Tất tần tật kinh nghiệm thi công móng nhà đóng cọc bê tông

Móng nhà đóng cọc bê tông là phương pháp xây dựng đã được nhiều đơn vị, nhiều gia đình lựa chọn để sử dụng cho công trình. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng hiểu và nắm được toàn vẹn những kiến thức cơ bản mà phương pháp đóng cọc bê tông móng nhà mang lại.

Móng nhà có thể làm bằng gạch, bằng đá hộc, bằng tre,… nhưng tại sao móng nhà đóng cọc bê tông lại trở nên phổ biến và ngày càng thông dụng như vậy? Để bạn hiểu hơn về bản chất của việc làm móng nhà bằng cọc bê tông và những công dụng to lớn mà phương pháp đóng cọc bê tông móng nhà mang đến đối với công trình, Angcovat sẽ nêu ra một vài điểm sau đây:

  •  
100 Mẫu biệt thự 2 tầng nhỏ xinh đang thịnh hành nhất
  •  
Vẻ đẹp các mẫu nhà 2 tầng 2 mặt tiền
  •  
Nhà cấp 4 kiểu Châu Âu sang trọng lịch lãm

1) Móng nhà đóng cọc bê tông là gì và được tạo ra như thế nào?

- Móng cọc bê tông là loại móng hình trụ dài và sử dụng vật liệu là bê tông được đẩy xuống đất để hoạt động như một sự hỗ trợ ổn định cho các cấu trúc được xây dựng trên nó. Thông thường nó thường được sử dụng trong những công trình nhà dân dụng với nhiều tầng hay những công trình nhà công nghiệp với tải trọng lớn. Cọc bê tông được đánh giá cao về độ bền vững và đảm bảo sự vững chắc cho công trình, có khả năng chống lại được sự xâm thực của các hóa chất hòa tan có trong đất nền. Bởi vậy mà móng nhà đóng cọc bê tông đã và đang là lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng.

thi công móng nhà đóng cọc bê tông

Tìm hiểu móng nhà đóng cọc bê tông

- Móng cọc gồm hai thành phần: đài cọc và một hoặc một nhóm cọc. Các nền móng được sử dụng chủ yếu để chuyển tải trọng từ cấu trúc siêu, thông qua các tầng lớp chịu nén yếu hoặc nước trên nền đất hoặc đá cứng hơn, nhỏ gọn hơn, ít nén và cứng hơn. Loại móng này được sử dụng cho các kết cấu lớn và những nền đất yếu, có độ lún nhiều và thường xuyên bị sạt lở. Bê tông được cấu tạo từ 1 khung bằng thép và đổ một lớp bê tông, thường có hình trụ dài từ 4 đến 6m. Đây là loại cọc khá thông dụng hiện nay. Mỗi một kích thước sẽ được nhà thiết kế sử dụng sao cho phù hợp với từng hạng mục công trình, đáp ứng những yêu cầu khác nhau của khách hàng.

Hiện nay, các công trình xây dựng ở nước ta chủ yếu ở 3 dạng địa chất phổ biến nhất đó là đất liền thổ, đất ruộng và đất pha cát. Với 3 loại đất khác nhau này sẽ được ép các loại cọc ở độ sâu khác nhau. Ở đây chúng ta quy định loại cọc dùng phổ biến cho nhà dân là 200×200 và 250×250.

+ Đối với đất liền thổ, đất ở sử dụng lâu năm là loại đất ít bị lún, sụt hay nứt. Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp ép neo có thể ép cọc xuống độ sâu 5-15m, dùng phương pháp ép tải có thể ép xuống độ sâu 10-20m tùy loại cọc.

+ Đối với đất ruộng, đất lấp ao hồ (nền móng yếu)… thường là nền đất yếu, đất dễ sụt lún vì vậy việc ép cọc cần sâu hơn so với đất liền thổ. Cụ thể, với đất ruộng, độ sâu tối thiểu cọc là 10-25m tùy theo loại cọc. Với những vùng đất mới san lấp cần cọc kích thước lớn hơn và ép ở độ sâu lớn hơn.

+ Với đất pha cát, loại đất này cũng gần giống với đất ruộng, độ lún của đất này không nhiều như đất ruộng nhưng độ kém bền chắc thì tương đương nhau. Vì vậy, việc ép cọc bê tông cũng cần phải độ sâu tối thiểu 10-20 m. Loại đất này chỉ có một ưu điểm khác biệt chính là độ thấm hút nước tốt hơn so với đất ruộng.

Tìm hiểu: Tổng hợp 1000 mẫu sân vườn biệt thự châu âu 

2) Lợi ích của việc móng nhà đóng cọc bê tông:

- Móng nhà đóng cọc bê tông tạo kết cấu nhà chắc chắn, bền bỉ: việc cọc sẽ được làm bằng chất liệu bê tông đặc kết hợp với 2 loại sắt là đai phi 14 và đai phi 6. Các nguyên liệu này sẽ tạo nên một kết cấu vững chãi và bền bỉ theo thời gian. Ngoài ra, cọc bê tông còn có thể đạt được độ sâu là 7m trong lòng đất. Nhiệm vụ của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.

- Móng nhà đóng cọc bê tông có khả năng chịu lực lớn: Hệ thống cọc bê tông có độ sâu chục mét sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn sẽ ổn định trên nền đất, tạo độ vững chắc về lâu dài. Đối với nền đất yếu và quy mô ngôi nhà lớn thì việc sử dụng cọc ép bê tông có độ sâu chục mét sẽ giúp truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng cho ngôi nhà, tạo độ vững chắc cho căn nhà.

- Móng nhà đóng cọc bê tông giúp giảm chi phí và thời gian thi công nhanh: thời gian ép cọc tùy thuộc vào độ lún của đất và diện tích mặt bằng. Nếu đất càng lún, diện tích mặt bằng càng lớn thì việc thi công càng mất nhiều thời gian và ngược lại. Tuy nhiên với việc sử dụng máy móc hiện đại như ngày nay thì số lượng cọc trung bình được ép trên một ngày sẽ rơi vào khoảng 10-12 cọc. Với việc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại giúp cho thời gian thi công nhanh hơn, nguồn chi phí phải trả cho nhân công giảm.

Xem thêm: Mẫu nhà vườn 140m2 3 phòng ngủ mái ngói đơn giản 1,2 tỷ đồng

3) Cách tính chi phí móng nhà đóng cọc bê tông:

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những cách tính giúp khách hàng có cách tính chi phí làm móng nhà chính xác và đơn giản. Tuy nhiên cách tính chi phí làm móng nhà cũng chênh lệch tùy thuộc vào từng nhà thầu, vị trí địa lý hay giá nhân công của từng địa phương. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố cơ bản, phổ biến nhất để có cách tính chi phí làm móng nhà chính xác và đúng đắn. Dưới đây là cách tính toán chi phí làm móng nhà dựa vào đơn giá xây dựng để bạn có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

Đơn giá xây dựng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện ngôi nhà của chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là:

  • Đối với mức độ đầu tư vật tư trung bình thì đơn giá xây dựng khoảng 5 triệu đồng/m2
  • Đối với mức độ đầu tư vật tư trung bình khá thì đơn giá xây dựng khoảng 5,5 triệu đồng/m2
  • Đối với mức độ đầu tư vật tư khá thì mức đơn giá xây dựng khoảng 6-7 triệu đồng/m2
  • Đối với mức độ đầu tư tốt dùng các vật liệu cao cấp thì đơn giá xây dựng khoảng 8 triệu/đồng

chi phí làm móng nhà đóng cọc bê tông

Dựa vào tổng chi phí xây dựng để có cách tính chi phí làm móng nhà

Các loại móng đơn, móng bang một phương hay móng bang hai phương, móng cọc ép tải hoặc móng cọc khoan nhồi sẽ có cách tính chi phí làm móng nhà khác nhau.

  • Tính chi phí làm móng đơn đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.
  • Chi phí làm móng băng một phương: Được tính theo công thức: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng băng hai phương: tính theo công thức bằng 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng cọc (ép tải) bằng: 250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô)
  • Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi) = (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

chi phí làm móng nhà

Cách tính chi phí làm móng nhà

Là đơn vị thi công móng nhà đóng cọc bê tông uy tín và chất lượng. Angcovat tự tin có thể đem đến sự hài lòng cho khách hàng trong việc đóng cọc bê tông cho móng nhà bằng việc đảm bảo:

- Sử dụng máy móc tiên tiến, công nghệ hiện đại, đáp ứng được mọi công trình với địa chất và địa hình đa dạng.

- Đội ngũ nhân viên có tay nghề, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm.

- Chi phí thấp hơn so với giá thị trường.

- Chất lượng bê tông đạt tiêu chuẩn và được kiểm định.

Ngoài ra thì tùy theo từng địa hình mà nhà thiết kế của chúng tôi sẽ đưa ra chọn loại máy máy phù hợp, kiểm tra chất lượng của thiết bị trước khi tiến hành thi công để tránh những hư hỏng trong quá trình ép cọc. Chúng tôi cũng sẽ chú ý vào những số liệu của máy sau: lực ép của máy, công suất máy,… để lựa chọn thích hợp.

Angcovat là đơn vị số 1 về thiết kế và thi công trọn gói nhà ở hiện nay. Chúng tôi tự hào mang tới cho bạn dịch vụ tốt nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất và đồng hành cùng với ngôi nhà của gia đình bạn. Bạn có thể tham khảo nhiều hơn các sản phẩm của Angcovat: thi công nhà ở trọn gói 

4) Một số móng nhà đóng cọc bê tông mà Angcovat đã thi công:

4.1. Dưới đây là hình ảnh thi công móng cọc nhà 2 tầng đẹp 90m2 của gia đình chú Hào ở Hải Phòng.

Sau nhiều công đoạn chuẩn bị và thi công thì Angcovat yêu cầu đối với biện pháp ép cọc bê tông cốt thép đó là:

–  Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.
–  Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.
–  Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.
–  Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.
–  Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.

Trong quá trình ép cọc bê tông, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng lực ép. Theo yêu cầu, trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực ép. Theo yêu cầu, trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép. Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên, cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.

thi công móng nhà đóng cọc bê tông

Một bước trong quy trình thi công móng cọc nhà 2 tầng đẹp 90m2

thi công móng nhà đóng cọc bê tông nhà 2 tầng

Hình ảnh thực tế thi công móng cọc nhà 2 tầng đẹp 90m2 của gia đình chú Hào

Chi tiết hình ảnh thi công: mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 9m

4.2. Dưới đây là hình ảnh thực tế thi công móng bê tông nhà cấp 4 170m2 của gia đình anh Xuyên ở Đồng Nai:

Quy trình thi công móng cọc của Angcovat đảm bảo bao gồm các đầu việc chính như sau:

1: Chuẩn bị mặt bằng thi công

2: Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

3: Gia công cốt thép

4: Lắp dựng cốp pha

5: Đổ bê tông móng.

Angcovat thi công móng nhà đóng cọc bê tông

Hình ảnh thực tế thi công móng bê tông nhà cấp 4 170m2

thi công móng nhà đóng cọc bê tông nhà 1 tầng

Hình ảnh thi công thực tế

Chi tiết hình ảnh thi công trọn gói: nhà cấp 4 170m2 mái thái hiện đại

4.3. Thi công móng nhà dân trọn gói 2 tầng 100m2 tại Bình Phước:

Móng nhà được ví với bộ phận rễ của một loại cây, là bộ phận nằm sâu trong lòng đất nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng, chịu lực tải trọng cho cả một công trình. Vì thế thi công móng được thực hiện đầu tiên và trong quá trình khảo sát tư vấn thiết kế nhà, chúng tôi đã triển khai các bản vẽ móng, tư vấn lựa chọn loại móng nhà phù hợp với địa chất khu vực và tải trọng ngôi nhà. 

thi công móng nhà đóng cọc bê tông đảm bảo an toàn

Đội thợ thi công làm việc chuyên nghiệp dưới sự chỉ đạo của người giám sát

Cọc bê tông cốt thép dùng có thể là cọc rỗng, có tiết diện vành khuyên đúc ly tâm. Hoặc có thể là cọc đặc với tiết diện là đa giác đều hoặc là vuông. Và nó phải đảm bảo các tiêu chuẩn, được kiểm định rõ ràng.

Không dùng đoạn cọc có độ sai lệch vượt quá quy định và có vết nứt rộng không quá 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không được quá 10 mm. Diện tích do bị lẹm, rỗ tổ ong, mẻ góc không quá 5 % tổng diện tích bề mặt cọc.

thi công thực tế móng nhà đóng cọc bê tông

Hình ảnh công trình đang thi công

Hi vọng những chia sẻ và tư vấn của Kiến trúc Angcovat sẽ giúp gia chủ chuẩn bị kỹ hơn trong việc xây dựng ngôi nhà của mình. Trên đây chỉ là một số gợi ý cho khách hàng tham khảo về móng nhà đóng cọc bê tông. Khách hàng có thể tìm hiểu rõ hơn qua trang chủ của Angcovat để có thể được tư vấn một cách kĩ lưỡng và cụ thể hơn.

Để được tư vấn thiết kế và báo giá chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE: 0988 030 680

Xem tiếp: nhà 5 phòng ngủ 200m2 

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận