu nhà 3 tầng đơn giản

Bêtông chấm thấm là loại bêtông đá nhỏ trong đó thành phần ximăng tương đối nhiều, khả năng liên kết của bêtông chặt không có lỗ rỗng. Đồng thời để tăng khả năng chống thấm, bêtông còn được hoà thêm chất phụ gia như bã rượu sunfit, xà phòng, nhựa thông. Bề dày của lớp bêtông chống thấm vào khoảng 30-50, thông thường là 40.

Như vậy, tùy từng điều kiện thực tế và yêu cầu của mỗi gia đình mà lựa chọn mái nhà phù hợp với kiến trúc riêng, Bạn có thể tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế nhà ở chuyên nghiệp để giúp bạn hoàn thiện được ngôi nhà như ý muốn của mình. Và đến khi đó, bạn có thể không cần quá quan tâm đế các bộ phận cấu tạo mái nhà ở bởi tất cả đã được thực hiện và ghi chú rõ ràng trong hồ sơ thiết kế chi tiết rồi!

Hy vọng rằng, với những chia sẻ nêu trên, bạn và gia đình của mình đã tìm hiểu và nắm rõ được các bộ phận cấu tạo mái nhà ở bao gồm những gì? Mọi yêu cầu thiết kế nhà ở, biệt thự mời bạn liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc!

Hotline: 0988 030 680

Xem thêm: thiết kế nhà trên đất bị xéo

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận