Tiết lộ những vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống hợp phong thủy
Giữa không gian chật hẹp của nhà phố, mỗi phòng chức năng cần được tính toán cẩn thận về diện tích sao cho phù hợp, chỗ nào thiết kế phòng khách được không, chỗ kia nhà vệ sinh có ổn không,... và vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống cũng được quan tâm hơn cả. Theo dõi bài viết sau đây để cùng Angcovat tìm hiểu và khám phá những mẫu nhà bố trí bếp ăn khoa học, ấm cúng.
Tầm quan trọng của vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống đúng phong thủy
Người phương Đông xưa nay vẫn rất xem trọng yếu tố phong thủy trước khi làm bất cứ công việc gì. Khi xây nhà, ông cha ta từng có câu ca dao như sau:
“ Nền nhà nước đổ chảy vào
Làm ăn phát đạt đón chào ngợi ca
Nền nhà nước đổ chảy ra
Làm ăn kha khá tiêu pha bội phần
Nền nhà bằng phẳng như cân
Đề phòng con cháu ái ân tư tình”
Hay có câu rằng: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam” giúp ta thấy được từ xưa đến nay, người Việt nói riêng người phương Đông nói chung rất quan tâm đến yếu tố phong thủy trong khi làm những việc lớn như lấy vợ dựng chồng hay kể cả việc xây dựng nhà cửa. Bởi lẽ, ngôi nhà chính là một trong những tài sản lớn nhất của đời người vì thế mà ngay từ những bước đầu tiên như chọn đất, chọn hướng nhà cũng được quan tâm hơn cả. Nhiều người rất cẩn thận còn đi xem phong thủy, cúng tạ đất, điều này cũng hoàn toàn phù hợp để cho gia đình có được một cuộc sống ấm no suốt đời.
Xem thêm: Bản vẽ chi tiết nhà cấp 4 3 phòng ngủ
Tầm quan trọng của việc xem xét vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống hợp phong thủy
Nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích tương đối hạn hẹp như hiện nay, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên đất đai vì thế cũng tăng chóng mặt. Sở hữu một mảnh đất nhỏ hẹp ở mặt phố cũng là điều khó khăn nên hiếm có những mẫu biệt thự đẹp, to đồ sộ mà chủ yếu là nhà dạng ống được thiết kế chồng tầng để đảm bảo công năng. Chỉ có một mặt tiền duy nhất, ít mặt thoáng lại giữa phố xá đông đúc người qua lại nên bụi bặm, ồn ào nên thiếu ánh sáng và gió, đây là hai yếu tố quan trọng nhất làm nên sự điều hòa khí trời trong không gian sống, giúp phong thủy tốt hơn. Vì vậy, bố trí mặt bằng công năng trong nhà ống 2 tầng chịu ảnh hưởng cực kỳ lớn đến phong thủy của cả không gian sống. Thiết kế mặt bằng tầng 1 gồm những phòng chức năng nào, xây nhà hình gì là tốt nhất, đặt không gian này cạnh không gian kia được không, tầng 2 sẽ bố trí như nào, phòng khách đặt ở đâu, vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống thế nào cho phù hợp,... bao nhiêu câu hỏi, thắc mắc nảy sinh trước khi tiến hành xây nhà.
Để có được một ngôi nhà đẹp từ mặt tiền bên ngoài đến công năng tiện nghi bên trong, Angcovat khuyên chủ đầu tư nên tìm đến những đơn vị kiến trúc chuyên nghiệp. Bởi lẽ bố trí một mặt bằng công năng, nhất là vị trí bếp đối với mỗi căn nhà sẽ khác nhau tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ, diện tích ngôi nhà, cùng các không gian khác có phù hợp hay không. Vậy nên khó có thể tự chủ nhà định hình được bếp bố trí ở đây, phòng khách ở chỗ kia, phòng ngủ chỗ này hợp lý hay tham khảo thiết kế tương tự rồi áp dụng cho ngôi nhà mình. Chắc chắn khi sử dụng sẽ có rất nhiều bất cập mà lại có khả năng không hợp phong thủy, mang đến điềm xấu cho các thành viên trong gia đình.
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tài lộc, sự nghiệp, công việc của cả nhà; hơn nữa còn là ngọn lửa thắp lên tình yêu thương, là nơi tụ họp, quây quần mỗi sáng thức dậy hoặc mỗi tối trở về cùng nhau tâm tình, chuyện trò. Chính vì thế, gia chủ cần xem xét cẩn thận hoặc hỏi ý kiến những KTS chuyên nghiệp để có được một gian bếp ưng ý mà lại hợp phong thủy.
Tham khảo: Thiết kế nhà cấp 4 hình chữ U ấn tượng
Các vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống mang lại tài lộc cho gia chủ
Bếp chính là nơi cháy lên ngọn lửa của cả gia đình, chính vì vậy, vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống ở đâu để lửa luôn bùng cháy và không ảnh hưởng đến những không gian khác. Bếp còn có sự ảnh hưởng lớn đến sự thịnh vượng, phát đạt của các thành viên trong gia đình. Không thể tùy tiện bố trí phòng bếp ăn ở đâu đó trong nhà mà không có sự tính toán cẩn thận, chắc chắn nó sẽ tác động ít nhiều đến người ở trong nhà về sức khỏe, sự nghiệp, nặng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của cả nhà. Sau đây là một số gợi ý về vị trí đặt bếp thuận lợi chủ nhà có thể tham khảo:
- Hướng bếp chính là hướng lưng của người dùng để khi quay lại họ có thể nhìn thấy được bao quát toàn bộ không gian, vì thế mà gia chủ thuộc đông tứ mệnh thì phải đặt bếp ở vị trí hướng đông; tương tự đặt bếp hướng tây với người thuộc tây mệnh. Phần lưng của người sử dụng bếp quay về phía nào thì đó chính là hướng bếp tốt, nếu không biết mà đặt ngược lại, nghĩa là người thuộc tây mệnh đặt bếp hướng đông thì chắc chắn những dòng khí lợi không thể sinh sôi trong nhà, gia đình lại yếu về sức khỏe, dễ ốm yếu, bệnh tật và không thăng tiến trong sự nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế mẫu nhà 2 tầng có bếp riêng đẹp nhất
- Bố trí bếp không được sát phòng ngủ hoặc nằm dưới phòng ngủ, đây là nơi cần sự riêng tư, yên tĩnh nhất trong ngôi nhà mà lại luôn có mùi thức ăn bay vào hoặc tiếng lạch cạch của người nấu ăn thì chắc chắn người ở phòng đó sẽ không có giấc ngủ ngon. Phòng ngủ mà nằm trên bếp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người ở, dễ mắc những bệnh liên quan đến gan.
Tham khảo các vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống chuẩn
- Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống cần tránh ở trung tâm hay bên ngoài nhà bởi lẽ bếp có lửa, tức thuộc hành Hỏa vì vậy, nếu đặt ở trung tâm ngôi nhà thì theo phong thủy, ngọn lửa lớn sẽ làm cháy “trái tim” là trung tâm ngôi nhà. Hơn nữa, nếu bếp ở giữa nhà thì mùi thức ăn cũng sẽ bay tản đi khắp không gian của ngôi nhà, quẩn trong phòng làm ảnh hưởng đến đồ nội thất, đặc biệt, mùi dầu mỡ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, bếp cũng là nơi sinh sôi nguồn năng lượng tốt cho gia đình, nhiều khách hàng thắc mắc có nên thiết kế bếp trên tầng cao nhất hay không thì đặt ở ngoài trời thì nguồn năng lượng khó có thể vào trong không gian sống.
- Thiết kế phòng bếp còn cần lưu ý không đặt kế nhà vệ sinh hay nằm dưới vì khu vệ sinh chứa những năng lượng, nguồn khí xấu có thể ảnh hưởng đến mùi thức ăn, cảm nhận của người đang sử dụng bếp. Bếp là nơi nấu đồ ăn nên cần được đảm bảo về sự an toàn vệ sinh nên cần thiết được tách ra khỏi với phòng vệ sinh của gia đình.
Xem thêm: Thiết kế nhà 2 tầng mái thái đẹp
Top 10 mẫu nhà có vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống khoa học
Mẫu 1: Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống diện tích 180m2 ở Hưng Yên
- Mẫu biệt thự: BT501090
- Chủ đầu tư: chị Phạm Thị Quỳnh
- Mặt tiền: 7.5m
- Chiều sâu: 25.8m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 2.4 tỷ đồng
Mặt tiền chỉ 7.5m nhưng mẫu nhà đẹp 7x25m của chị Quỳnh được thiết kế mặt tiền sử dụng vật liệu kính ở chi tiết cửa và lan can mang đến một không gian sống hiện đại. Nhờ vật liệu từ kính thay vì những bức tường bê tông cứng nhắc mà ngôi nhà cao ráo, thanh thoát hơn và chắc chắn sẽ lấy được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, làm sáng cả ngôi nhà. Tại sảnh, ban công tầng 2 và cả bệ cửa sổ đều được thiết kế hoa lá, cây cảnh làm tăng tính thẩm mỹ và làm mát cả không gian sống.
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 180m2 ở mặt bằng tầng 1
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống ở công năng tầng 2
Thông số cùng công năng sử dụng cụ thể:
- Tầng 1: sảnh chính 5,6m2; sảnh trung tâm 12,5m2; sảnh 15,4m2; phòng khách 37m2; phòng bếp ăn 33,25m2; phòng ngủ 1 20m2; wc1 4,8m2; wc2 5,25m2.
- Tầng 2: sảnh trung tâm 22,7m2; ban công 4m2; phòng thờ 10m2; phòng ngủ 2 16m2; phòng ngủ 3 20m2; giặt phơi 33,25m2; wc3 5,4m2; wc4 4,5m2.
Phòng bếp được bố trí ở cuối nhà, khu vực vệ sinh cạnh phòng bếp ăn nhưng được ngăn cách bằng cửa rồi lớp tường bê tông nên không hệ ảnh hưởng. Phía trên phòng bếp ở tầng 2 là khu vực giặt phơi rộng rãi nên đảm bảo yếu tố phong thủy.
Mẫu 2: Tham khảo vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống kiến trúc tân cổ điển
- Mẫu biệt thự: BT518060
- Chủ đầu tư: anh Bân
- Mặt tiền: 7m
- Chiều sâu: 16m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.4 tỷ đồng
Mẫu thiết kế nhà 2 tầng 7x16m ở Quảng Ninh thu hút được nhiều sự quan tâm của người qua đường nhờ kiến trúc tân cổ điển kiểu pháp ấn tượng. Từ những cột trụ lớn, hoa văn được trang trí tỉ mỉ mang đến sự đồ sộ, bề thế cho kiến trúc của ngôi nhà, cùng với màu trắng ính kết hợp gạch ốp chân tường màu xám đen sang trọng, gia chủ cũng dễ dàng lau chùi, vệ sinh. Nhà anh Bân được thiết kế mặt bằng nội thất, đặc biệt vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống rất khoa học.
Nội thất tầng 1 khi thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 100m2
Tầng 2 của mẫu bản vẽ thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống
Các phòng chức năng của ngôi nhà anh Bân gồm có:
- Tầng 1: sảnh chính 7,3m2; phòng ăn 14,2m2; phòng khách 33,4m2; phòng bếp 20,6m2; phòng ngủ 1 11,1m2; wc1 3,5m2
- Tầng 2: sảnh tầng 5,3m2; phòng ngủ 2: 16,7m2; phòng ngủ 3 16,6m2; phòng ngủ 4 19m2; ban công; phòng thờ 14m2; wc2: 3,9m2; wc3 3,3m2.
Với diện tích 100m2, gia chủ muốn tách biệt phòng bếp với phòng ăn để cho không khí trong nhà luôn thông thoáng, mùi thức ăn sẽ không bị bay từ phòng này sang phòng khác. Hơn nữa, tại khu vực nấu nướng còn có một cửa phụ mở ra đằng sau nhà giúp cho mùi thức ăn không bị quẩn trong phòng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc tách hai không gian bếp và ăn như mẫu nhà này vô cùng hợp lý, lại vẫn hợp phong thủy.
Mẫu 3: Khám phá vẻ đẹp của mẫu biệt thự có vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống ấn tượng
- Mẫu biệt thự: BT119129
- Chủ đầu tư: anh Trịnh Bá Phước
- Mặt tiền: 8m
- Chiều sâu: 17m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.3-1.4 tỷ đồng
Diện tích 105m2 tương đối rộng rãi cho mẫu nhà 2 tầng mái thái mặt tiền 8m nên KTS của Angcovat đã thiết kế một ngoại thất đơn giản mà hiện đại. Phần cửa được làm từ gỗ mang đến cảm giác chắc chắn, vững chãi mỗi khi gia chủ vắng nhà kết hợp với những ô cửa kính vẫn mang ánh sáng từ mặt trời vào trong nhà. Phần lan can từ kính ấn tượng có chiều cao an toàn nên vẫn đảm bảo cho trẻ nhỏ mà lại tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống trong công năng tầng 1 diện tích 105m2
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống mái thái tại tầng 2
Thông số diện tích chi tiết từng phòng của ngôi nhà gồm:
- Tầng 1: Phòng khách: 22m2, Sảnh phụ 8m2, Phòng bếp ăn: 19m2, Phòng ngủ 1: 18m2, WC1: 3.5m2.
- Tầng 2: Phòng thờ: 22m2, Phòng ngủ 2: 15.5m2, Phòng ngủ 3: 18m2, WC2: 3,5m2.
Vì ngôi nhà dạng ống hình chữ L nên việc bố trí công năng cũng sẽ không dễ dàng như những mẫu nhà vuông vắn, KTS đã cố gắng tránh những điều cấm kỵ khi bố trí phòng bếp. Tại phòng bếp còn có thiết kế một cửa phụ vừa giúp gia chủ có thể di chuyển ra bên ngoài dễ dàng vừa giúp không khí ngôi nhà luôn thoáng đãng, trong lành.
Mẫu 4: Bản vẽ thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 4 phòng ngủ
- Mẫu biệt thự: BT528068
- Chủ đầu tư: anh Hoàng Văn Bình
- Mặt tiền: 5.6m
- Chiều sâu: 20m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.7-1.8 tỷ đồng
Thiết kế nhà 2 tầng trên đất 6x20m của nhà anh Bình là một trong những bản vẽ đẹp, được nhiều khách hàng sau này lấy làm mẫu, thước đo cho không gian sống mơ ước. Phần mặt tiền được thiết kế lan can hoa văn màu đen nổi bật trên nền sơn trắng tô đậm được nét trang nhã của phong cách bán cổ điển. Phần thân nhà được kết hợp các mảng tường trắng rồi vàng nâu tone sáng xen kẽ tạo nên một ngôi nhà ấn tượng, nổi bật.
Mặt bằng nội thất khi thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà ống 2 tầng
Các phòng chức năng trong ngôi nhà có diện tích cụ thể như sau:
- Tầng 1: sảnh chính (9m2), phòng bếp + phòng ăn (20m2), phòng khách (23.5m2), phòng ngủ 1 (12m2), wc1 (4.5m2).
- Tầng 2: ban công (57m2), sảnh tầng (4m2), phòng thờ (10.4m2), phòng ngủ 2 (9.2m2), phòng ngủ 3 (10.6m2), phòng ngủ 4 (11.9m2), wc2 (4.5m2), sân phơi (5.6m2).
Phòng bếp được bố trí sảnh phụ cùng hướng đến vị trí bếp để tạo được sự thông thoáng toàn bộ không gian sống, gia chủ cũng có thể đi ra ngoài mà không phải đi vòng qua phòng khách. Trong khu vực bếp ăn cũng không bố trí nhà vệ sinh vì nó mang những luồng khí xấu nên KTS đã thiết kế vệ sinh nằm ở cuối nhà.
Tham khảo: Nhà 2 tầng 2 phòng ngủ tiện nghi
Mẫu 5: Thiết kế nổi bật của mẫu biệt thự tân cổ có vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống
- Mẫu biệt thự: BT123079
- Chủ đầu tư: ông Nguyễn Văn Quyên
- Mặt tiền: 10m
- Chiều sâu: 20m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 2.7-3 tỷ đồng
Diện tích lô đất rộng rãi lên đến 200m2 nên biệt thự 2 tầng rưỡi kiểu pháp của ông Quyên vô cùng xa hoa, lộng lẫy. Từ bậc tam cấp đến phần mái marsand màu đỏ tươi thiết kế ấn tượng chẳng khác nào biệt thự quyền quý ở phương trời tây. Những chi tiết hoa văn ở từng cột trụ, họa tiết ở phần thân mái được thiết kế, thi công phức tạp, tỉ mỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống ở tầng 1 140m2 hợp lý
Công năng tầng 2 trong thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống
Cụ thể thông số diện tích các phòng như sau:
- Tầng 1: Phòng khách 27m2, Gara oto: 20.5m2, Sảnh trung tâm: 12m2, Phòng bếp ăn: 18m2, Phòng ngủ 21m2, WC1: 3.8m2.
- Tầng 2: Sảnh thang: 12m2, Phòng ngủ 2: 21m2, WC3: 3.8m2, Phòng ngủ 3: 21m2, Wc3: 3.2m2, Phòng ngủ 4: 19m2, WC4: 3.8m2, Phòng ngủ 5: 17m2, WC5: 3.8m2.
- Tầng tum: Phòng thờ, nhà kho
Phòng bếp được bố trí cuối nhà với thiết kế tường ngăn cách rồi cửa giúp cho mùi thức ăn không hề bị bay sang những không gian khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình. Tại phòng bếp không chỉ có cửa sổ lớn mà còn có một cửa phụ để không khí luôn thoáng đạt. Nhà vệ sinh nằm trong phòng bếp nhưng được ngăn cách bằng bức tường bê tông và gần với cửa phụ nên luồng khí xấu sẽ được bay đi.
Mẫu 6: Khám phá vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống kích thước 8x18m
- Mẫu biệt thự: BT115039
- Chủ đầu tư: ông Trần Phương Dũng
- Mặt tiền: 8m
- Chiều sâu: 18m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.5-1.6 tỷ đồng
Phần mặt tiền của thiết kế biệt thự 8x18m không quá phức tạp, nhưng phải nhìn từ trên cao xuống mới thấy được hết sự đồ sộ, bề thế của không gian sống. Hệ mái thái được thiết kế giật cấp từ phần sảnh chính, sảnh phụ, đầu hồi đến ban công tầng 2 rồi tầng mái chính. Phần mái trước được bố trí thấp hơn so với tầng mái sau tạo được sự ấn tượng, điểm thu hút của ngôi nhà.
Thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống ở tầng 1 hợp phong thủy
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 8x18m tại tầng 2
Thông số công năng chi tiết của mẫu nhà ống tại Hải Dương như sau:
- Tầng 1: Sảnh chính 7m2, Sảnh phụ 3.8m2, Phòng khách 22m2, Phòng ăn: 18m2, Phòng bếp: 18m2, Phòng ngủ: 18m2, WC chung: 3m2, WC riêng: 4m2.
- Tầng 2 mẫu thiết kế biệt thự 8x18m: Sảnh thang 7m2, Phòng ngủ 2: 18m2, Phòng ngủ 3: 18m2, Phòng SHC: 13m2, Phòng ngủ 4: 14.5m2, WC3: 4.5m2, Ban công: 3.5m2, Wc2: 4.5m2.
Phòng bếp và ăn được tách biệt chứ không kết hợp thành 1 không gian như những mẫu nhà khác, dù tách riêng nhưng vách ngăn cũng chỉ là kệ tủ, cửa kính nên vẫn tạo không sự rộng rãi. Từ phòng ăn còn có một cửa phụ để đi ra bên ngoài giúp cho các thành viên của gia đình có thể đi lại ra bên ngoài thuận tiện mỗi khi nhà có khách.
Mẫu 7: Tìm hiểu vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống mái thái có 4 phòng ngủ
- Mẫu biệt thự: BT105019
- Chủ đầu tư: ông Phạm Văn Hòa
- Mặt tiền: 8m
- Chiều sâu: 15.5m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.5-1.6 tỷ đồng
Nằm ngay gần đường lớn nên bản vẽ biệt thự diện tích 8x15.5m ở Quảng Ninh được thiết kế 2 mặt tiền ấn tượng. Hình khối nhà đơn giản chủ yếu là hình vuông, chữ nhật được kết hợp với phần vòm mái cong cong làm không mềm mại, uyển chuyển. Phấn mái thái được thiết kế giật cấp ấn tượng, có màu xanh sẫm hợp với mệnh tuổi của gia chủ sẽ mang đến tài lộc cho gia đình.
