Tìm hiểu về kiến trúc nhà thờ họ - Nét đẹp văn hóa tâm linh

Giá trị văn hóa, tinh thần gợi nhắc về cội nguồn luôn là những điều tự hào nhất đại diện cho phong tục tập quán của con người Việt Nam. Không gian kiến trúc nhà thờ họ, nhà thờ chi họ hay nhà thờ gia đình đều thể hiện được giá trị to lớn về nét đẹp tâm linh. Đây cũng là những không gian trang trọng, thiêng liêng để những người con, người cháu thể hiện sự biết ơn sâu sắc đến thế hệ đi trước. Tuy nhiên để thực sự sở hữu một không gian kiến trúc nhà thờ đầy ý nghĩa truyền thống, đẹp và khang trang thì không phải ai cũng làm được.

 

MỤC LỤC

 1   Kiến trúc nhà thờ họ là gì? Ý nghĩa của nhà thờ họ

 2   Phân loại kiến trúc nhà thờ họ

 3   Tiêu chuẩn về kiến trúc nhà thờ họ

 4   Tham khảo một số phương án thiết kế kiến trúc nhà thờ họ đẹp và khang trang

 

kiến trúc nhà thờ đẹp

Kiến trúc nhà thờ họ, các đặc trưng cơ bản đến tiêu chuẩn thiết kế

Bài viết phương án thiết kế kiến trúc nhà thờ - Nét đẹp văn hóa tâm linh sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cơ bản về kiến trúc nhà thờ, ý nghĩa, những tiêu chuẩn kiến trúc và 1 số phương án tham khảo. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu và chuẩn bị xây dựng nhà thờ họ thì đừng nên bỏ qua bất cứ thông tin nào nhé.

  •  
Một số mẫu biệt thự 2 tầng tân cổ điển sang trọng và tinh tế
  •  
Nhà 2 tầng diện tích 100m2 đẹp và tiện nghi
  •  
Biệt thự đẹp 3 tầng ở nông thôn

Kiến trúc nhà thờ họ là gì? Ý nghĩa của nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ (hay còn gọi là từ đường) là những công trình tín ngưỡng gần gũi với kiến trúc dân gian, là không gian dành riêng cho việc thờ cúng, lễ bái Tổ tiên đã khuất theo họ, chi họ. Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ gia phả gốc, văn tự cổ, bài vị tổ tiên và các vật dụng tâm linh có liên quan đến tổ tiên dòng họ. Không gian này mang tính chất thuộc quyền sở hữu cá nhân, do 1 dòng họ hoặc chi họ đứng lên xây dựng chứ không mang tính cộng đồng như 1 số công trình tín ngưỡng công cộng khác. Do đó những công trình này thường có cấu trúc đơn giản gần như cấu trúc của nhà ở dân gian Việt Nam, mang lại không gian vừa đủ chứ không rộng lớn hoặc phức tạp như các công trình đình chùa thường thấy.

Hiện nay thông số diện tích phổ biến nhất khi xây dựng 1 công trình nhà thờ họ dao động ở mức 60 – 80m2 tùy và nhu cầu và điều kiện của dòng họ. Kiến trúc nhà thờ họ truyền thống thường được xây dựng 3 gian hoặc 5 gian đều là số lẻ theo thuyết ngũ hành – tam tài. Phương án làm mái có thể là nhà 1 tầng 2 mái, 4 mái hoặc 2 tầng 8 mái.

Ý nghĩa của kiến trúc nhà thờ họ

Tất cả những nghi thức tín ngưỡng diễn ra tại không gian kiến trúc nhà thờ họ từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của con người Việt Nam ta đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Những ngày được định sẵn cho việc thực hiện các nghi thức lễ bái ngoài việc để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến các vị Tổ tiên (ngày giỗ họ) cũng chính là dịp để con cháu trong dòng họ được gặp sỡ, sum vầy. Hơn 2000 dòng họ tại Việt Nam hiện nay có con cháu hầu như đã phân tán khắp nơi từ trong nước đến nước ngoài, phát triển theo muôn màu muôn vẻ. Chính vì thế mà nghi thức sinh hoạt, nghi thức tín ngưỡng tại không gian kiến trúc nhà thờ họ là cách để nhắc nhở, giáo dục con cháu luôn nhớ và tự hào về cội nguồn.

>>> Xem thêm: Biệt thự vườn 3 tầng chữ L đẹp

Nhớ về cội nguồn luôn là nét đẹp trong tâm hồn, trong văn hóa và mỗi chúng ta đều nên duy trì và kế thừa những giá trị đó. Có như vậy như vậy mới mong muốn giáo dục được những thế hệ tiếp theo luôn tự hào về cội nguồn, giữ vững được văn hóa và đi theo con đường đúng đắn. Mội gia đình là 1 nhân tố cấu thành của xã hội, những gia đình văn hóa sẽ giúp tạo nên 1 xã hội văn minh và lành mạnh. Chính vì thế mà tạo không gian giáo dục, định hướng trong các dòng họ qua không gian kiến trúc nhà thờ là vô cùng quan trọng.

 kiến trúc nhà thờ họ khang trang

Xây dựng nhà thờ họ là hành động khẳng định đạo lý uống nước nhớ nguồn và lòng thành kính, sự báo đáp Tổ tiên

Phân loại kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ đã được hình thành từ rất lâu và cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nổi bật nhất là phân loại theo yếu tố thời gian hoặc theo kiến trúc tổng thể.

Phân loại theo thời gian

Cách phân loại này khá chung chung, dựa vào thời gian mới hay đã lâu để xác định kiến trúc nhà thờ.

  • Kiến trúc nhà thờ họ có niên đại sớm: Đây là những công trình nhà thờ họ được xây dựng từ lâu và hiện tại kiến trúc nhà thờ họ có niên đại sớm nhất còn tồn tại ở đồng bằng Bắc bộ là từ cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỷ XVIII (dựa theo kết quả điều tra của Viện Bảo tồn di tích – 2009). Những nhà thờ thời xưa có yêu cầu về vật liệu đơn giản hơn hiện nay, các cấu kiện khung gỗ nhỏ hơn và có thể dùng nhiều vật liệu có độ bền vững thấp.
  • Kiến trúc nhà thờ được xây dựng mới: Đa số những nhà thờ hiện nay đã được cải tạo, làm mới và xây mới với những vật tư hiện đại và yêu cầu kỹ thuật, chất lượng hơn. Nhà thờ họ ngày nay hầu hết xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ do thi công dễ hơn, giá rẻ hơn so với gỗ và cũng rất bền vững, khang trang. Không gian kiến trúc nhà thờ thường rộng hơn so với trước và khoảng 60-80m2 tùy nguồn lực tài chính của dòng họ.

Phân loại theo kiến trúc nhà thờ tổng thể

  • Kiến trúc nhà thờ họ phổ biến nhất là ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang, 1 tầng 2 mái trước và sau kiểu thu hồi bít dốc. Công trình này có kiến trúc tương tự những ngôi nhà truyền thống 2 mái thời xưa. Quy mô công trình 1 gian, 3 gian hay 5 gian tùy thuộc nhu cầu.

 kiến trúc nhà thờ chứ Nhất

Kiến trúc nhà thờ chữ Nhất nhỏ gọn và khang trang

  • Kiến trúc nhà thờ họ chữ Nhị là kiểu ít phổ biến hơn với thiết kế 2 gian song song, gian ngoài là nơi tiếp khách và gian trong là nơi thờ cúng.
  • Kiến trúc nhà thờ họ kiểu 1 tầng 4 mái, 2 tầng 8 mái. Những dòng họ có điều kiện đầu tư nhiều thì có thể lựa chọn kiểu nhà thờ lớn và có phần độ sộ hơn với 4 mái hoặc 8 mái. Nhà 4 mái sẽ có 1 lớp mái với 4 mặt, nhà 8 mái sẽ có 2 lớp 4 mái xếp chồng lên nhau.

 kiến trúc nhà thờ 2 tầng 8 mái

Kiến trúc nhà thờ họ với 2 tầng 8 mái tương đối hoành tráng và đồ sộ

  • Kiến trúc nhà thờ họ mặt bằng chữ Công (工): Với quy mô lớn hơn, kiến trúc nhà thờ chữ Công có nhà chính diện và nhà bái đường song song nhau, được nối với nhau bằng 1 ngôi nhà gọi là thiêu hương, nơi làm lễ.
  • Kiến trúc nhà thờ họ chữ Quốc bao gồm 4 khối: 1 khối cổng tam quan, nhà thờ ở giữa và 2 khối dải vũ 2 bên tạo thành chữ Quốc. Sân được thiết kế ngay lối vào trước.
  • Kiến trúc nhà thờ mặt bằng chữ Đinh: Nhà thờ chữ Đinh thiết kế giống như kiến trúc chùa chữ Đinh, có nhà chính điện - thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật và được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.
  • Kiến trúc nhà thờ có hậu cung: có gian thờ phụng riêng và có một phần diện tích nhỏ đằng sau nhà thờ để có thể thuận tiện trong việc sắp xếp đồ dùng, dụng cụ.

 kiến trúc nhà thờ có hậu cung

Kiến trúc nhà thờ có hậu cung rộng rãi và thuận tiện cho việc chuẩn bị các nghi thức lễ bái

Ngoài những sự phân loại trên chắc hẳn vẫn chưa thể đủ hết và có những trường hợp kiến trúc nhà thờ đặc biệt hơn, tuy nhiên con số đó là rất nhỏ và ít phổ biến. Cũng có những trường hợp kết hợp làm nhà ở và nhà thờ trên cùng khu đất để thuận tiện cho các hoạt động sinh hoạt của dòng họ cũng như việc quét dọn vệ sinh.

Tiêu chuẩn về kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là công trình đơn giản và có hơi hướng giống với nhà ở dân gian Việt Nam, tuy nhiên đây là không gian chuyên dụng trong tín ngưỡng thờ cúng lễ bái Tổ tiên nên vẫn tồn tại nhưng tiêu chuẩn riêng. Để nhà thờ của dòng họ được tối ưu chuẩn công trình mang giá trị truyền thống và tâm linh thì gia chủ nên hiểu rõ về kiến trúc nhà thờ. Có một số đặc điểm, tiêu chuẩn kiến trúc & công năng cần chú ý tới như sau:

Khu đất xây dựng

Khi thiết kế kiến trúc nhà thờ, địa điểm khu đất thường được tách riêng khỏi nhà ở, có thể nằm trên khu đất riêng biệt hoặc trên khu đất thuộc khuôn viên của trưởng họ. Tùy thuộc vào điều kiện mà những thiết kế và kiểu kiến trúc sẽ được thực hiện linh hoạt sao cho mang đến không gian trang trọng, đẹp và hợp nhu cầu, phong thủy.

Theo quan niệm dân gian, một khu đất đẹp để xây nhà thờ được coi là lưng đất có thế tựa, tức là phía sau cao hơn phía trước và nền đất trái phải cao hơn nền đất phải, mặt trước thoáng đãng và có dòng thủy lưu chạy từ phải sang trái. Hướng được cho là tốt khi bố trí kiến trúc nhà thờ là hướng Nam, đây là hướng lành và luôn gắn liền với điều thiện. Hướng Nam cũng là hướng giúp mang lại sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, có thể nói đây là hướng tốt cho cả 4 mùa của tự nhiên. Khi thiết kế kiến trúc nhà thờ cũng cần dựa vào nhiều yếu tố khác để xem xét phong thủy phù hợp như tuổi của trưởng họ, thế đất nếu không được hoàn hảo như mong muốn thì có thể bố trí thêm hòn non bộ, ao hồ nhân tạo để đẹp và hợp lý hơn.

Quy mô kiến trúc nhà thờ họ

Không có quy chuẩn nào về quy mô khi thiết kế kiến trúc nhà thờ họ, xây dựng lớn hay nhỏ, đơn giản hay đồ sộ cầu kỳ là do nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi dòng họ. Có thể xây dựng theo những phân loại kiến trúc nhà thờ như đã nói ở trên. Diện tích phổ biến nhất khi thiết kế kiến trúc nhà thờ là 60 – 80m2, kích thước gian giữa khoảng 5.5m, gian bên 2.7m, khẩu độ 4.5m, số diện tích còn lại sẽ dành cho sân vườn (cuốn thư, tiểu cảnh, gác chuông…) hoặc làm thêm phần hậu cung để thuận tiện cho để đồ đạc và chuẩn bị lễ bái.