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống diện tích 115m2 tại tầng 1
Công năng của tầng 2 có vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống hợp phong thủy
Mặt bằng nội thất của mẫu biệt thự của ông Hòa gồm có các phòng chức năng sau:
- Tầng 1: Sảnh chính 8m2, phòng khách 31m2, phòng bếp 10.8m2, phòng ăn 20m2, phòng ngủ 1 17.5m2, wc 1 5.8m2.
- Tầng 2: Sảnh tầng 7.6m2, phòng thờ 13.4m2, sân chơi 7.8m2, phòng giặt 6m2, phòng ngủ 2 13.6m2, phòng ngủ 3 10.8m2, wc 2 4.3m2, wc 3 4.1m2, phòng ngủ 4 16m2.
Khu bếp và ăn được thiết kế nằm ở cuối ngôi nhà theo chiều sâu, đảm bảo không khí các phòng khác như phòng khách, phòng ngủ cho ông bà luôn thoáng mát, không bị ám mùi thức ăn. Phòng bếp và phòng ăn được tách biệt nhau, ở phòng ăn có một cửa sổ lớn còn ở không gian bếp thì có cửa phụ để gia chủ di chuyển ra bên ngoài.
Mẫu 8: Tham khảo ý tưởng sắp xếp vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 10x25m
- Mẫu biệt thự: BT404128
- Chủ đầu tư: ông Vũ Hồng Khánh
- Mặt tiền: 10m
- Chiều sâu: 24m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.5-1.6 tỷ đồng
Màu sơn mặt tiền của thiết kế biệt thự 10x25m được quan tâm hơn cả, gam màu chủ đạo chiếm 60% là màu trắng, màu nâu đỏ của gỗ ở cửa, hệ mái thái là màu trung gian chiếm 30%, còn 10% tone màu sáng của gạch ốp chân tường. Nhờ cách bố trí màu sắc ấn tượng mang đến một không gian sống thanh thoát, trang hoàng, hơn nữa màu đỏ lại cực kỳ hợp với mệnh tuổi của gia chủ.
Nội thất tầng 1 có vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống hợp lý
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống tại tầng 2 nhà 140m2
Thông số diện tích chi tiết của từng phòng chức năng trong mẫu biệt thự tại Thái Bình:
- Tầng 1: Sảnh chính 7.5m2, phòng khách 24m2, phòng ăn 19m2, phòng ngủ 1 14m2, phòng bếp 12m2, bếp phụ 25m2, wc1 6m2, wc2 4m2.
- Tầng 2: Sảnh tầng 18m2, phòng thờ 13m2, ban công 4m2, phòng ngủ 2 14m2, phòng ngủ 3 11m2, phòng ngủ 4 12m2, ban công 7m2, wc 4.5m2.
Ngôi nhà là nơi tụ họp của gia đình, họ hàng, bạn bè vào mỗi dịp lễ tết nên không gian bếp được thiết kế rất cẩn thận, không gian bếp nấu chính, sử dụng thường xuyên của gia đình rộng 12m2. Nhưng phần bếp phụ lại lớn, lên đến 25m2 giúp cho gia chủ có thể lưu trữ một số đồ đạc nguyên liệu để nấu ăn, ngoài ra khi nhà có công việc thì mọi người cũng có không gian thoải mái để nấu nướng, chuẩn bị thức ăn và cả ăn uống.
Mẫu 9: Thích thú với vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống mặt tiền 7m
- Mẫu biệt thự: BT219108
- Chủ đầu tư: ông Hoàng Hữu Thắng
- Mặt tiền: 6.7m
- Chiều sâu: 17m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.3 tỷ đồng
Được xây dựng hoàn thiện cách đây đã 2 năm, tuy nhiên nhà 2 tầng mặt tiền 7m mái thái của ông Thắng ở Đông Anh vẫn là mẫu nhà đẹp, không bao giờ lỗi mốt. Vẻ đẹp trường tồn của ngôi nhà là nhờ thiết kế từ những hình khối vuông vắn mang đến nét khỏe khoắn, trẻ trung; hơn nữa, màu xanh của tầng mái thái giật cấp vô cùng đơn giản mà lại vô cùng hiện đại. Những mảng kính lớn được sử dụng tạo được hiệu ứng ánh sáng cho không gian sống, không quá chói chang mà vẫn luôn ấm áp.
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống diện tích 100m2 ở tầng 1
Thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 4 phòng ngủ trên tầng 2
Mặt bằng công năng chi tiết kèm diện tích gồm:
- Tầng 1: Sảnh chính 5.8m2, Phòng khách 13.6m2, Phòng bếp ăn: 15.3m2, Phòng thờ: 9.5m2, Phòng ngủ 1: 13.2m2, WC1: 5m2
- Tầng 2: Phòng SHC: 16m2, Phòng ngủ 2: 16m2, Phòng ngủ 3: 16m2, Phòng ngủ 4: 16.1m2 ( bao gồm WC trong 4m2), WC ngoài:6.5m2, Ban công phòng ngủ 2: 2.7m2, Ban công WC: 4.5m2
Diện tích nhà chỉ 100m2 nên KTS cũng cố gắng bố trí sao cho phù hợp nhu cầu của gia chủ là có 4 phòng ngủ. Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống nằm ở cuối nhà, liền kề với phòng ngủ nhưng đầu giường không sát với phòng bếp nên vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy. Phòng bếp ăn còn được thiết kế một cửa số lớn giúp không khí luôn thoáng đạt nhất có thể.
Mẫu 10: Ý tưởng thiết kế vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống diện tích 120m2
- Mẫu biệt thự: BT130088
- Chủ đầu tư: bà Nguyên Thị Thuần
- Mặt tiền: 6.5m
- Chiều sâu: 23m
- Kinh phí dự kiến: Khoảng 1.6-1.7 tỷ đồng
Dù chỉ có 2 tầng với thiết kế mái thái, nhà 1 hầm 1 trệt 1 lầu của bà Thuần mang đến sự cao ráo, thanh thoát mà khó tìm thấy ở mẫu biệt thự 2 tầng nào khác. Phần bậc tam cấp cũng ban công của toàn bộ ngôi nhà còn được thiết kế lan can bằng kính vừa đơn giản vừa hiện đại. Bên cạnh đó, còn có thiết kế lam chắn nắng bằng gỗ ở đầu hồi nhà làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Sắp xếp vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống mái thái tại tầng 1
Vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống 120m2 ở tầng 2
Các phòng chức năng trong mẫu biệt thự ở Gia Lai cụ thể gồm:
- Tầng trệt: Sảnh chính 7m2, Sảnh tầng 5m2, Sảnh phụ: 4.5m2, Phòng khách 23m2, Phòng ngủ bố mẹ: 23m2, Phòng bếp ăn 24m2, WC2: 3m2, WC3: 5m2.
- Tầng lầu: Sảnh tầng 5m2, Phòng làm việc: 25m2, Phòng ngủ khách: 11m2, Ban công 4.5m2, Ban công 7m2, Sân phơi: 11m2, Wc4: 3m2, WC5: 5m2, Phòng ngủ con: 23m2
Phòng bếp ăn được bố trí tại tầng 1, gần với sảnh phụ để thuận tiện cho gia đình trong quá trình sử dụng mà lại luôn thông thoáng nhất. Thẳng lên tầng 2 thì vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống được bố trí sân phơi nên đảm bảo hợp phong thủy nhất cho không gian sống, mang lại tài lộc, điềm tốt cho gia đình.
Hy vọng với 10 mẫu trên đây bạn sẽ có được những thông tin bổ ích cùng một cái nhìn cụ thể về vị trí đặt bếp cho nhà 2 tầng dạng ống. Nếu bạn đang mong muốn thiết kế một không gian sống hợp phong thủy không chỉ ở phòng bếp mà còn cả ngôi nhà, liên hệ với Angcovat qua hotline 0988 030 680 để được KTS tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết cách trát tường nên dùng xi măng pc30 hay pc40
Gửi yêu cầu tư vấn
Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com
Bình luận