Kiến trúc nhà thờ

Kiểu kiến trúc nhà thờ phổ biến nhất là nhà chữ Nhất với 2 mái, ngoài ra cũng còn các loại 4 mái hoặc 8 mái với 3 – 5 gian. Đối với nhà 2 mái, triền phải phải thẳng, không làm cong tạo sự dứt khoát. Đối với 4 mái và 8 mái, góc mái cần làm cong hếch lên tạo sự thoát tục. Phần mái chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng của công trình kiến trúc nhà thờ.

Các bờ nóc trong kiến trúc nhà thờ có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm ở hai đầu bờ nóc, con so ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp hoặc lạc long thủy quái… Diềm mái thường được trang trí bởi các họa tiết vân mây uốn lượn mềm mại. Đây là một trong những tiêu chuẩn về kiến trúc khi thiết kế kiến trúc nhà thờ họ.

>>> Xem thêm: Biệt thự vườn 1 tầng mái bằng hiện đại

Hoa văn trang trí và chạm khắc

Hoa văn trang trí sử dụng trong kiến trúc nhà thờ được lựa chọn đơn giản hơn các công trình tín ngưỡng công cộng lớn khác. Trang trí kiến trúc nhà thờ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng mang tính trang trí (như hình hoa lá, kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng thuộc tiêu chuẩn trang trí nhà thờ như Mặt Nguyệt, Đại tự, Vân mây... Một số ít nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng vẫn trang trí hình rồng nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, cá hóa rồng…). Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử, đó là lý do vì sao trang trí kiến trúc nhà thờ không chạm Rồng 5 móng.

Các hoa văn trang trí kiến trúc nhà thờ không những có ở phần mái mà còn được chạm khắc lên các thanh quá giang, vì kèo chồng rường… rất mềm mại và tinh tế. Trong kiến trúc cổ Việt Nam, chạm trổ hoa văn trang trí là phần quan trọng và thể hiện tinh thần, nét đặc trưng trong từng loại công trình, nét văn hóa của từng vùng miền. Hiện nay, để giảm chi phí xây dựng thì đã có kiến trúc nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ, các phù điêu có thể được đúc sẵn bằng bê tông từ khuôn cao su non có thể được nghệ nhân đắp trực tiếp bằng tay.

Về công năng

Kiểu thiết kế kiến trúc nhà thờ họ phổ biến nhất là nhà 3 gian với công năng khác nhau. Gian thờ ở chính giữa và 2 gian hồi ở 2 bên.

 mặt bằng kiến trúc nhà thờ 3 gian

Hình ảnh mặt bằng công năng một công trình kiến trúc nhà thờ 3 gian

Gian thờ chính bố trí ở giữa: Đối với kiến trúc nhà thờ, gian thờ chính là nơi thờ cúng và lễ bái Tổ tiên của dòng họ. Bàn thờ tổ được chia thành 2 hoặc 3 cấp. Cấp 1 ở ngoài cùng là bàn Ô sa, thường cao 1.27m, án gian thờ hay sập thờ, bài trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, óng hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng... Cấp 2 là bàn án hành hoặc 1 chiếc kệ đặt trên bàn thờ chính, nơi đặt ngai thờ, bài vị tổ. Tiêu chuẩn bàn thờ án hành thường cao 1.47m và đặt ở vị trí trong cùng gian thờ chính cao nhất, ngai thờ hay khám thờ được đặt chính giữa.

>>> Bạn đọc quan tâm: Bộ sưu tập nhà 1 tầng mái ngói truyền thống đẹp và gần gũi với văn hóa Việt

Gian hồi bố trí ở hai bên: Thông thường, hai gian thờ bên phải và bên trái của nhà thờ họ sẽ lập một bàn thờ bà cô, ông mãnh và bàn thờ cho nhà chi trưởng hoặc một bàn thờ bà mẹ việt nam anh hùng. Bà cô ông mãnh là những người mất khi còn trẻ, chưa lập gia đình. Theo quan niệm tâm linh, bà cô ông mãnh rất linh thiêng cần được thờ cúng cẩn thận.

Thông thường với tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc nhà thờ họ 3 gian sẽ có thể thêm một nhà ngang phụ gần như vuông góc với nhà chính để làm nơi tiếp khách, nấu nướng hoặc sẽ có thêm một phòng ngủ. Nhà ngang này cũng thường là chia theo gian tương ứng với công năng. Nhà thờ họ còn là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng và ăn giỗ họ, mọi người gặp nhau sum vầy nên các công năng khác như nơi nấu ăn hoặc sân, bàn trà cũng cần được chú ý.

Tham khảo một số phương án thiết kế kiến trúc nhà thờ họ đẹp và khang trang

Mẫu số 1

kiến trúc nhà thờ và nhà ở

 Mẫu thiết kế kiến trúc nhà thờ kết hợp nhà ở nông thôn đẹp

Mẫu nhà BT717099 là thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở nông thôn đẹp và đơn giản, địa chỉ tại huyện Quỳnh phụ - tỉnh Thái Bình. Tổng diện tích công trình là 110m2 tương đối rộng lớn. Thiết kế này hài hòa với không gian yên bình ở những vùng quê và tạo sự thuận tiện trong các hoạt động sinh hoạt của họ. 

Mấu số 2

kiến trúc nhà thờ 3 gian

 Mẫu kiến trúc nhà thờ 3 gian truyền thống kết hợp không gian sinh hoạt

Mẫu số 3

kiến trúc nhà thờ 50m2

 Mẫu thiết kế kiến trúc nhà thờ họ nhỏ 2 mái diện tích 50m2

Mẫu thiết kế kiến trúc nhà thờ BT304119 trên khá đơn giản và nhỏ gọn. Làm tương tự các công trình nhà thờ họ phổ biến với hình dạng chữ Nhất, 1 tầng 2 mái. Dựa trên nhu cầu thực tế của chủ đầu tư, mẫu nhà thờ họ nhỏ diện tích 50m2 nhưng khang trang và vừa đủ để chứa đựng những vật dụng tâm linh thiêng liêng và tạo không gian thuận tiện khi tổ chức lễ bái Tổ tiên.

Mẫu số 4

kiến trúc nhà thờ 4 mái

 Kiến trúc nhà thờ 4 mái khang trang kết hợp nhà ở ngói đỏ truyền thống

Bố trí và thiết kế kiến trúc nhà thờ trên khuôn viên đất của nhà trưởng họ cũng là 1 thực tế khá phổ biến. Mẫu thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở truyền thống BT220129 là một ví dụ điển hình tại Móng Cái - Quảng Ninh. Quy mô toàn bộ công trình thực hiện trên khu đất 36x23m, bao gồm nhà thờ họ 1 tầng 4 mái khang trang và 1 nhà ở thông thường.

Mẫu số 5

kiến trúc nhà thờ hậu cung

 Phối cảnh kiến trúc nhà thờ có hậu cung trên khu đất bao gồm cả nhà ở diện tích 80m2

mặt bằng kiến trúc nhà thờ

 Mặt bằng công năng thiết kế kiến trúc nhà thờ có hậu cung diện tích 80m2

Mẫu cuối cùng là một thiết kế kiến trúc nhà thờ có hậu cung BT710079. Mẫu nhà thờ họ đẹp đơn giản có chủ đầu tư là anh Nguyễn Văn Hòa ở Hưng Hà - Thái Bình và có diện tích 80m2 tương đổi rộng rãi. Nhà 1 tầng 2 mái được làm khá đơn giản và được xây theo kiểu tường thu hồi bít đốc. Hệ thống kèo, rui, mè của mẫu nhà thờ họ đẹp đơn giản này được sử dụng gỗ xoan đào gần gũi và thân thuộc với những công trình truyền thống. 

>>> Xem thêm: Thông tin không thể bỏ lỡ khi nhắc đến kiểu nhà 1 phòng ngủ

Nếu có thắc mắc chưa được giải đáp liên quan đến các vấn đề xoay quanh kiến trúc nhà thờ, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận hoặc gọi đến Kiến trúc Angcovat để được giải đáp nhé. Hotline: 0988 030 680

 

 

 

 

Pin It

Gửi yêu cầu tư vấn

Khách hàng vui lòng gọi điện vào hotline, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment yêu cầu tư vấn dưới mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời yêu cầu tư vấn khách hàng trong 8h làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ANG
Trụ sở: 211 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng: Số 137 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội.
Hotline: 0988030680 - Tel: 02466622256 - Email: angcovat.vn@gmail.com

Bình luận